
-
Bế mạc Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
-
Thủ tướng chỉ đạo các bộ ngành, địa phương tập trung ứng phó với bão số 3 năm 2025 - bão Wipha
-
Hải Phòng sẵn sàng nhiều phương án ứng phó bão số 3 - Wipha
-
Gia Lai sẽ dành gần 250 tỷ đồng chi hỗ trợ điều kiện đi lại, làm việc cho cán bộ sắp xếp -
Lãnh đạo TP. Huế chỉ đạo đẩy nhanh giải phóng mặt bằng dự án cầu Thuận An
Trước diễn biến phức tạp của bão Wipha, từ ngày 16/7, Cục Khí tượng Thủy văn đã phát tin áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông. Sáng sớm 18/7, thông tin chính thức về bão gần Biển Đông được phát đi, và đến trưa 19/7, Cục tiếp tục phát tin bão trên Biển Đông sau khi cơn bão vượt kinh tuyến 120 và tiến vào khu vực.
Đánh giá mức độ nguy hiểm, Cục Khí tượng Thủy văn đã phối hợp với Cục Đê điều và Phòng chống thiên tai tổ chức họp Ban chỉ đạo ứng phó với bão Wipha dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Nguyễn Hoàng Hiệp. Các đơn vị chuyên môn được chỉ đạo xây dựng kịch bản ứng phó, rà soát các khu vực xung yếu, đặc biệt là ven biển và miền núi phía Bắc.
Sáng 19/7, Cục tổ chức họp trực tuyến với các đơn vị nội bộ để cập nhật nhận định mới nhất, xây dựng bản tin dự báo mưa lũ và tác động cụ thể của bão đối với khu vực biển và đất liền. Trọng tâm là chủ động dự báo mưa lớn, giám sát nguy cơ lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh miền núi, đồng thời khuyến nghị người dân, chính quyền địa phương theo dõi sát diễn biến và chuẩn bị các phương án ứng phó.
![]() |
Dự báo quỹ đạo bão trong bản tin 11h ngày 19/7. |
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, đến 11h ngày 19/7, bão Wipha đã mạnh cấp 9 và tăng thêm một cấp so với 24 giờ trước đó. Tâm bão cách bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc) khoảng 1.000 km về phía Đông. Đây là cơn bão thứ 6 trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương và là cơn bão số 3 trên Biển Đông trong năm 2025.
Ông Hoàng Phúc Lâm, Phó giám đốc Trung tâm nhận định, Wipha là cơn bão mạnh, di chuyển nhanh, hoàn lưu lệch về phía Nam và Tây. Dù các trung tâm dự báo quốc tế tương đối thống nhất về quỹ đạo, cường độ bão vẫn có sự chênh lệch. Dự kiến, khi di chuyển vào khu vực phía Đông bán đảo Lôi Châu, bão có thể đạt cường độ cấp 12 - 13, giật cấp 14 - 15, sau đó suy yếu khi đổ bộ đất liền Trung Quốc và giảm còn khoảng cấp 8 - 10 khi vào Vịnh Bắc Bộ.
Trong 24 giờ tới, vùng biển phía Bắc và giữa Biển Đông, đặc biệt là khu vực quần đảo Hoàng Sa sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mạnh, sóng lớn. Gió có thể đạt cấp 10 - 12, giật cấp 15, sóng cao từ 4 - 6m, gây nguy hiểm cho tàu thuyền hoạt động trên biển.
Từ ngày 20 - 21/7, các đảo như Bạch Long Vĩ, Cô Tô, Cát Hải sẽ bắt đầu chịu tác động của gió giật mạnh và mưa lớn. Gần sáng ngày 22/7, vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa có thể xuất hiện gió cấp 7 - 9, sóng biển cao 3 - 5m, kết hợp với thủy triều dâng cao gây nguy cơ ngập úng tại các khu vực trũng thấp ở Quảng Ninh và Hải Phòng.
Theo các mô hình dự báo, từ ngày 21 - 24/7, bão Wipha sẽ gây ra một đợt mưa lớn diện rộng tại Bắc Bộ và các tỉnh từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh. Trong đó, các tỉnh trung du và đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An có thể xuất hiện mưa rất to, lượng mưa lên tới trên 150 mm trong vòng 3 giờ tại một số điểm.
Trên các sông tại Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, khả năng xuất hiện một đợt lũ mới, biên độ lũ lên từ 3 - 6m. Nguy cơ xảy ra ngập lụt vùng trũng, lũ quét, sạt lở đất tại khu vực miền núi các tỉnh như Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An được cảnh báo ở mức cao.
Đối với khu vực đất liền, phạm vi ảnh hưởng rộng khắp Đông Bắc Bộ, lan sang một phần Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Các địa phương như Quảng Ninh, Hải Phòng, Ninh Bình, Hưng Yên và Thanh Hóa được nhận định là các điểm nóng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hoàn lưu bão, cần theo dõi chặt chẽ để triển khai sơ tán dân, gia cố nhà cửa, đảm bảo an toàn hồ đập, vùng nuôi trồng thủy sản.
Cơ quan khí tượng lưu ý, diễn biến cơn bão còn phức tạp và có thể thay đổi khi đi qua đất liền Trung Quốc. Vì vậy, người dân và chính quyền các địa phương cần theo dõi thường xuyên các bản tin cập nhật từ Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, kịp thời điều chỉnh phương án ứng phó phù hợp với tình hình thực tế.
Trên biển, các tàu cá hoạt động gần quần đảo Hoàng Sa và vịnh Bắc Bộ được yêu cầu nhanh chóng di chuyển vào nơi tránh trú an toàn. Các địa phương ven biển, đặc biệt là Quảng Ninh, Hải Phòng, cần rà soát phương án sơ tán dân vùng nguy hiểm, bảo vệ công trình hạ tầng, hệ thống đê điều trước nguy cơ triều cường và nước dâng do bão.
Trên đất liền, chính quyền cần chủ động triển khai các tổ kiểm tra, cảnh báo sớm khu vực có nguy cơ sạt lở, tăng cường lực lượng ứng trực tại các điểm xung yếu, đặc biệt ở khu vực miền núi phía Bắc. Ngành nông nghiệp và môi trường cũng đã kích hoạt các tổ công tác chuyên ngành nhằm giám sát, điều phối ứng phó kịp thời khi bão đổ bộ.

-
Thủ tướng chỉ đạo các bộ ngành, địa phương tập trung ứng phó với bão số 3 năm 2025 - bão Wipha
-
Hải Phòng sẵn sàng nhiều phương án ứng phó bão số 3 - Wipha
-
Gia Lai sẽ dành gần 250 tỷ đồng chi hỗ trợ điều kiện đi lại, làm việc cho cán bộ sắp xếp
-
Lãnh đạo TP. Huế chỉ đạo đẩy nhanh giải phóng mặt bằng dự án cầu Thuận An
-
Bão Wipha có thể gây mưa lớn, lũ quét tại Bắc Bộ từ ngày 21/7 -
Thủ tướng điều động, giao quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường -
Bão Wipha tiến vào Biển Đông, Hà Nội và Bắc Bộ chuẩn bị đối phó mưa lớn -
Thêm 2 cửa khẩu áp dụng tờ khai hải quan cho người xuất nhập cảnh -
Hà Nội dốc toàn lực kiểm soát thị trường, quyết liệt truy quét hàng giả -
Những nội dung quan trọng tại Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII -
Toàn văn phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 12 của Tổng Bí thư Tô Lâm
-
ABAC III Hải Phòng: Kết nối trí tuệ, chia sẻ tầm nhìn, khơi thông ý tưởng
-
Hướng đi mới của bất động sản Cửa Lò: Bắt nhịp phát triển đô thị biển
-
Công ty Biotion Hàn Quốc ký Biên bản Ghi nhớ với Viện nuôi trồng Thủy sản - Đại học Nha Trang về hợp tác kết nối đào tạo
-
Dòng vốn FDI dịch chuyển, bất động sản gần khu công nghiệp hưởng lợi
-
Acecook Việt Nam được vinh danh Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2025
-
BSH khẳng định vị thế với hai trung tâm giám định bồi thường xe cơ giới Bắc - Nam