-
Hà Nội: Một người dân bị chấn thương sọ não do mưa bão -
Hà Nội: Xử phạt 17 cơ sở hành nghề y, dược tư nhân -
TP.HCM: Áp dụng giải pháp trong đại dịch Covid-19 để phòng, chống dịch sởi -
Việt Nam ứng dụng gây tê ESP mổ tim hở đầu tiên trên thế giới -
Ngăn chặn tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ bảo hiểm y tế -
Phòng chống đậu mùa khỉ từ cửa khẩu, sân bay
Công ty TNHH Dược Hunmed (số 130 ngõ 32 tổ 6, phường Kiến Hưng, quận Hà Đông) bị xử phạt 50 triệu đồng do không nộp hồ sơ đề nghị đánh giá định kỳ việc duy trì đáp ứng thực hành tốt phân phối thuốc theo quy định của pháp luật.
Ảnh minh họa. |
Công ty TNHH dược phẩm Đức Phúc (số 10 N12 tổ 57A cụm 9 đường Nguyễn Hoàng Tôn, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ) bị xử phạt 45 triệu đồng kèm theo buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo không đúng trên website của công ty do đơn vị này thực hiện quảng cáo các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đặc biệt mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo theo quy định.
Chi nhánh Công ty cổ phần Dược phẩm Pharmacity tại Hà Nội (số 233-233A Đặng Tiến Đông, phường Trung Liệt, quận Đống Đa) bị xử phạt 30 triệu đồng do bán thuốc kê đơn khi không có đơn thuốc.
Không lưu giữ chứng từ, tài liệu liên quan đến lô thuốc trong thời gian phải lưu giữ theo quy định của pháp luật; không niêm yết giá bán buôn tại nơi bán thuốc của cơ sở kinh doanh dược, Công ty TNHH dược phẩm Sinh Phúc (số 7 ngõ 63 tổ 19, phố Kim Hoa, phường Phương Liên, quận Đống Đa) bị xử phạt vi phạm hành chính 19 triệu đồng.
5 công ty dược bị xử phạt mức 15 triệu đồng do không lưu giữ chứng từ, tài liệu liên quan đến lô thuốc trong thời gian phải lưu giữ theo quy định của pháp luật, đó là Công ty cổ phần dược phẩm Nibifa (số 18 Hồ Đắc Di, phường Quang Trung, quận Đống Đa), Công ty cổ phần dược phẩm Hòa Phát (số 35 ngõ 90 đường Khuất Duy Tiến, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân);
Công ty TNHH dược phẩm Phương Linh (số 28 ngõ 460 đường Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân), Công ty TNHH dược phẩm Bình Minh (số 20 TT10B, KĐT Văn Quán, phường Văn Quán, quận Hà Đông) và Công ty TNHH dược phẩm Tân Đại Cát (số 01 TT5A Tây Nam Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai).
Công ty cổ phần thương mại Famed (số 209 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa) và Công ty cổ phần dược phẩm Bạch Dương (BT8 lô 13, khu đô thị Văn Khê, phường La Khê, quận Hà Đông) cùng bị xử phạt mức 4 triệu đồng do lỗi không niêm yết giá bán buôn tại nơi bán thuốc của cơ sở kinh doanh dược.
Phòng khám chuyên khoa xét nghiệm trực thuộc Công ty cổ phần đầu tư Quốc tế Tâm An (lô S2, tầng 1, tòa nhà TTTM văn phòng và căn hộ cho thuê, số 125 phố Hoàng Ngân, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy) niêm yết không đầy đủ giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đã bị xử phạt 4 triệu đồng.
Phòng khám chuyên khoa xét nghiệm trực thuộc Công ty cổ phần Y Dược Phacogen (tầng G2, nhà B4 Kim Liên, đường Phạm Ngọc Thạch, phường Kim Liên, quận Đống Đa) bị xử phạt 8 triệu đồng do không báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp thay đổi người hành nghề theo quy định của pháp luật.
Phòng khám chuyên khoa da liễu trực thuộc Công ty TNHH YC Beauty Center (85 Bùi Thị Xuân, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng) bị phạt tiền 49 triệu đồng với các hành vi vi phạm như ghi tên các phòng trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không đúng với hồ sơ giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan có thẩm quyền cấp; quảng cáo dịch vụ đặc biệt mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo theo quy định.
Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, đến hết năm 2023, trên địa bàn thành phố có trên 4500 các loại hình phòng khám chuyên khoa và cơ sở dịch vụ y tế đã được Sở Y tế Hà Nội cấp phép hoạt động.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngoài công lập, loại hình cơ sở phòng khám chuyên khoa đã có những đóng góp đáng kể trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, làm đẹp cho người dân trên địa bàn cũng như góp phần vào việc giảm tải cho hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập.
Liên quan tới hoạt động thanh, kiểm tra các cơ sở y tế ngoài công lập, UBND TP.Hà Nội đã ban hành Chỉ thị số 02/CT-UBND về việc tăng cường quản lý hoạt động hành nghề y, dược ngoài công lập.
Thành phố đã thực hiện phân cấp công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động hành nghề y, dược ngoài công lập và giao UBND quận, huyện, thị xã thực hiện:
Tăng cường công tác quản lý nhà nước và chịu trách nhiệm toàn diện trước UBND thành phố về hoạt động hành nghề y, dược ngoài công lập trên địa bàn;
Có các biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý theo đặc thù từng địa bàn; kịp thời phát hiện ngăn chặn, xử lý nghiêm đối với các cơ sở dịch vụ y, dược ngoài công lập hoạt động không phép, sai phép; tiến hành thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh ngành nghề y, dược có sai phạm theo đúng quy định của pháp luật.
Huy động các phòng, ban, đơn vị, tổ chức chính trị, xã hội tham gia công tác quản lý hoạt động các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hành nghề y, dược;
Tăng cường thanh tra, kiểm tra, tập trung vào các ngành nghề kinh doanh như: phòng khám đa khoa, cơ sở thẩm mỹ (bao gồm các cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ và cơ sở dịch vụ thẩm mỹ, các cơ sở dịch vụ làm đẹp), phòng khám có yếu tố nước ngoài, phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt, phòng xét nghiệm, cơ sở kinh doanh dược...
Rà soát các hoạt động quảng cáo khám bệnh, chữa bệnh, trang thiết bị y tế, trang thiết bị chẩn đoán và điều trị, quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng, dược liệu… Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, báo cáo UBND Thành phố theo quy định.
Chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ sở hành nghề trên địa bàn theo quy định. Tuyệt đối không để tình trạng cơ sở hành nghề y, dược không phép hoạt động.
Công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của quận, huyện, thị xã và các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương về các tổ chức, cá nhân có vi phạm quy định pháp luật về hành nghề y dược ngoài công lập để người dân theo dõi, giám sát; nâng cao hiểu biết và ý thức lựa chọn dịch vụ y tế của người dân.
Trước khi quyết định sử dụng dịch vụ y tế tại các cơ sở thì người dân cần phải tìm hiểu kỹ các thông tin để đảm bảo không sử dụng dịch vụ y tế tại cơ sở không phép.
Nếu phát hiện cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không phép, cần thông báo ngay tới cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn để kịp thời kiểm tra, xử lý theo quy định.
-
Nhiễm độc gan nặng vì sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc -
Việt Nam ứng dụng gây tê ESP mổ tim hở đầu tiên trên thế giới -
Bảo đảm nước sạch, vệ sinh môi trường trong mùa mưa lũ -
Ngăn chặn tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ bảo hiểm y tế -
Sẵn sàng công tác trực cấp cứu, khám chữa bệnh trong mưa bão -
Tin mới y tế ngày 6/9: Cảnh báo về thuốc Cefuroxim 500mg và Cefixim 200mg giả -
Bệnh nhân mắc lao cần chú ý biến chứng gì?
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 7/9 -
2 Đề xuất quy hoạch sân bay Phú Quốc có công suất lên tới 18 triệu hành khách/năm -
3 Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng: Chính phủ đã đồng ý nâng mức giảm lãi suất cho vay với người mua nhà -
4 Bộ Công thương lý giải việc điều chỉnh Quy hoạch Điện VIII -
5 Hơn 1 triệu tỷ đồng chờ bơm ra nền kinh tế: Kích tiêu dùng để đẩy tín dụng
- Nisshin Seifun Welna ra mắt sản phẩm tiêu dùng đa dạng tới người tiêu dùng Việt
- Gala Tiếng Việt thân thương 2024 “Lời quê hương - Lời sắt son”
- TTC AgriS góp mặt trong Top 500 Fortune Đông Nam Á, tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế
- Tiềm năng từ “đòn bẩy kép” đầu tư của Lagoona Bình Châu Resort Village
- CME Solar Investment và Vista Global - Samsung C&T hợp tác phát triển năng lượng mặt trời áp mái tại Việt Nam
- Phùng Quốc Đức - CEO XHOME Sài Gòn: Khi con người là nền tảng để tăng trưởng