
-
Đà Nẵng tổ chức hội thảo, kêu gọi đầu tư vào lĩnh AI
-
Bộ Tài chính đề xuất chính sách vượt trội hỗ trợ học viên ngành STEM
-
Quỹ đầu tư ươm tạo các startup ứng dụng blockchain
-
Rà soát bán thuốc chữa bệnh, sữa, thực phẩm chức năng online
-
Thu hút hiệu quả dòng vốn đầu tư cho các lĩnh vực công nghệ, đổi mới sáng tạo -
Việt Nam hưởng ứng Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới năm 2025
Thế giới và khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang chứng kiến những biến động sâu sắc với các thách thức và cơ hội đan xen. Các vấn đề mang tính toàn cầu, toàn dân, toàn diện diễn biến nhanh hơn, phức tạp hơn, khó lường hơn trước. Thế giới ngày nay đang đứng trước các xu thế: phân cực hóa về chính trị; già hóa về dân số; cạn kiệt về tài nguyên; đa dạng hóa về thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng; xanh hóa về sản xuất kinh doanh và dịch vụ; số hóa mọi hoạt động của con người.
“Bối cảnh đó đặt ra nhiều bài toán khó, nhưng cũng mở ra những cơ hội hiếm có để ASEAN khẳng định vị thế và bứt phá vươn lên”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh điều này tại Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025, diễn ra mới đây.
Vì vậy, theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, cần xây dựng một ASEAN tự cường về kinh tế thông qua đổi mới các động lực tăng trưởng truyền thống, đồng thời thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, nhất là về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. “ASEAN cần đi đầu trong đẩy mạnh chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo; phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, năng lượng tái tạo; kết nối sâu với chuỗi cung ứng toàn cầu để trở thành trung tâm sản xuất chiến lược của thế giới”, Thủ tướng nói.
Chia sẻ tại Diễn đàn, GS. Simon Tay, Chủ tịch Viện Nghiên cứu quốc tế Singapore đồng tình cho rằng, ASEAN cần thúc đẩy công nghệ số, phát triển mạng lưới điện ASEAN, thu hút đầu tư vào khu vực. Ngoài ra, ASEAN cũng cần tập trung vào “các biện pháp cùng thắng”.
Theo Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim, Malaysia đã đi trước 20 năm trong lĩnh vực chip bán dẫn với nguồn đầu tư rất lớn đến từ nhiều quốc gia như Đức, Mỹ, Trung Quốc... Theo ông, các nước trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Việt Nam... đều có chương trình nghị sự thúc đẩy chip bán dẫn vì sự thịnh vượng của 700 triệu dân ở ASEAN, với tinh thần không để ai bị bỏ lại phía sau.
Thủ tướng Anwar Ibrahim cho biết, cả Việt Nam, Malaysia và Indonesia đều ủng hộ hợp tác trong ngành công nghiệp bán dẫn, bởi mỗi nước đều có thế mạnh riêng. “Malaysia cũng sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực này, thể hiện tinh thần gắn kết và cùng phát triển”, Thủ tướng Anwar Ibrahim khẳng định.
Ngoài ra, theo ông Anwar Ibrahim, khi thúc đẩy ngành công nghiệp chip bán dẫn, ASEAN cần tăng cường hợp tác đa phương và song phương, đồng thời chú trọng hơn nữa vào đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển. Có thể nói, đây là một lĩnh vực có ý nghĩa chiến lược, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các quốc gia trong khu vực.
Với dân số hơn 700 triệu người và vị trí địa chiến lược, ASEAN đang có nhiều tiềm năng và lợi thế để tận dụng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Để phát triển bền vững hơn nữa, các quốc gia trong khu vực cần tăng cường hợp tác toàn diện, thắt chặt mối quan hệ để cùng nhau tiến xa hơn. “Chỉ khi đoàn kết, ASEAN mới có thể phát huy tối đa sức mạnh của mình, đồng thời, hòa bình sẽ tiếp tục là nền tảng vững chắc cho sự phát triển của khu vực trong thời gian tới”, Thủ tướng Malaysia khẳng định.
Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon cho biết, New Zealand có tiềm năng, thế mạnh và mong muốn, sẵn sàng hợp tác với các nước, doanh nghiệp ASEAN về trí tuệ nhân tạo, công nghiệp vũ trụ, nông nghiệp, năng lượng sạch, chống biến đổi khí hậu…
Chứng kiến sự phát triển vượt bậc trong lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam, Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam Iain Frew chia sẻ, là quốc gia có lịch sử phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, tài chính, Vương quốc Anh sẵn sàng hợp tác, chia sẻ với các nước ASEAN trong lĩnh vực này.
Theo ông Alejandro Osorio, Giám đốc điều hành Grab Việt Nam cho rằng, để khai thác toàn bộ tiềm năng công nghệ số của ASEAN, cần tập trung vào ba lĩnh vực quan trọng là khai thác các công nghệ mới, tham vấn trong xây dựng chính sách, thúc đẩy quan hệ đối tác công tư để thúc đẩy đổi mới có trách nhiệm trong khi vẫn bảo đảm an ninh mạng và cạnh tranh công bằng.

-
Thủ tướng phát động phong trào "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số" -
Việt Nam thành điểm nóng đầu tư đổi mới sáng tạo -
Quỹ đầu tư ươm tạo các startup ứng dụng blockchain -
Viettel Post nhắm đích doanh thu hơn 21.000 tỷ đồng -
Vĩnh Phúc đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ trong thời đại số -
Rà soát bán thuốc chữa bệnh, sữa, thực phẩm chức năng online -
Thu hút hiệu quả dòng vốn đầu tư cho các lĩnh vực công nghệ, đổi mới sáng tạo
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế