Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Hai, Ngày 06 tháng 05 năm 2024,
Báo chí góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu
Phú Khởi - 24/04/2013 11:17
 
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư điện tử - baodautu.vn, ông Phạm Quốc Toàn, Phó chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam nhận định, với chức năng của mình, báo chí sẽ có vai trò to lớn trong việc góp phần nâng cao nhận thức cho người dân và các ngành, các cấp lãnh đạo tạo sự quyết tâm cao, có thái độ ứng xử đúng đắn trong ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH).  
TIN LIÊN QUAN

(baodautu.vn) Vấn đề BĐKH đang làm nóng Hội thảo khoa học “Vai trò của báo chí trong việc ngăn chặn và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu” do Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Văn phòng Viện KAS tại Việt Nam tổ chức tại TP.Cần Thơ vào ngày 24-25/4.

Hội thảo khẳng định vai trò quan trọng của báo chí đối với việc nâng cao nhận thức, đẩy mạnh hành động ứng phó với biến đổi khí hậu.

BĐKH đang là vấn đề mang tính toàn cầu, Liên Hợp quốc đã xem BĐKH là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại hiện nay. Việt nam là một trong 6 quốc gia chịu tác động nhiều nhất của BĐKH.

Ngày 2/12/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 158/2008/QĐ-CP phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH xem nhiệm vụ ứng phó với BĐKH là nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị và người dân.

Theo Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cập nhật chi tiết năm 2012 ( trên cơ sở cập nhật kịch bản 2009) được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố vào trung tuần tháng 4/2013: đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm tăng 2-3°C trên phần lớn diện tích cả nước, riêng khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị có nhiệt độ trung bình tăng nhanh hơn so với các nơi khác.

Đến cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm tăng từ 2-7%, khu vực Tây Nguyên có mức tăng thấp hơn. Về nước biển dâng, vào cuối thế kỷ 21, ở ven biển Việt Nam, mực nước biển dâng từ 57-73cm, khu vực Cà Mau và Kiên Giang có mực nước biển tăng cao hơn so với các khu vực khác.Nếu nước biển dâng thêm 1m, sẽ có 39% diện tích tại ĐBSCL và trên 10% số diện tích Đồng bằng sông Hồng... chìm trong biển nước, ảnh hưởng đến khoảng 35% dân số ĐBSCL và 9% dân số các tỉnh ven biển miền Trung và 7% tại TP.Hồ Chí Minh…

Tham luận tại Hội thảo, nhà báo Lê Trọng Minh, Phó Tổng biên tập Báo Đầu tư đánh giá, BĐKH không chỉ tác động xấu đến đời sống con người mà cũng đang đe dọa sự phát triển bền vững của các nền kinh tế, đặc biệt là những nước đang phát triển.

Theo báo cáo Phát triển thế giới 2010, khi nhiệt độ tăng 2 0C thì GDP của một số khu vực Châu Phi và Nam Á sẽ giảm vĩnh viễn 4-5%, trong khi theo kịch bản mới thì trong thế kỷ 21 nhiệt độ có thể tăng đến 50C. Với Việt Nam, trung bình trong hai thập kỷ qua chỉ riêng thiên tai liên quan đến BĐKH hàng năm đã cướp đi sinh mạng hàng trăm người, thiệt hại tài sản khoảng 1,8 tỷ USD tương đương 1,2 % GDP. BĐKH đã và đang diễn ra , để kiềm hãm quá trình BĐKH diễn ra nhanh hơn thì đòi hỏi phải có sự chung tay góp sức của toàn cầu.

Để làm tốt nhất vai trò của báo chí, có những bài viết kịp thời và đúng hướng về BĐKH, trước hết các nhà báo cần nhận thức đúng về tầm quan trọng của BĐKH và đảm nhận trọng trách vận động, cổ vũ mọi người cùng tham gia bằng những việc làm cụ thể trong ứng phó với BĐKH.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư