Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Trình Quốc hội sửa đổi một số Luật để thực thi Hiệp định CPTPP
Thế Hải - 11/02/2019 10:16
 
Theo kế hoạch, Luật sửa đổi một số luật để thực thi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ được hoàn thành và trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 5/2019 theo quy trình, thủ tục rút gọn.
Các Luật được sửa đổi gồm có: Luật An toàn thực phẩm 2010; Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm 2010; và Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (đối với những cam kết phải thực hiện ngay khi Hiệp định có hiệu lực)
Các Luật được sửa đổi gồm có: Luật An toàn thực phẩm 2010; Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm 2010; và Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (đối với những cam kết phải thực hiện ngay khi Hiệp định có hiệu lực)

Đây là nhiệm vụ đã được Chính phủ xác định tại Kế hoạch thực hiện Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) ban hành cuối tháng 1/2019.

Luật sửa đổi một số luật để thực thi Hiệp định CPTPP sẽ được hoàn thành và trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 5/2019 theo quy trình, thủ tục rút gọn. Bộ Công Thương được Chính phủ giao chủ trì xây dựng các văn bản này.

Các Luật được sửa đổi gồm có: Luật An toàn thực phẩm 2010; Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm 2010; và Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (đối với những cam kết phải thực hiện ngay khi Hiệp định có hiệu lực).

Chính phủ cũng giao Bộ Công Thương làm đầu mối thông tin về Hiệp định CPTPP nói riêng và các hiệp định thương mại tự do (FTA) nói chung tại Bộ Công Thương để cung cấp thông tin, hướng dẫn và làm rõ các nội dung cam kết và các vấn đề có liên quan đến Hiệp định CPTPP và các FTA mà Việt Nam tham gia.

Cụ thể, Bộ Công Thương được giao xây dựng Cổng thông tin điện tử (kết nối trực tiếp với trang chủ của Bộ Công Thương) về tất cả các FTA mà Việt Nam đang tham gia (trong đó có Hiệp định CPTPP), các thông tin, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy định về quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của các đối tác FTA (FTA Portal).

Việc xây dựng Cổng thông tin điện tử này được tài trợ và hỗ trợ kỹ thuật bởi các đối tác CPTPP và các tổ chức quốc tế có quan tâm.

Hệ thống cảnh báo sớm trong lĩnh vực phòng vệ thương mại cũng cần được tăng cường sử dụng nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp xuất khẩu trước nguy cơ bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại.

Đồng thời, sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của hiệp định hoặc các cơ chế khác khi cần thiết nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp Việt Nam và nâng cao năng lực phòng vệ thương mại trong bối cảnh tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

Ngành công nghiệp sẽ được tập trung cơ cấu lại, tạo nền tảng cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo mô hình sản xuất tiên tiến, ứng dụng khoa học công nghệ, an toàn và thân thiện với môi trường.

Ngoài ra tại doanh nghiệp và các ngành sản xuất tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ và triển khai các biện pháp nhằm cải thiện, nâng cao năng suất lao động.

Cùng với đó, tăng cường các biện pháp, cơ chế khuyến khích, định hướng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kết nối với doanh nghiệp nội địa, góp phần vào việc hình thành và phát triển chuỗi cung ứng...

Bộ Công Thương cũng cho biết, dự kiến đầu tháng 3 tới, Bộ sẽ tổ chức họp báo chuyên đề về các nội dung liên quan đến kế hoạch thực thi hiệp định CPTPP của Chính phủ cũng như các hiệp định có liên quan.

Nhiều điểm mới về quy tắc xuất xứ hàng hóa trong CPTPP
Thông tư số 03/2019/TT-BCT ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Bộ Công Thương quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác và Toàn diện và...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư