
-
Quy định mới về xuất nhập khẩu phế liệu kim loại với thị trường EU
-
Tập đoàn VRG đề xuất tham gia đầu tư dự án năng lượng tại Gia Lai
-
Suntory PepsiCo giữ vững vị thế dẫn đầu ngành nước giải khát
-
Hải quan mở đường dây nóng nhận tin báo về tội phạm, buôn lậu, phiền hà sách nhiễu
-
Vinacomin và NFC - Trung Quốc tọa đàm về kỹ thuật sản xuất Alumin và điện phân nhôm -
Hà Nội phấn đấu đến năm 2030 kinh tế tư nhân đóng góp 55 - 60% GRDP
![]() |
Nhà máy dệt Bảo Minh được khởi công xây dựng từ đầu năm 2017, tại Khu công nghiệp Bảo Minh, tỉnh Nam Định, nhằm gia tăng nguồn cung nguyên liệu vải, sợi cho ngành dệt may Việt Nam đã chính thức được đưa vào hoạt động. |
Nhà máy dệt Bảo Minh được khởi công xây dựng từ tháng 3/2017, trên diện tích hơn 100.000 m2, tại Khu công nghiệp Bảo Minh, tỉnh Nam Định, nhằm gia tăng nguồn cung nguyên liệu vải cho ngành dệt may Việt Nam.
Ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, việc đưa thêm một dự án như Dệt Bảo Minh vào hoạt động sẽ góp phần gia tăng nguồn cung nguyên liệu, tháo dần “nút thắt cổ chai” trong ngành dệt may Việt Nam là phát triển thiếu cân bằng giữa khâu thượng nguồn (nguyên liệu) và các dự án may mặc.
Theo số liệu của Bộ Công Thương, 9 tháng đầu năm 2018, chi nhập khẩu tăng cao đối với nhóm mặt hàng là nguyên liệu đầu vào của dệt may. Trong số các nguyên liệu có mức tăng lớn nhất là mặt hàng xơ sợi với 1,78 tỷ USD, tăng 34,6% so với cùng kỳ, tiếp đến bông nguyên liệu ước đạt 2,41 tỷ USD, tăng 30,3% so với cùng kỳ.
Mặt hàng vải dù tăng thấp hơn bông, ở mức 13,5%, nhưng do giá trị nhập khẩu lớn, đã lên tới 9,39 tỷ USD.
Như vậy, tính trong 9 tháng đầu năm, chi nhập khẩu bông, xơ sợi và vải đã lên tới 13,6 tỷ USD. Nếu tính cả nhập khẩu các loại phụ liệu khác như chỉ, cúc, khóa các loại, thì mức chi nhập khẩu còn vượt con số 13,6 tỷ USD.
Bởi vậy, đối với dự án nhà máy dệt vải do doanh nghiệp trong nước đầu tư càng có ý nghĩa lớn, giảm dần phụ thuộc vào nhập khẩu.
Nhà máy dệt Bảo Minh đi vào hoạt động, ngành dệt may sẽ có thêm một đơn vị sản xuất vải dệt thoi hàng đầu tại Việt Nam với các hoạt động dệt, nhuộm và các công nghệ hoàn tất vải sợi.
Nhà máy dệt Bảo Minh được trang bị 100% dây chuyền sản xuất tiên tiến nhất của các hãng danh tiếng trên thế giới như: Fongs, Toyota, Otshoff-Singeing, Lafer, Staubli, Goller...
Đặc biệt, nhiều thiết bị công nghệ cao của Dệt Bảo Minh lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam, giải pháp ERP của Oracle đã được triển khai, mang lại nhiều ưu thế cho hoạt động của Dệt Bảo Minh trong dài hạn.
Dệt Bảo Minh cung cấp hàng năm trên 35 triệu mét vải dệt thoi cao cấp cho các nhãn hàng thời trang lớn của thế giới, 70% chuỗi sản phẩm của Công ty CP Dệt Bảo Minh là vải dành cho áo sơ mi được sản xuất từ sợi CM, CVC, TC chi số cao đã nhuộm (yarn dye) và 30% được sản xuất từ sợi mộc nhuộm nguyên tấm (piece dye).
Doanh thu ước tính của Dệt Bảo Minh đạt trên 1.100 tỷ đồng/năm trong giai đoạn từ 2018-2020 và từ 2020 trở đi là trên 2.100 tỷ đồng/năm, tạo ra trên 800 việc làm mới trực tiếp cho người dân Nam Định.

-
Hải quan mở đường dây nóng nhận tin báo về tội phạm, buôn lậu, phiền hà sách nhiễu -
Vinacomin và NFC - Trung Quốc tọa đàm về kỹ thuật sản xuất Alumin và điện phân nhôm -
Hà Nội phấn đấu đến năm 2030 kinh tế tư nhân đóng góp 55 - 60% GRDP -
Doanh nghiệp lương thực thực phẩm "tiến thoái lưỡng nan" khi in bao bì sản phẩm -
Quảng Ninh: Khởi động nhiều dự án hạ tầng của doanh nghiệp tư nhân -
Doanh nghiệp nhà nước năng động và chủ động -
PV GAS có 101 sáng kiến với hiệu quả kinh tế mang lại là 318 tỷ đồng
-
Vedan trao tặng 2 căn nhà Chữ thập đỏ tại Đồng Nai
-
SASCO triển khai nhiều hoạt động tri ân, kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh Liệt sĩ
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vinamilk: Tri ân thế hệ đi trước là cách chăm sóc thế hệ mai sau
-
Hinode Supermarket gửi thư mời hợp tác cung ứng ngành hàng
-
Máy đo chuyên dụng - Đơn vị phân phối kìm bấm cos thủy lực uy tín