-
Hà Nội phê duyệt đề án tổng thể về quản lý hệ thống camera giám sát tập trung -
Tập đoàn công nghệ trụ cột “tiên phong mở đường - tự cường, tự chủ" -
Doanh nghiệp Việt cần sớm thay đổi công nghệ để thích nghi với thị trường -
Thúc tiến độ chuyển đổi số ngành logistics -
“Đầu tàu” trong đột phá phát triển khoa học công nghệ
Luật Thương mại điện tử đang được đề nghị xây dựng sẽ quy định chặt hơn với người tham gia bán hàng online. |
Bộ Công thương vừa đề nghị xây dựng Luật Thương mại điện tử, trong đó nhấn mạnh sự cần thiết tăng cường quản lý, giám sát, kiểm soát chủ thể tham gia giao dịch.
Theo Bộ Công thương, hiện nhiều nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) chưa định danh và xác thực điện tử đối với người bán, dẫn đến việc khó kiểm soát chính xác thông tin về người bán.
"Việc chưa có quy định chặt chẽ về việc xác minh và lưu trữ thông tin người bán làm cho công tác điều tra và xử lý vi phạm trong giao dịch TMĐT trở nên phức tạp. Các cơ quan chức năng khó truy vết kho hàng hoặc đối tượng bán hàng khi có vi phạm. Ngoài ra còn có rủi ro về gian lận và trốn thuế", Bộ Công thương thừa nhận.
Hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới phải xin cấp phép với Bộ Công thương và thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam hoặc chỉ định đại diện theo ủy quyền của mình là pháp nhân tại Việt Nam, có trách nhiệm xác thực người bán nước ngoài và bồi thường người mua khi có vi phạm trên nền tảng.
Hiện tại, nhiều nền tảng TMĐT chưa định danh và xác thực điện tử đối với người bán, dẫn đến việc khó kiểm soát chính xác thông tin về người bán, đặc biệt là với người bán ở nước ngoài hoặc người bán không tuân thủ quy định pháp luật.
Do đó, Bộ Công thương thừa nhận, kiểm soát người bán trên các nền tảng TMĐT vẫn đang là thách thức với cơ quan quản lý nhà nước.
Đặc biệt là mua sắm qua livestream (phát trực tiếp) với sự tham gia của những người nổi tiếng, có ảnh hưởng trên mạng xã hội (KOL, KOC), nhóm mặt hàng kinh doanh có điều kiện như rượu, mỹ phẩm, dược phẩm nhưng được tư vấn bởi người không có chuyên môn..
Bộ đánh giá livestream bán hàng hiện chưa có các quy định riêng về các chủ thể tham gia livestream (chủ tài khoản, người tham gia livestream), các trường thông tin tối thiểu phải cung cấp cho người xem, trình độ chuyên môn của người livestream, định danh chủ tài khoản và các vấn đề về kiểm soát thông tin trong quá trình livestream.
Đặc biệt, với người bán ở nước ngoài, Bộ Công thương cho biết, hiện chưa có cơ chế hiệu quả để quản lý và thu thuế từ các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ vào Việt Nam, dẫn đến thất thu ngân sách và khó khăn trong việc bảo vệ người tiêu dùng.
Ngoài ra, hàng hóa nhập khẩu qua kênh TMĐT khó kiểm soát về chất lượng, an toàn thực phẩm, gây nguy hại cho người tiêu dùng. Trong trường hợp các nền tảng này không tuân thủ pháp luật Việt Nam thì cũng chưa có cơ chế, cơ sở pháp lý để ngăn chặn hay yêu cầu các đơn vị cung cấp dịch vụ trung gian hỗ trợ TMĐT như logistics, thanh toán... ngưng hợp tác.
Cùng với đó, hiện tượng người bán nước ngoài bán trên các nền tảng số TMĐT chưa được xác thực dẫn tới việc khách hàng mua hàng mà không biết người bán là ai, được bảo vệ như nào… đồng thời nếu đổi trả hàng thì ai sẽ chịu trách nhiệm liên quan.
Cơ quan quản lý nhà nước cũng không nắm được một người bán hoạt động trên bao nhiêu nền tảng, dẫn tới khó khăn trong việc truy vết và xử lý vi phạm khi chưa có quy định chặt chẽ về việc xác minh và lưu trữ thông tin người bán.
Vì vậy, theo dự thảo tờ trình Luật Thương mại điện tử, đối với người bán trên nền tảng số trung gian thương mại điện tử phải thực hiện định danh theo quy định về định danh và xác thực điện tử trước khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ, cung cấp thông tin cho nền tảng trung gian về tên, địa chỉ, mã số định danh và mã số thuế thu nhập cá nhân.
Đối với hoạt động thương mại điện tử bán hàng phải có trách nhiệm cụ thể về chính sách, quy định, thông tin hàng hóa, dịch vụ và phân loại hàng hóa trong nước hay nước ngoài bán trên nền tảng.
Thương mại điện tử Việt Nam được các tổ chức nghiên cứu thị trường uy tín đánh giá cao, xếp thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á về quy mô năm 2024 và xếp thứ 5 trên thế giới về tốc độ tăng trưởng năm 2022.
Quy mô thị trường bán lẻ TMĐT B2C tăng trưởng nhanh chóng từ 2,97 tỷ USD năm 2014 đến 20,5 tỷ USD năm 2023, năm 2024 đạt 25 tỷ USD.
Thị trường thương mại điện tử là điểm đầu tư hấp dẫn cho nhiều nhà đầu tư nước ngoài, giúp người tiêu dùng Việt Nam trở thành người tiêu dùng toàn cầu, có thể tiếp cận với cả các sản phẩm đa dạng và phong phú cả trong nước và quốc tế.
-
Bán hàng online sẽ phải tuân thủ quy định mới -
“Đầu tàu” trong đột phá phát triển khoa học công nghệ -
One Mount đầu tư 200-500 triệu USD xây dựng mạng Blockchain Layer 1 của Việt Nam -
Nhà bán hàng thu 200 triệu - 1 tỷ đồng/tháng nhờ áp dụng đa kênh -
Chủ tịch Viettel đề xuất loạt hành động để triển khai hiệu quả Nghị quyết 57-NQ/TW -
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Nghị quyết 57-NQ/TW giải phóng sự sáng tạo -
Nghị quyết số 57-NQ/TW: Dữ liệu là “không khí và ánh sáng” của kỷ nguyên mới
- Tập đoàn YTL cam kết đầu tư dài hạn tại Việt Nam
- ELCOM (ELC) liên tiếp trúng thầu nhiều dự án trọng điểm với tổng giá trị hơn 300 tỷ đồng
- Xuân Quê hương 2025 - “Việt Nam vươn lên trong Kỷ nguyên mới”
- Nutifood mang xuân yêu thương đến nhiều hoàn cảnh khó khăn
- Giá dầu tăng cao tác động đến logistics toàn cầu: Tối ưu chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn
- Sacombank-SBL thay đổi địa chỉ chi nhánh Đà Nẵng