-
Đầu tư hơn 4.139 tỷ đồng xây dựng khu công nghiệp Yên Bình 3, tỉnh Thái Nguyên -
Bình Định thu hút dự án đầu tư đầu tiên trong năm 2025 -
Ưu đãi thực sự vượt trội cho công nghiệp bán dẫn -
"Vượt ngàn chông gai", kinh tế năm 2024 về đích ngoạn mục -
Ninh Thuận: 23 khu đất thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án -
Đầu tư các dự án truyền tải điện còn nhiều khó khăn
Ngôi sao trong chuỗi cung ứng toàn cầu
Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) vừa chính thức công bố Báo cáo thường niên FDI năm 2022, với chủ đề FDI với tăng trưởng xanh và kinh tế số.
Chia sẻ về FDI toàn cầu và Việt Nam, GS-TSKH. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp FDI, chủ biên Báo cáo cho biết, khi nghĩ đến những câu chuyện thành công về các nền kinh tế ASEAN được thúc đẩy bởi FDI, Việt Nam là một ví dụ nổi bật.
“Việt Nam được đánh giá là một ngôi sao trong chuỗi cung ứng toàn cầu, chiếm được thị phần đáng kể trong nhiều lĩnh vực, bao gồm dệt may, giày dép và điện tử tiêu dùng”, GS-TSKH. Nguyễn Mại nói và cho biết, Việt Nam cũng đã tiến lên trong chuỗi cung ứng sản phẩm, trở thành trung tâm sản xuất các sản phẩm điện tử trong hai thập niên gần đây.
Báo cáo thường niên FDI 2022 đã chính thức được công bố |
Là “ngôi sao”, nên trong năm 2022, bất chấp những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Việt Nam vẫn thu hút được trên 27,7 tỷ USD vốn FDI đăng ký, bằng 89% so với năm 2021; còn vốn giải ngân đạt 22,39 tỷ USD, tăng 13,5% so với năm trước.
Điểm nhấn quan trọng, đó là chỉ trong năm 2022, đã có 1.107 lượt dự án điều chỉnh vốn đầu tư, với 10,11 tỷ USD vốn tăng thêm, tăng 12,4% về số dự án và tăng 12,2% về vốn đăng ký so với năm 2022.
“Điều này đã khẳng định niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài đối với Việt Nam”, Báo cáo thường niên FDI 2022 đưa ra nhận định như vậy.
Báo cáo thường niên FDI 2022 cũng cho biết, 68,5% các doanh nghiệp FDI đánh giá Việt Nam có thuận lợi hơn về địa điểm đầu tư so với các quốc gia khác mà doanh nghiệp đang cân nhắc đầu tư. Ví dụ như, các vấn đề chi phí và chất lượng lao động, thuế và khả năng ứng phó của Chính phủ Việt Nam đối với các tình thế khẩn cấp được cho là tích cực hơn các quốc gia khác.
Tuy nhiên, theo Báo cáo, nhiều doanh nghiệp vẫn cho rằng, vấn đề tham nhũng và hệ thống thủ tục hành chính, chất lượng cơ sở hạ tầng, chất lượng cung cấp dịch vụ công ở Việt Nam không bằng quốc gia xuất xứ.
Cùng với việc phân tích sâu hơn về các vấn đề liên quan đến cơ sở hạ tầng, chất lượng lao động tác động của FTA…, Báo cáo cũng tập trung đề cập tới chủ đề chính của Báo cáo là tăng trưởng xanh và kinh tế số.
Theo đó, hơn 75% số doanh nghiệp được hỏi cho biết đã triển khai tự động hóa một phần hoặc toàn bộ công việc; 53,5% doanh nghiệp FDI có định hướng phát triển “kinh tế xanh”.
Tuy nhiên, các hoạt động cụ thể chỉ giới hạn ở một số công tác nhỏ lẻ như xây dựng hệ thống xử lý nước thải, lò hơi đốt chất thải trong khu công nghiệp để sản xuất điện phục vụ các nhà đầu tư thứ cấp, tăng cường trồng cây xanh, vệ sinh phân loại rác hàng ngày…
Cần điều chỉnh kịp thời chính sách thu hút FDI
Dù Việt Nam đã và đang đạt được những kết quả tích cực trong thu hút FDI, song Báo cáo thường niên FDI 2022 cũng đã chỉ ra rằng, cần phải tiếp tục cải cách môi trường đầu tư, kinh doanh, thậm chí là cần điều chỉnh kịp thời chính sách thu hút FDI.
“100% doanh nghiệp phản hồi cho rằng Chính phủ Việt Nam cần nhanh chóng rà soát, điều chỉnh kịp thời chính sách đầu tư nước ngoài cho phù hợp và theo kịp với biến động của kinh tế toàn cầu và những thay đổi trong chiến lược thu hút FDI của các nước trên thế giới”, GS-TSKH. Nguyễn Mại cho biết.
Tăng trưởng xanh, kinh tế số - chủ đề chính của Báo cáo - có lẽ chính là một trong những xu hướng đầu tư quan trọng trên toàn cầu, mà nếu muốn tăng cường thu hút dòng vốn trong các lĩnh vực này, Việt Nam cần phải kịp thời điều chỉnh chính sách.
Các khuyến nghị về môi trường đầu tư kinh doanh được đề cập trong Báo cáo còn bao gồm việc Nhà nước cần thống nhất các quy định trước khi ban hành để tránh việc gây ra các quy định chồng chéo, dẫn đến khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình tuân thủ.
Đồng thời, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh cạnh tranh, thông thoáng, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về chính sách để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động của các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài.
Dự báo về triển vọng thu hút FDI, Báo cáo cho biết, mặc dù UNCTAD dự báo FDI toàn cầu tiếp tục suy giảm, song Việt Nam vẫn có nhiều cơ hội để thu hút lớn dòng vốn này.
Các tín hiệu tích cực, theo GS-TSKH. Nguyễn Mại, là nhiều dự án quy mô lớn phù hợp với định hướng thu hút FDI có chất lượng và hiệu quả hơn đang được đàm phán hoặc sắp cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; nhiều tổ chức quốc tế, nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao tiềm năng to lớn của thị trường Việt Nam… Và quan trọng, Việt Nam coi trọng thu hút FDI trong các chiến lược phát triển và đã đề ra định hướng mới nâng cao chất lượng và hiệu quả của dòng vốn này…
“Có rất nhiều thách thức, trong đó có việc phải cạnh tranh với nhiều quốc gia trong khu vực, nhưng nếu hoàn thiện thể chế pháp luật, hiện đại hóa hạ tầng kinh tế - xã hội, đẩy nhanh cải cách nền hành chính quốc gia…, thì Việt Nam vẫn có thể thu hút được một lượng lớn vốn FDI”, GS-TSKH. Nguyễn Mại cho biết.
Đánh giá cao các nội dung của Báo cáo, ông John Rockhold, Chủ tịch Amcham Hà Nội cho biết, nhà đầu tư Mỹ rất quan tâm đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực tăng trưởng xanh và cam kết Net Zero tại COP 26.
Theo ông John Rockhold, có hàng ngàn tỷ USD từ các nhà đầu tư Mỹ đang chờ đợi chảy vào các lĩnh vực năng lượng xanh, logistic, cơ sở hạ tầng… Tuy nhiên, để thu hút được nguồn vốn này, Việt Nam phải có cơ chế hợp tác, tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư, ví dụ như hỗ trợ lãi suất cho các dự án đầu tư trong những lĩnh vực tăng trưởng xanh.
“Lãi suất 2 con số như hiện nay không thuận lợi cho các nhà đầu tư”, ông John Rockhold nói.
Trong khi đó, theo bà Delphine Rousselet, Giám đốc Điều hành EuroCham, Báo cáo thường niên FDI 2022 có những kết quả khá tương đồng với các nghiên cứu của EuroCham về xu hướng đầu tư của các doanh nghiệp châu Âu vào Việt Nam.
Chẳng hạn, 41% trong số 1.300 doanh nghiệp thành viên EuroCham được hỏi cho biết đang dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam; 35% doanh nghiệp đưa Việt Nam vào Top 5 điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất.
Đây là những con số tích cực, song theo bà Delphine Rousselet, các doanh nghiệp thành viên EuroCham cũng đã chỉ ra 3 điểm gây cản trở. Đó là thiếu rõ ràng trong các quy định; thủ tục hành chính; và visa cho người nước ngoài.
“Nếu Việt Nam có thể cải thiện tốt hơn về thủ tục hành chính, sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài hơn”, bà Delphine Rousselet nói.
-
"Vượt ngàn chông gai", kinh tế năm 2024 về đích ngoạn mục -
Ninh Thuận: 23 khu đất thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án -
Đầu tư các dự án truyền tải điện còn nhiều khó khăn -
Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu ACV đẩy nhanh tiến độ Dự án thành phần 3 Sân bay Long Thành -
TP.HCM sẽ khởi công ít nhất một trung tâm logistics trước ngày 30/4/2025 -
Vốn FDI giải ngân năm 2024 đạt mức cao kỷ lục -
Doanh nghiệp Việt đầu tư 664,8 triệu USD ra nước ngoài trong năm 2024
- Agribank chung tay vì người nghèo, đối tượng chính sách nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025
- Doanh nghiệp nhỏ chạy nước rút ăn Tết
- Tổng kho TTC Đặng Huỳnh: Chìa khóa nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
- Hội viên Techcombank Inspire tưng bừng chào đón năm mới “cực chất” The Global Celebration Countdown Party
- BIDV triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2025
- Sắm Tết thảnh thơi cùng thẻ tín dụng BAC A BANK, khách hàng nhận thêm 3 năm miễn phí thường niên