
-
Bộ Tài chính yêu cầu các đơn vị trực đảm bảo an toàn trong dịp nghỉ lễ 30/4
-
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru
-
Hợp tác phát triển khu công nghiệp và thương mại giữa Việt Nam và Quảng Đông (Trung Quốc)
-
Vĩnh Long kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước, đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
-
Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Nhật Bản -
Xác định trụ cột mới của quan hệ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản
| ||
Thiệt hại do xâm mặn đã đến mức báo động |
Xâm mặn nhiều hơn
Trung tâm Khí tượng thủy văn tỉnh Bến Tre cho biết, tại sông Mỹ Hóa – sông Hàm Luông, mực nước cao nhất thấp hơn khoảng 30 cm so với cùng kỳ năm ngoái, nên nước mặn đã xâm nhập sâu hơn vào đất liền. Trên sông Hàm Luông đoạn chảy qua xã Mỹ Thạnh An, sông Cửa Đại đoạn chảy qua xã Giao Hoà - Giao Long, sông Cổ Chiên đoạn chảy qua xã Thành Thới A - Thành Thới B, nước mặn đã vào sâu 40 - 45 km.
Theo khảo sát của ngành nông nghiệp, đã có hơn 2.000 ha lúa hè - thu muộn và lúa xuân - hè bị nước mặn xâm thực, 63.000 hộ dân thiếu nước ngọt cho sinh hoạt. Ước tổng thiệt hại do nước mặn gây ra khoảng 60 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Thiện Pháp, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang) cho biết, theo số liệu quan trắc ngày 2/4/2013, nước mặn theo sông Tiền và hệ sông Vàm Cỏ đã xâm nhập sâu vào tận TP. Mỹ Tho, cách cửa sông 50 - 60 km. Tỉnh đã tổ chức 89 điểm bơm chuyền hai cấp ứng cứu trên 2.300 ha lúa đông - xuân nằm ở các vùng gò cao, xa nguồn nước tại các huyện Chợ Gạo, Gò Công Đông, Gò Công Tây, thị xã Gò Công, với tổng kinh phí gần 300 triệu đồng…
Tại tỉnh Sóc Trăng, thiệt hại do xâm mặn đã đến mức báo động. Ông Hồ Quang Cua, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng cho biết, đã có 1.800 ha lúa xuấn hè bị mất trắng, 500 ha trong tình trạng “nguy kịch” và 700 ha đang bị uy hiếp.
Theo ông Nguyễn Huỳnh Trung, Phó chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Kiên Giang, nước mặn đã xâm nhập sâu vào đất liền 15 km theo kênh xáng Rạch Giá - An Giang, vượt quá hồ lấy nước ngọt của Nhà máy Nước Rạch Giá tới 7 km.
Ông Nguyễn Thanh Văn, Phó trưởng phòng Quản lý xây dựng công trình (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang) cho biết, từ năm 2008, tỉnh Kiên Giang đã đề xuất và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt kinh phí đầu tư xây dựng 27 cống ngăn mặn từ huyện An Biên đến An Minh (tuyến ven biển vùng bán đảo Cà Mau), với tổng kinh phí 730 tỷ đồng, nhưng đến năm 2012, tỉnh mới được bố trí vốn 82 tỷ đồng từ chương trình hỗ trợ mục tiêu quốc gia.
“Với nguồn vốn trên, tỉnh đã thi công xây dựng 5 cống, còn lại 22 cống sẽ tiếp tục chờ vốn. Do vậy, chưa biết đến bao giờ mới có thể hoàn thành toàn tuyến 27 cống ngăn mặn này”, ông Văn bức xúc nói.
Nguy cơ đã cận kề
ĐBSCL là nơi có cao trình mặt đất tương đối thấp, được xem là vùng nhạy cảm nhất của khu vực Đông Nam Á trước tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH). Theo kịch bản BĐKH, nước biển dâng của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nếu nước biển dâng cao thêm 65 cm, thì 12,8% diện tích đất tại ĐBSCL bị ngập; nếu mực nước dâng thêm 75 cm, diện tích bị ngập sẽ là 19% và nếu nước biển dâng thêm 100 cm thì diện tích bị ngập sẽ lên đến 37,8%.
PGS-TS Lê Anh Tuấn (Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu, Đại học Cần Thơ) cho biết, tài nguyên nước ở ĐBSCL đang bị suy thoái cả về số lượng và chất lượng cũng như sự thay đổi động thái của dòng chảy theo mùa. Các số liệu quan trắc thủy văn cho thấy, từ trận lũ lịch sử năm 2000 đến nay, dòng chảy mùa lũ từ thượng nguồn xuống vùng đồng bằng ngày càng giảm sút rõ rệt. Lũ thấp kết hợp với tình trạng không khí khô nóng làm nguồn nước hiếm hoi ở vùng đồng bằng bốc thoát hơi nhanh, làm nhiều vùng ven biển bị khô hạn nghiêm trọng, đồng thời, nước mặn từ biển Đông xâm nhập sâu vào đất liền, khiến nhiều nơi gặp khó khăn hơn trong việc cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất.
Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, do nguồn nước ngọt từ thượng nguồn đổ về quá ít, dẫn đến mực nước ở các sông, rạch xuống thấp, cộng với thời tiết nắng gay gắt, nên nước mặn xuất hiện sớm và lấn sâu vào nội đồng, một số sông ngòi tại khu vực ĐBSCL bị nhiễm mặn nặng nề, gây thiệt hại cho diện tích đất canh tác và thiếu nước ngọt cho sinh hoạt. Mức độ xâm nhập mặn năm nay được dự báo sẽ cao hơn năm trước, nên các địa phương cần có kế hoạch để chủ động hành động, ứng phó.
Phú Khởi - Huy Thịnh
-
Nhận diện 20 hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính -
Khai trương Trung tâm báo chí phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam -
Tổng Bí thư Tô Lâm: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một" -
Quyết liệt vì mục tiêu tăng trưởng -
Giải phóng nguồn lực từ các dự án tồn đọng, chống lãng phí -
Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới Việt Nam - Nhật Bản -
Công nghiệp giữ vai trò chủ lực trong phát triển kinh tế Quảng Ngãi
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế