
-
Đề xuất bổ sung dự toán ngân sách Trung ương để chi trả chế độ sau tinh gọn bộ máy
-
Kiến nghị sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013: Tinh gọn bộ máy, tăng cường phân quyền
-
PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Nền tảng để giữ gìn bản sắc chính là sự gắn bó cảm xúc
-
Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Nghị quyết của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới -
Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật
Tối nay bão vào đất liền
Trưa nay (16/9), bão số 3 đã vượt qua phía bắc đảo Hải Nam (Trung Quốc) đi vào vùng biển Bắc vịnh Bắc Bộ.
Hiện nay hoàn lưu bão đã ảnh hưởng đến vùng ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nam Định gây gió giật mạnh cấp 7 - 9; ở đảo Bạch Long Vĩ đã có gió mạnh cấp 8, giật cấp 9, đảo Cô Tô có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8.
Hồi 13 giờ, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,4 độ vĩ Bắc; 109,8 độ kinh Đông, cách bờ biển Hải Phòng – Quảng Ninh khoảng 320km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, cấp 13 (tức là từ 118 đến 149km một giờ), giật cấp 15, cấp 16.
![]() | ||
Đường đi bão số 3 chiều 19/9. |
Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25 - 30km. Ở vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 8 - 9, riêng khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ (bao gồm cả các huyện đảo Bạch Long Vỹ, Cô Tô, Vân Đồn, Cát Hải) cấp 10 – 11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12 – 13, giật cấp 15 – 16, sóng biển cao 5 - 6m. Biển động dữ dội.
Tối nay vùng tâm bão sẽ đi vào đất liền các tỉnh phía Đông Bắc Bộ, sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, cấp 11, sau đó bão đi sâu vào đất liền và suy yếu thêm.
Đến 01 giờ ngày 17/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,5 độ Vĩ Bắc; 106,3 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh phía Đông Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (tức là từ 75 đến 88km một giờ), giật cấp 10, cấp 11.
Ở các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Nam Định và các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương có gió mạnh cấp 8 – 9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10 – 11, giật cấp 12 – 13. Các nơi khác ở phía Đông Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6 – 7, giật cấp 8. Từ chiều tối nay ở Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, riêng khu Đông Bắc và vùng núi phía Bắc có mưa to đến rất to.
Trong khoảng 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25 - 30km, tiếp tục đi sâu vào đất và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới và sau đó là một vùng áp thấp.
Đến 13 giờ ngày 17/9, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 22,5 độ Vĩ Bắc; 103,0 độ Kinh Đông, trên khu vực vùng núi phía Tây Bắc. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 39km một giờ). Ở các tỉnh Bắc Bộ (bao gồm cả Tây Bắc) tiếp tục có mưa vừa, mưa to đến rất to.
Cảnh báo lũ quét
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 từ đêm 16/9 đến chiều ngày 18/9 ở các tỉnh Bắc Bộ sẽ xuất hiện một đợt mưa to đến rất to. Tổng lượng mưa ở các tỉnh phía Đông Bắc Bộ phổ biến trong khoảng từ 100 – 250mm, riêng khu vực Đông Bắc, các tỉnh vùng núi phía Bắc từ Lạng Sơn tới Tuyên Quang có tổng lượng mưa từ 250 - 300mm, có nơi trên 400mm; ở các tỉnh phía Tây Bắc Bộ lượng mưa phổ biến từ 70 - 150mm, có nơi trên 200mm.
Trên hệ thống sông Hồng – Thái Bình từ ngày 17-23/9, sẽ xuất hiện một đợt lũ với biên độ lũ lên ở thượng lưu từ 3 đến 7 mét, ở hạ lưu từ 2 đến 4 mét. Trong đợt lũ này, lưu lượng lớn nhất đến hồ Sơn La có khả năng lên mức 5000m3/s, đến hồ Hòa Bình có khả năng lên mức 4000m3/s; mực nước trên sông Thao tại Yên Bái có khả năng lên mức 32,5m, trên mức báo động 3 là 0,5m, sông Lô tại Tuyên Quang lên mức 23m, trên mức báo động 1 là 1m; sông Lục Nam tại Lục Nam lên trên mức báo động 3 (6,3m); sông Cầu tại Đáp Cầu, sông Thương tại Phủ Lạng Thương lên trên mức báo động 2 (5,3m).
Quảng Ninh - Hải Phòng gồng mình chống bão
Theo báo cáo nhanh của huyện Tiên Yên, toàn huyện hiện có 364 tàu, thuyền với 1.005 lao động hoạt động ngư nghiệp. Đến 9h sáng nay, huyện đã kêu gọi 356 tàu thuyền về nơi trú bão an toàn trên địa bàn tại các bến Cái Khánh, Hội Phố, Sán Xế Nam, Nu Hàn, Vũng Khế, Trường Đoàn, Đồng Rui và khu neo đậu tránh trú bão của huyện. Hiện nay huyện đã liên lạc với 8 tàu còn lại và số tàu này đang di chuyển từ huyện Đầm Hà về Tiên Yên.
![]() | ||
Người dân Quảng Ninh tích cực phòng chống bão số 3. Ảnh: Báo Quảng Ninh |
19 hộ nuôi cá lồng bè với 138 ô lồng và 40 lao động của huyện cũng đã di chuyển về nơi trú bão an toàn. Trong đó 96 ô lồng được di chuyển trú bão tại đảo Vạn Hoa – Vân Đồn, 42 ô lồng di chuyển trú bão tại Vụng đê Hà Dong, Tiên Yên. 5 nhà bè đã di chuyển đến nơi trú bão an toàn…
Theo tin từ Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện Vân Đồn, các lực lượng chức năng của huyện đã chủ động kêu gọi tàu thuyền vào tránh trú bão, đến 10 giờ, ngày 16-9, đã kêu gọi được hơn 1.460 phương tiện vào nơi tránh trú bão, còn lại 370 phương tiện đang trên đường về neo đậu; 4.500 nhà bè, lồng bè nuôi trồng thủy sản đã được thông báo phương án di dời người vào bờ và chằng chống.
Đến thời điểm này, TP Hạ Long đã đưa 324 hộ dân các làng chài lên bờ tại phường Hà Tu, còn hơn 30 hộ, thành phố đang thực hiện phương án di chuyển người dân lên bờ; 15 nhà bè tại khu vực Cửa Vạn cũng sẽ được đưa vào tránh trú bão trong chiều 16-9.
Tại TP Móng Cái, Đến 13 giờ chiều nay trên địa bàn thành phố có mưa vừa và gió nhẹ, mực nước sông biên giới thấp. Để chủ động phòng chống bão số 3 thành phố đã kêu gọi 1323 phương tiện đánh bắt thủy hải sản về nơi tránh trú bão an toàn. Riêng đối với hơn 1.300 đò sắt chuyên chở hàng xuất nhập khẩu trên sông biên giới đã được thông báo neo đậu an toàn tại các bến: Thành Đạt, bến Công ty Tây Bắc, Sông Chùa trước 16h chiều ngày 16-9. Đối với 102 lồng bè, 34 chòi nuôi trồng thủy sản tại Bãi Đai (Vạn Ninh), chính quyền địa phương đã trực tiếp tuyên truyền đến từng hộ dân, yêu cầu di dời toàn bộ các hộ dân trên lồng, bè, chòi canh lên bờ an toàn trước 16h chiều hôm nay.
Ban chỉ huy PCTT&TKCN Móng Cái đã huy động gần 5.600 bao tải dứa, 55 rọ thép, 70 phao tròn, cùng nhiều vật dụng, máy móc triển khai công tác gia cố các khu vực xung yếu, như: đê Đầu Đông núi Giỏ (Vĩnh Thực), Cống đê Mắn Thí (Bình Ngọc), Đê Vòng Sủi (Hải Xuân)…
Tại huyện Hải Hà tính đến 12h, trưa 16-9, 879 phương tiện tàu thuyền của huyện đã về điểm tránh trú bão an toàn.
Tại Hải Phòng, Phó chủ tịch UBND thành phố Đỗ Trung Thoại, Trưởng Ban chỉ huy PCLB-TKCN Hải Phòng cho biết, công tác kêu gọi tàu thuyền, sắp xếp nơi neo đậu tránh trú bão đang được thành phố khẩn trương thực hiện. Thành phố chỉ đạo, từ trưa 16/9, tất cả khu du lịch, các phương tiện thủy sẽ bị cấm hoạt động. Đến chiều 15-9, các địa phương hoàn tất phương án di dân tại các vùng trọng điểm trước khi bão đổ bộ vào đất liền.
Các phương án chủ động ứng phó với bão đối với hệ thống đê điều, công trình PCLB, hoạt động sản xuất nông nghiệp được tăng cường triển khai. Bộ đội Biên phòng Hải Phòng điều động tàu Biên phòng TN-09 ra khu vực vịnh Lan Hạ neo đậu, chủ động tìm kiếm cứu nạn trong bão. Phó chủ tịch UBND thành phố đề nghị Trung ương chỉ đạo tàu SAR-273 của Trung tâm tìm kiếm cứu nạn khu vực phía Bắc ra ứng trực tại Cát Bà, đồng thời sớm bố trí kinh phí giúp Hải Phòng nâng cấp đê biển Cát Hải, đặc biệt là hơn 1km đê biển bảo vệ khu dịch vụ hậu cần tại Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng.
Theo báo cáo của Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng Hải Phòng, tính đến trưa 15- 9, Bộ đội Biên phòng HP kết hợp với chính quyền các địa phương kiểm đếm, thông báo cho 4.075 chủ phương tiện với gần 11.800 lao động đang hoạt động trên biển và neo đậu tại các bến; 510 chủ lồng bè, 116 chủ chòi canh ngoài đê về tình hình bão số 3 để có biện pháp đối phó.
Công tác quản lý phương tiện hoạt động trên sông, biển được Bộ đội Biên phòng và các ngành, địa phương tăng cường thực hiện. Đáng lo ngại là hiện còn khoảng hơn 700 phương tiện hoạt động trên biển, trong đó có 200 phương tiện khai thác thủy sản hoạt động xa bờ, cách đảo Bạch Long Vỹ 15 hải lý. Ngoài ra, trên địa bàn thành phố, hiện lúa mùa sớm chưa chín, trà lúa mùa trung đang trỗ bông và một số diện tích đang làm đòng, nếu gặp mưa lớn và gió mạnh trong bão sẽ bị thiệt hại nặng về năng suất…
Hữu Tuấn
-
Đề xuất bổ sung dự toán ngân sách Trung ương để chi trả chế độ sau tinh gọn bộ máy
-
Kiến nghị sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013: Tinh gọn bộ máy, tăng cường phân quyền
-
PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Nền tảng để giữ gìn bản sắc chính là sự gắn bó cảm xúc
-
Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Nghị quyết của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới -
Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật -
Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ dự lễ kỷ niệm 80 năm chiến thắng tại Nga -
Việt Nam - Hành trình thịnh vượng -
Việt Nam: Từ giải phóng 1975 đến kiến tạo luật chơi 2025 -
Kho bạc Nhà nước kết nối dữ liệu hợp đồng điện tử với mạng đấu thầu quốc gia -
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025