
-
Đà Nẵng tổ chức Chương trình nghệ thuật, trình diễn pháo hoa đặc sắc
-
Nhiều lãnh đạo tỉnh, sở, ngành của Bình Định xin nghỉ hưu trước tuổi
-
Hơn 7,7 tỷ đồng tổ chức xe đưa rước cán bộ, công chức, viên chức đi làm ở TP.HCM
-
Thành phố Huế công bố sắp xếp các đơn vị hành chính, chính quyền địa phương 2 cấp
-
Nghệ An công bố tổ chức sắp xếp các đơn vị hành chính -
Bổ nhiệm Chánh án, Phó chánh án Tòa án Nhân dân 12 khu vực tại Hà Nội
Đây có lẽ cũng là những yếu tố góp phần dẫn tới tình trạng nhiều mặt hàng nông sản, chủ yếu là trái cây ùn ứ tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) thời gian vừa qua.
Xuất khẩu sang thị trường lớn, song thường thì một xe chở dưa hấu khi sang đến Pò Chài sẽ được thương lái Trung Quốc đến xem, mặc cả, lựa quả tốt thì lấy, quả thối thì vứt lại... Cách mua bán bấp bênh như thế, với nhiều yếu tố rủi ro như thế, nên thời điểm trái cây chín rộ, lượng hàng đưa lên dồn dập, năng lực thông quan tại cửa khẩu không đáp ứng nổi, gây hiện tượng ùn tắc. Và rồi người dân Lạng Sơn lại ngậm ngùi chứng kiến những dòng xe xếp hàng dài trên đường vào cửa khẩu, đỗ tràn ra cả quốc lộ. Chuyện hò nhau giải cứu nông sản… đến hẹn lại lên.
![]() |
Cần phải thay đổi từ tư duy đến nhận thức trong xuất khẩu nông sản Việt Nam ra thế giới |
Cũng trong năm 2021, những trái chuối được trồng ở Campuchia và Lào xuất khẩu theo đường chính ngạch vào Trung Quốc của Công ty Thagrico đã mang lại kim ngạch xuất khẩu hơn 400 triệu USD cho doanh nghiệp này. Song không dễ để có được kết quả trên.
Khác với cách trồng trên các diện tích tận dụng/tận thu hay ở quy mô nhỏ, những trái chuối và hoa quả của Thagrico được trồng tại Campuchia, Lào đều trên diện tích lớn, từ 20.000 đến 30.000 ha. Công đoạn sản xuất, từ chọn giống, chăm sóc, cấp nước, thu hoạch… đến vận chuyển tới nơi tiêu thụ đều tuân theo các quy trình rõ ràng, bài bản và chuyên nghiệp.
Cũng khác với cách bán hàng kiểu “chợ huyện”, ngay khi thu hoạch tại Campuchia, những trái chuối của Thagrico được kiểm dịch tại chỗ bởi chính doanh nghiệp Trung Quốc đang hoạt động tại đó. Tiếp đến, những container hoa quả đã niêm phong này sẽ lên đường tới nơi tiêu thụ và không phải chịu kiểm dịch lại.
Còn với những trái chuối trồng tại Lào, dù không được kiểm dịch trước khi đóng gói tại nơi thu hoạch, nhưng với quy trình chuẩn, sản phẩm này đã không quá khó trong đáp ứng yêu cầu kiểm dịch và đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định của nước sở tại khi nhập khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc.
Quay trở lại với xuất khẩu trái cây từ Việt Nam, tới nay, phía Trung Quốc mới chính thức cho phép nhập khẩu 9 loại trái cây của Việt Nam là xoài, mít, thanh long, chuối, chôm chôm, vải, nhãn, dưa hấu, măng cụt. Điều đó cũng có nghĩa, các loại trái cây, nông sản khác chưa đáp ứng được tiêu chuẩn nhập vào thị trường này theo đường chính ngạch.
Ở đây, cần thấy rằng, Trung Quốc và Việt Nam mãi mãi là láng giềng cũng đồng nghĩa, Việt Nam có lợi thế nhất định về khoảng cách so với các nước khác khi tiếp cận thị trường đông dân nhất thế giới. Trong khi nông sản từ Thái Lan, Philippines… phải vượt quãng đường xa hơn, nhưng vẫn vào được Trung Quốc theo đường chính ngạch, thì nông sản Việt Nam gặp khó cả chính ngạch lẫn tiểu ngạch. Như vậy, chỉ có thể trách người bán chưa hiểu thị trường, chưa hiểu người mua, chứ không thể biện hộ bằng “khả năng sản xuất của tôi chỉ có vậy, không biết làm cách nào”.
Cũng khác với đa phần nông sản Việt Nam được đưa lên các tỉnh biên giới phía Bắc bằng ô tô để xuất sang các tỉnh phía Tây của Trung Quốc, nông sản từ nước ngoài nhập vào Trung Quốc chủ yếu đi bằng đường biển và cập cảng ở phía Đông nước này. Tại các cảng quốc tế đó thường có một lượng lớn công ty thực hiện kiểm dịch an toàn thực phẩm, nên việc lưu chuyển hàng hóa nhanh hơn nhiều so với khu vực tiếp giáp Trung Quốc ở phía Bắc Việt Nam.
Thực trạng trên cho thấy, cần phải thay đổi từ tư duy đến nhận thức trong xuất khẩu nông sản Việt Nam ra thế giới, cũng như sang Trung Quốc bởi càng ngày, vấn đề an toàn thực phẩm, kiểm dịch và số hoá càng đóng vai trò quan trọng trong việc bán được hàng.
Nông dân giờ đây phải thay đổi quan niệm “cạnh tranh bằng giá rẻ”, sang nghĩ cách làm sao bán được sản phẩm đảm bảo yêu cầu về an toàn, kiểm dịch, tức là sản xuất theo quy trình tiêu chuẩn VietGap, Global Gap, với hàm lượng công nghệ, trí tuệ cao, cũng như được số hoá trong đó.
Về phía Nhà nước, cần đầu tư nhiều hơn cho phát triển hạ tầng cơ sở khâu logicstic lùi trong nội địa với hệ thống kho mát, kho lạnh bảo quản, sơ chế nông sản, đồng thời là địa điểm kiểm tra, thông quan hàng hóa. Hàng sau khi thông quan chỉ việc niêm phong, đưa lên cửa khẩu để xuất qua biên giới. Chủ động như vậy mới mong đến hẹn sẽ không phải chứng kiến cảnh ùn tắc, sẽ không phải kêu gọi “giải cứu nông sản”, bởi có cố gắng đến mấy, thì người dân trong nước cũng không thể tiêu thụ hết nông sản cần giải cứu trong thời gian ngắn.
Xuất khẩu nông sản cần có thêm giải pháp phát triển bền vững.

-
Đà Nẵng tổ chức Chương trình nghệ thuật, trình diễn pháo hoa đặc sắc
-
Nhiều lãnh đạo tỉnh, sở, ngành của Bình Định xin nghỉ hưu trước tuổi
-
Hơn 7,7 tỷ đồng tổ chức xe đưa rước cán bộ, công chức, viên chức đi làm ở TP.HCM
-
Thành phố Huế công bố sắp xếp các đơn vị hành chính, chính quyền địa phương 2 cấp
-
Nghệ An công bố tổ chức sắp xếp các đơn vị hành chính -
Bổ nhiệm Chánh án, Phó chánh án Tòa án Nhân dân 12 khu vực tại Hà Nội -
Hà Tĩnh công bố các quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính -
Phó Thủ tướng Mai Văn Chính yêu cầu tỉnh An Giang tập trung triển khai ba nhiệm vụ trọng tâm -
Công bố nhân sự lãnh đạo tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước -
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để người dân “sợ hay ngại” khi đến cơ quan công quyền -
Công bố nhân sự Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa sau sáp nhập
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới
-
LOTTE MART Việt Nam được vinh danh là doanh nghiệp xanh
-
Tôn Nam Kim - Khẳng định tầm nhìn phát triển bền vững và sáng tạo
-
Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Từ bên lề đến trung tâm chính sách