
-
FIR quay lại đường đua lợi nhuận, mạnh tay giảm dư nợ hơn 200 tỷ đồng
-
Đổi mới quản lý hải quan qua phát triển quan hệ đối tác với doanh nghiệp
-
Cục Hải quan và Hải quan Mỹ hợp tác ngăn chặn gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp
-
Định vị vị thế mới cho ngành đóng tàu Việt Nam
-
Dệt may tìm cơ hội dưới áp lực chính sách thuế của Mỹ -
Cấp C/O cho doanh nghiệp xuất khẩu: Chỉ còn một cơ quan duy nhất
![]() |
Các cửa hàng kinh doanh trên tuyến phố Ngô Gia Tự, phường Tiền An (thành Phố Bắc Ninh) tạm thời đóng cửa phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19. |
Các tuyến phố trên địa bàn thành phố Bắc Ninh như: Ngô Gia Tự, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Cao, Nguyễn Gia Thiều... vốn sầm uất, nay trở nên thưa vắng người; nhiều cửa hàng thời trang, ẩm thực trước đây lúc nào cũng tấp nập khách ra vào, giờ cửa đóng then cài. Hoạt động kinh doanh tạm thời bị ngưng trệ, doanh thu sụt giảm, chi phí phát sinh vẫn phải gánh chịu khiến nhiều hộ kinh doanh gặp nhiều khó khăn.
Chị Phạm Thị Thu Hiền, quê Quảng Ninh, tạm trú phường Ninh Xá cho biết: “Tôi thuê mặt bằng ở đường Nguyễn Gia Thiều để kinh doanh quần áo thời trang được hơn 1 năm nay, song ảnh hưởng của dịch COVID-19 từ năm 2020 đến nay khiến cửa hàng gặp nhiều khó khăn, tiền thuê mặt bằng hàng tháng mất 12 triệu đồng cộng với chi phí điện, nước mất khoảng 3 triệu đồng. Hơn 1 tháng nay, cửa hàng phải đóng cửa để thực hiện công tác phòng, chống dịch, lợi nhuận không có, tiền thuê nhà vẫn phải trả. Có thể tôi phải nhượng lại cửa hàng để tìm địa điểm khác chi phí thuê rẻ hơn, chờ hết dịch tiếp tục hoạt động kinh doanh.....”.


Việc tạm thời đóng cửa trong hơn 1 tháng qua để phòng, chống dịch khiến chuỗi nhà hàng ăn, uống của anh Lê Bình Dương, phường Kinh Bắc không có doanh thu. Mặc dù, nhà hàng có nhận ship đồ ăn đến tận nhà cho khách để duy trì thu nhập nhưng vẫn không đủ để bù chi phí thuê mặt bằng, tiền hỗ trợ thuê trọ cho gần 20 nhân viên. Anh Lê Bình Dương, chủ nhà hàng Gà Mộc và Riêu Việt chia sẻ: “Khi dịch COVID-19 chưa bùng phát, nhà hàng rất đông khách, doanh thu mỗi tháng của 2 cửa hàng đạt hàng trăm triệu đồng, giải quyết việc làm thường xuyên cho 60 lao động với mức lương bình quân 6 triệu đồng/ người/ tháng.
Song từ đầu năm 2021 đến nay, trải qua 2 đợt dịch COVID- 19 khiến hoạt động kinh doanh ảnh hưởng nặng nề. Hiện tại, cửa hàng vẫn nhận ship đồ cho khách mang về, song lượng khách đặt không nhiều, doanh thu sụt giảm hơn 90%, trong khi chi phí thuê mặt bằng 2 cửa hàng mỗi tháng gần 100 triệu đồng cộng với chi phí điện nước và tiền ăn, ở cho nhân viên. Nhà nước, chính quyền sở tại nên có những chính sách hỗ trợ kịp thời cho các hộ kinh doanh bị thiệt hại nặng nề do ảnh hưởng của dịch COVID-19 ”.
Còn anh Nguyễn Văn Đức, thuê nhà trên phố Ngô Gia Tự để kinh doanh, sửa chữa điện thoại cho biết: “Tôi thuê mặt bằng ở đây được 5 năm, do vị trí thuận lợi nằm trên Quốc lộ 1A người qua lại đông đúc, việc kinh doanh khá thuận lợi. Song từ năm 2020 đến nay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 việc kinh doanh bị giảm sút tương đối. Hơn tháng nay tôi phải đóng của hàng, doanh thu không có nên chủ nhà cho lùi thời hạn đến cuối năm 2021 mới phải trả và không tăng tiền thuê nhà như thỏa thuận trong hợp đồng đã ký. Năm 2020, chủ nhà đã hỗ trợ 1 tháng thuê nhà, trị giá gần 20 triệu đồng do ảnh hưởng của dịch COVID-19”.
Trước tác động tiêu cực của dịch bệnh, thấy được những áp lực của các cơ sở kinh doanh, nhiều chủ mặt bằng cho thuê trên địa bàn thành phố Bắc Ninh đã miễn, giảm tiền thuê nhà, mặt bằng hoặc giãn tiến độ trả tiền. Sự sẻ chia, giúp đỡ dù mang tính tạm thời, nhưng phần nào giúp các cơ sở kinh doanh giảm bớt gánh nặng trong điều kiện thu nhập giảm sút, trụ được qua thời gian khó khăn và an tâm trong việc phòng, chống dịch bệnh.
Bà Nguyễn Thị Thủy, chủ mặt bằng kinh doanh của một số cửa hàng ăn trên địa bàn phường Vũ Ninh quyết định miễn 1 tháng tiền nhà và cho nợ tiền thuê với các hộ chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Bà Thủy chia sẻ: “Dịch COVID-19 tái diễn khiến việc duy trì hoạt động kinh doanh, buôn bán của nhiều hộ gặp khó, tùy vào tình hình thực tế, tôi sẽ cân nhắc giảm thêm cho các hộ thuê. Dù đang chịu lãi suất ngân hàng với khoản vay để mua mặt bằng, dựng ki ốt cho thuê trước đó, song việc hỗ trợ , giúp đỡ nhau trong bối cảnh hiện nay là việc nên làm và ưu tiên hàng đầu...”.
Trong khi nhiều cơ sở kinh doanh đạt được thỏa thuận miễn, giảm và lùi thời gian nộp phí thuê mặt bằng thì cũng có những cơ sở dù đã ngỏ lời nhưng vẫn không nhận được sự hỗ trợ, chia sẻ của chủ cho thuê. Chính vì vậy, các cơ sở kinh doanh cần chủ động thích nghi, đưa ra giải pháp hữu hiệu để vượt qua giai đoạn khó khăn. Cùng với đó, các hộ kinh doanh hiện nay, nhất là những hộ phải đi thuê mặt bằng tại những địa bàn phải giãn cách xã hội, hay phong tỏa rất mong các cấp, ngành liên quan sớm xây dựng chính sách hỗ trợ thiết thực, kịp thời.

-
Cục Hải quan và Hải quan Mỹ hợp tác ngăn chặn gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp -
Định vị vị thế mới cho ngành đóng tàu Việt Nam -
Dệt may tìm cơ hội dưới áp lực chính sách thuế của Mỹ -
Cấp C/O cho doanh nghiệp xuất khẩu: Chỉ còn một cơ quan duy nhất -
TONMAT Group năm thứ 3 liên tiếp giữ vững vị thế Top 5 Công ty vật liệu xây dựng uy tín Việt Nam -
KCP Việt Nam sẽ tăng vốn đầu tư vào Phú Yên -
Chính phủ cho phép Vietnam Airlines phát hành thêm cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế