
-
Viện Kiểm sát đề nghị mức án đối với các bị cáo trong vụ Vinafood II
-
Đề nghị truy tố cựu Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Thái Hà
-
Cựu Chủ tịch HĐQT Vinafood II vắng mặt trong ngày đầu xét xử
-
Phúc thẩm vụ Xuyên Việt Oil: Cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre được giảm 7 năm tù
-
Xét xử vụ khai thác trái phép đất hiếm lớn nhất, liên quan tới 27 bị cáo -
Giả danh nhân viên ngân hàng, lừa cho vay online
TIN LIÊN QUAN | |
Bão Haiyan dạy gì về Trung Quốc? | |
Siêu bão tan nhanh, giá rau xanh giảm chậm | |
Dân Hà Nội lo bão, nháo nhào vét đồ siêu thị | |
Nữ phóng viên tử nạn khi tác nghiệp về bão Haiyan tại Quảng Ngãi |
Bão đang hướng đến Hoàng Sa
Dự báo trong 24 giờ tới bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 - 25km. Như vậy sáng nay bão sẽ đi vào phía Đông biển Đông. Đến 07 giờ ngày 17/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 115,5 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 350km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13, cấp 14 (tức là từ 134 đến 166 km một giờ), giật cấp 16, cấp 17.
Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng giữa Tây Tây Bắc và Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 - 25km. Đến 07 giờ ngày 18/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,5 độ Vĩ Bắc; 111,0 độ Kinh Đông, trên bờ biển phía Đông đảo Hải Nam (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13, cấp 14 (tức là từ 134 đến 166 km một giờ), giật cấp 16, cấp 17.
Trong khoảng 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 - 20km.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, vùng biển phía Đông Biển Đông, có gió mạnh cấp 9, cấp 10, sau tăng lên cấp 11, cấp 12, vùng gần tâm bão cấp 13, cấp 14, giật cấp 16, cấp 17. Biển động dữ dội. Vùng biển quần đảo Hoàng Sa từ ngày mai (17/7) có gió mạnh dần lên cấp 9, cấp 10, vùng gần tâm bão cấp 13, cấp 14, giật cấp 16, cấp 17. Biển động dữ dội.
![]() | ||
Dự đoán đường đi của bão Rammasun của Trung tâm Dự báo khí tượng và thủy văn Trung ương (chiều 15/7) |
Càn quét Philippines
Theo hãng tin ÀP, đêm 15, rạng 16/7, bão Rammasun quét vào từ Thái Bình Dương tấn công các đảo miền bắc của quốc đảo Philippines. Với sức gió giật lên tới 250km/h, nhiều cây đã bị xé toạc, mái nhà bị hất tung, xe hơi bị lật ngược. Theo Hội đồng quản lý thảm họa của chính phủ Philippines, một phụ nữ trên đảo Samar đã thiệt mạng vào tối qua, do bị cột điện đổ vào người, 3 ngư dân ở miền đông Philippines cũng được thông báo mất tích.
Khi bão quét qua, nhiều khu vực của Philippines bị mất điện. Hiện mức độ thiệt hại và số người thương vong chưa thể xác định hết.Tâm bão không đi vào Manila, thủ đô 12 triệu dân, nhưng gió lớn vẫn “hoành hành” thành phố. Cảnh báo ngập lụt cũng đã được đưa ra. Tất cả các văn phòng chính phủ, trường học ở Manila đóng cửa vào hôm nay, và giới chức trách kêu gọi mọi người ở trong nhà.
Trong khi đó, khắp Philippines, khoảng 450.000 người đã rời nhà tới lánh nạn ở các trung tâm sơ tán.
Công điện khẩn cấp chống bão Rammasun
Ngày 15/7, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão Trung ương - Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn điện ban hành công điện đến Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Phú Yên và các tỉnh Bắc bộ và Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn các bộ: Quốc phòng, Công an, Giao thông vận tải, Công thương, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Thông tin và truyền thông, Ngoại giao, Tài nguyên môi trường, Văn hóa thể thao và du lịch và Tập đoàn dầu khí Việt Nam.
Công điện nêu rõ, đây là cơn bão mạnh, di chuyển nhanh, có khả năng đổ bộ vào đất liền gây mưa lớn tại khu vực Bắc Bộ và còn diễn biến phức tạp. Để chủ động đối phó với diễn biến của bão, Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương và Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn, yêu cầu Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố và các bộ ngành như sau:
Các tỉnh từ Quảng Ninh đến Phú Yên tiếp tục thông báo và hướng dẫn các phương tiện tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí và diễn biến của bão để chủ động vào nơi tránh trú, thoát ra khỏi hoặc không đi vào khu vực nguy hiểm. Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới được xác định là vùng biển phía Bắc vĩ tuyến 13 (vùng nguy hiểm sẽ được điều chỉnh tuy theo diễn biến của bão).
Tùy theo diễn biến cụ thể của bão, các tỉnh chủ động xác định thời điểm cấm tàu thuyền hoạt động trên biển bao gồm tàu thủy sản, du lịch, vận tải đặc biệt là các tàu nhỏ hoạt động ven bờ; tổ chức neo đậu an toàn, kiểm tra và có phương án bảo vệ an toàn người dân sinh sống ven sông, ven biển, lồng bè, khu nuôi trồng thủy sản, các hầm lò, cầu tàu bến cảng.
Các tỉnh miền núi phía Bắc rà soát, chuẩn bị sẵn sàng phương án sơ tán dân ở các điểm có nguy cơ lũ quét , sạt lở bờ sông, suối, sạt lở núi, khu vực hầm lò khai thác khoáng sản đồng thời triển khai các phương án đảm bảo an toàn hồ chứa , đặc biệt đối với hồ chứa đang có nguy cơ mất an toàn và chuẩn bị lực lượng hướng dẫn giao thông tại các khu vực ngầm, đường bị ngập, đò ngang, đò dọc để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện.
Các tỉnh đồng bằng Bắc bộ chủ động cắt tỉa cành cây, rà soát và có phương án tiêu úng cho lúa mới cấy, chống ngập đối với các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng...
Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Bộ quốc phòng chỉ đạo Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển phối hợp với các cơ quan chức năng tiếp tục triển khai việc kêu gọi tàu thuyền vào nơi tránh trú bão; rà soát các phương án, chủ động bố trí lực lượng, phương tiện sẵn sàng thực hiện tìm kiếm cứu nạn và xử lý các tình huống khẩn cấp do bão gây ra.
Các Bộ, ngành khác, theo chức năng nhiệm vụ được giao, chủ động phối hợp chặt chẽ với các địa phương khẩn trương triển khai thực hiện các phương án phòng chống bão, lũ, sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để tổ chức ứng cứu khi có yêu cầu.
Các cơ quan truyền thông, báo, đài tăng cường thời lượng phát tin về diễn biến của bão Rammasun để nhân dân biết và chủ động triển khai phòng tránh.
Tổ chức trực ban nghiêm túc và thường xuyên báo cáo về Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương và Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn
Hữu Tuấn
-
Thủ đoạn giúp liên danh Thuận An, Hiệp Phú, Licogi 14 trúng thầu tại tỉnh Tuyên Quang
-
Quảng Ngãi “thúc” tiến độ Dự án Nhà máy xử lý rác Nghĩa Kỳ sau nhiều lần gia hạn
-
TP.HCM: Công an đẩy nhanh điều tra việc sản xuất, bán thuốc giả, sữa giả
-
Viện Kiểm sát đề nghị mức án đối với các bị cáo trong vụ Vinafood II
-
Cán bộ Cục Đường bộ Việt Nam “cắt” 5% gói thầu nghìn tỷ của Tập đoàn Thuận An -
Tập đoàn Thuận An trục lợi trăm tỷ đồng từ dự án tại Bắc Giang -
Đề nghị truy tố cựu Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Thái Hà -
Cựu Chủ tịch HĐQT Vinafood II vắng mặt trong ngày đầu xét xử -
Phúc thẩm vụ Xuyên Việt Oil: Cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre được giảm 7 năm tù -
Cựu Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Linh Ngọc hầu tòa trong vụ khai thác trái phép đất hiếm -
Xét xử vụ khai thác trái phép đất hiếm lớn nhất, liên quan tới 27 bị cáo
-
SeABank thông báo mời thầu
-
InterContinental Halong Bay Resort chính thức mở cửa
-
Quỹ ngoại vừa có cam kết đầu tư 80 triệu USD vào hệ sinh thái Meey Group là ai?
-
Nhà xưởng xây sẵn cho thuê Spectrum Nghệ An của Soilbuild International đã sẵn sàng bàn giao
-
Kinh Bắc khởi công Khu công nghiệp Tràng Duệ 3, tổng mức đầu tư hơn 8.000 tỷ đồng
-
Lần đầu tiên có thương hiệu sữa toàn cầu do doanh nghiệp Việt đồng sáng lập tại Úc