Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 27 tháng 11 năm 2024,
Ban hành kế hoạch thực hiện Hiệp định CPTPP
Uyên Hương (TTXVN/Vietnam+) - 08/03/2019 13:22
 
Các nhóm công việc chính sẽ được Bộ Công Thương tập trung thực hiện trong 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 năm 2019 và giai đoạn 2 từ năm 2020 - 2025, tầm nhìn đến năm 2035.
Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh tham dự buổi họp báo sau cuộc họp đầu tiên của Hội đồng CPTPP. (Ảnh: Thành Hữu/Vietnam+)
Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh tham dự buổi họp báo sau cuộc họp đầu tiên của Hội đồng CPTPP. (Ảnh: Thành Hữu/Vietnam+)

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại quyết định số 121/QĐ-TTg ngày 24 tháng 1 năm 2019 về Kế hoạch thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan, Bộ Công Thương đã ban hành quyết định số 456/QĐ-BCT về kế hoạch thực hiện Hiệp định CPTPP.

Quyết định này của Bộ Công Thương gồm 2 phần gồm: kế hoạch thực hiện Hiệp định CPTPP của Bộ Công Thương; trong đó, xác định rõ các mục tiêu, nhiệm vụ chính với các lộ trình thực hiện cụ thể và phụ lục các công việc cụ thể được phân công cho từng đơn vị trong Bộ Công Thương để triển khai kèm theo các yêu cầu chi tiết về kết quả và thời gian hoàn thành.

Các nhóm công việc chính sẽ được Bộ Công Thương tập trung thực hiện trong 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 năm 2019 và giai đoạn 2 từ năm 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2035.

Các nhóm công việc chính là khẩn trương xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thực thi Hiệp định CPTPP; trong đó, tập trung vào các lĩnh vực thuộc phạm vi phụ trách như quản lý xuất nhập khẩu, quy tắc xuất xứ, cạnh tranh…

Ngoài ra, Bộ đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến về Hiệp định CPTPP thông qua tất cả các hình thức khác nhau như: phát thanh, truyền hình, báo chí, hội nghị, hội thảo, ấn phẩm, internet ... nhằm đảm bảo việc cộng đồng doanh nghiệp hiểu rõ, hiểu đúng về các cam kết của Hiệp định CPTPP. Từ đó, tận dụng được tối đa những cơ hội và hạn chế tối thiểu các thách thức mà Hiệp định mang lại.

Mặt khác, các cơ quan chức năng khẩn trương xây dựng và triển khai các biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp thông qua các chương trình phát triển thị trường xuất khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp trong các vụ việc phòng vệ thương mại để bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp.

Cùng đó, Bộ điều phối và tham gia các hoạt động của Hội đồng CPTPP, các Ủy ban chuyên môn CPTPP và các công việc khác trong khuôn khổ Hiệp định CPTPP.

Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tập trung chỉ đạo và thực hiện quyết liệt Kế hoạch này nhằm góp phần hiện thực hóa các lợi ích mà Hiệp định CPTPP mang lại cho người dân và doanh nghiệp trên cả nước./.

Trình Quốc hội sửa đổi một số Luật để thực thi Hiệp định CPTPP
Theo kế hoạch, Luật sửa đổi một số luật để thực thi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ được hoàn...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư