
-
Thêm 2 cửa khẩu áp dụng tờ khai hải quan cho người xuất nhập cảnh
-
Hà Nội dốc toàn lực kiểm soát thị trường, quyết liệt truy quét hàng giả
-
Toàn văn phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 12 của Tổng Bí thư Tô Lâm
-
Tìm kiếm động lực cho mô hình tăng trưởng mới -
Thủ tướng lập 8 Tổ công tác tháo gỡ khó khăn sản xuất kinh doanh, thúc đẩy đầu tư công
Chiều 18/7, Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức cuộc họp khẩn nhằm triển khai các phương án ứng phó với cơn bão Wipha đang di chuyển nhanh và có khả năng mạnh lên khi tiến vào Biển Đông.
Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, từ đầu năm đến nay, mưa lớn liên tục đã làm đất ngậm nước, làm tăng nguy cơ sạt lở và ngập úng khi xuất hiện thêm mưa lớn do bão.
Dự báo cho thấy bão Wipha sẽ gây mưa diện rộng tại Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ từ ngày 21 - 24/7, với lượng mưa phổ biến 300 - 350mm, có nơi trên 500mm.
Bộ yêu cầu các cơ quan chuyên môn duy trì trực ban 24/24 giờ, rà soát công trình hạ tầng, hồ đập và triển khai lực lượng hỗ trợ các địa phương trọng điểm trước thời điểm bão đổ bộ dự kiến từ đêm 21/7.
![]() |
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Nguyễn Hoàng Hiệp phát biểu tại cuộc họp. |
Vấn đề an toàn công trình thủy lợi, đê điều và đô thị được đặc biệt nhấn mạnh. Tính đến ngày 18/7, hồ Hòa Bình đang xả ba cửa đáy để giảm mực nước trước đợt lũ. Hồ Tuyên Quang cũng đang điều tiết. Các hồ Sơn La, Thác Bà, và hơn 2.500 hồ thủy lợi trong khu vực đều đang được kiểm tra sát sao.
Hiện có 47 hồ đang sửa chữa, nâng cấp và 5 hồ đang xây mới. Ngoài ra, các tuyến đê biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa vẫn còn 20 điểm xung yếu và 7 công trình đang thi công, cần được bố trí lực lượng, vật tư kịp thời để ứng phó.
Tại Hà Nội, Thái Nguyên và nhiều thành phố miền Bắc, nguy cơ ngập úng khi mưa lớn là rất đáng lo ngại. Các địa phương được yêu cầu kiểm tra hệ thống tiêu thoát nước, bảo vệ công trình đang thi công, kho tàng, tài sản và an toàn cư dân tại các khu vực trũng.
Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai, tính đến 11h ngày 18/7, đã có hơn 35.000 phương tiện thủy với gần 150.000 lao động được kiểm đếm, hướng dẫn tránh trú. Trong đó, 790 tàu đang hoạt động gần khu vực Hoàng Sa, nơi có thể bị ảnh hưởng trực tiếp.
Vùng nuôi trồng thủy sản từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa với hơn 126.000 ha diện tích, gần 20.000 lồng bè và hàng nghìn chòi canh đang được cảnh báo sớm. Các địa phương được yêu cầu chủ động sơ tán, thu hoạch sớm nếu điều kiện cho phép.
Lực lượng công an, quân đội, biên phòng được đề nghị phối hợp trong sơ tán dân cư, bảo vệ khu vực ven biển, và hướng dẫn tàu thuyền di chuyển an toàn.
Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết bão Wipha đang di chuyển theo hướng tây bắc với tốc độ 20km/h. Dự kiến sáng 19/7, bão sẽ vào Biển Đông, trở thành bão số 3 của năm.
Các dự báo cho thấy cường độ bão có thể đạt cấp 12, giật cấp 15 khi ở Vịnh Bắc Bộ. Khi ảnh hưởng đến đất liền Bắc Bộ, dự kiến ngày 22/7, cường độ giảm còn khoảng cấp 10 - 11. Điểm đổ bộ còn chênh lệch khoảng 100km giữa các mô hình, do đó vùng ảnh hưởng có thể dao động từ Quảng Ninh đến Nghệ An.
![]() |
Dự báo diễn biến bão WIPHA trong 72 giờ tới, tính từ 7h sáng 18/7. |
Mưa lớn sẽ bắt đầu từ chiều 20/7 do hoàn lưu bão. Đợt mưa chủ yếu diễn ra từ 21 - 24/7, có thể gây lũ quét, sạt lở đất tại vùng núi và ngập úng tại đô thị. Từ 25 - 26/7, một rãnh thấp liên kết với cơn bão khác ở phía bắc có thể tiếp tục gây thêm mưa tại khu vực này.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ báo cáo Chính phủ tổ chức họp trực tuyến toàn quốc vào ngày 20/7, thời điểm bão đã vào Biển Đông và có dữ liệu dự báo rõ ràng hơn. Cuộc họp nhằm thống nhất phương án chỉ đạo, điều phối và hỗ trợ địa phương trong ứng phó thiên tai.
Bộ cũng yêu cầu các địa phương có kế hoạch cụ thể, đặc biệt tại các huyện vùng núi, ven biển và khu vực đang có công trình thi công. Các đơn vị ngoại giao, giao thông cần phối hợp trao đổi với nước bạn về hỗ trợ tránh trú bão cho tàu thuyền.
“Các địa phương cần chuẩn bị kỹ lưỡng, chủ động với nhiều kịch bản, giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và tài sản.”, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp yêu cầu.

-
Thêm 2 cửa khẩu áp dụng tờ khai hải quan cho người xuất nhập cảnh
-
Hà Nội dốc toàn lực kiểm soát thị trường, quyết liệt truy quét hàng giả
-
Những nội dung quan trọng tại Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
-
Toàn văn phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 12 của Tổng Bí thư Tô Lâm
-
Bão Wipha tiến vào Biển Đông, Hà Nội và Bắc Bộ chuẩn bị đối phó mưa lớn -
Tìm kiếm động lực cho mô hình tăng trưởng mới -
Thủ tướng lập 8 Tổ công tác tháo gỡ khó khăn sản xuất kinh doanh, thúc đẩy đầu tư công -
Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn làm Chủ tịch Ủy ban Quốc gia APEC 2027 -
Phấn đấu đưa 100% dịch vụ công lên Cổng Dịch vụ công quốc gia -
Nhiều cải cách lớn đang thực hiện để nâng cao chất lượng thị trường chứng khoán -
Tập trung chuẩn bị tổ chức Đại hội Đảng bộ Bộ Tài chính nhiệm kỳ 2025-2030
-
Hướng đi mới của bất động sản Cửa Lò: Bắt nhịp phát triển đô thị biển
-
Công ty Biotion Hàn Quốc ký Biên bản Ghi nhớ với Viện nuôi trồng Thủy sản - Đại học Nha Trang về hợp tác kết nối đào tạo
-
Dòng vốn FDI dịch chuyển, bất động sản gần khu công nghiệp hưởng lợi
-
Acecook Việt Nam được vinh danh Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2025
-
BSH khẳng định vị thế với hai trung tâm giám định bồi thường xe cơ giới Bắc - Nam
-
PVCFC xuất thêm 30.000 tấn phân bón sang Úc, mở rộng thị trường nhờ đẳng cấp Level One