
-
Tăng trưởng bền vững phải dựa vào thị trường nội địa
-
Thông báo Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
-
Bế mạc Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
-
Thủ tướng chỉ đạo các bộ ngành, địa phương tập trung ứng phó với bão số 3 năm 2025 - bão Wipha
-
Hải Phòng sẵn sàng nhiều phương án ứng phó bão số 3 - Wipha -
Bão Wipha có thể gây mưa lớn, lũ quét tại Bắc Bộ từ ngày 21/7
Câu trả lời của Bộ Khoa học và Công nghệ vừa gửi 7 doanh nghiệp Nhật Bản liên quan đến bất cập quy định về mã số, mã vạch và nhãn hàng hóa chứa nhiều tin tốt, khi các phương án đưa ra đều theo hướng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
![]() |
Bộ Khoa học và Công nghệ thông báo đang nghiên cứu, sửa đổi Nghị định số 74/2018/NĐ-CP theo hướng không thực hiện thủ tục xác nhận sử dụng mã nước ngoài. |
Nhưng cả doanh nghiệp có tên trong danh sách được gửi cũng như nhiều doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lại chưa thể vui mừng ngay, dù đã chờ đợi điều này suốt cả năm qua, sau rất nhiều văn bản gửi các bộ, ngành và gửi cả Thủ tướng Chính phủ.
Các doanh nghiệp nói một cách thận trọng rằng, chỉ có thể bình luận khi nhận được Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 74/2018/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa) với những điều khoản cụ thể.
Thực ra, nếu theo những nội dung ghi trong văn bản trả lời, doanh nghiệp hoàn toàn có thể yên tâm.
Bộ Khoa học và Công nghệ thông báo đang nghiên cứu, sửa đổi Nghị định số 74/2018/NĐ-CP theo hướng không thực hiện thủ tục xác nhận sử dụng mã nước ngoài, thay vào đó, doanh nghiệp tự kê khai và chịu trách nhiệm.
Các kiến nghị về bỏ yêu cầu phải ghi nhãn bằng tiếng Việt với hàng xuất khẩu, sửa quy định phải ghi nội dung nhà nhập khẩu đối với hàng tiêu dùng nhập khẩu… đều được ghi nhận để nghiên cứu, xem xét, đánh giá tác động và trình phương án xử lý nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Vấn đề là, trong nhiều cuộc họp trước đó, khi doanh nghiệp đưa các kiến nghị trên, với nhiều cơ sở thực tiễn để chứng minh, các quy định đó không chỉ bất hợp lý, không có ý nghĩa quản lý nhà nước, mà còn gây tốn kém chi phí không đáng có cho doanh nghiệp, gây khó hiểu cho các đối tác nước ngoài, họ cũng đã nhận được những cam kết sẽ xem xét theo hướng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Thậm chí, tháng 5/2020, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã phải chủ trì một cuộc họp riêng để xử lý vấn đề này, đã yêu cầu Bộ Khoa học và Công nghệ nghiên cứu, sửa đổi quy định theo hình thức một nghị định sửa nhiều nghị định. Song cho đến giờ, mọi lời hứa vẫn đang là… lời hứa.
Thực ra, trong thời gian qua, cũng đã có một số quy định xử lý tình huống cho các doanh nghiệp, bớt đi những khó khăn do thủ tục không thể thực hiện được trong bối cảnh Covid-19, nhưng doanh nghiệp không thể an tâm. Vì cùng lúc, họ phát hiện một số động thái “cài cắm” quy định này vào những văn bản khác, để xử lý phát hiện của doanh nghiệp liên quan việc thiếu cơ sở pháp lý cho quy định về mã số, mã vạch nước ngoài. Cơ quan quản lý cho rằng, đây là một cách để đảm bảo doanh nghiệp dùng đúng mã số, mã vạch của đối tác, không làm nhái, làm giả…
Lòng tin của doanh nghiệp trước những cam kết sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp của nhiều cơ quan quản lý nhà nước càng bấp bênh, khiến khó khăn trong hoạt động kinh doanh càng trở nên nặng nề.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn Báo Đầu tư gần đây về môi trường kinh doanh, ông Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng Viên Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã nói, khi bắt đầu thiết kế các quy định liên quan hoạt động của doanh nghiệp, không thể nghĩ là để phòng ngừa doanh nghiệp, nghĩ doanh nghiệp sẽ gian lận để trục lợi. Mọi quy định chỉ thực sự vì doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp khi bắt đầu bằng trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước với sự thuận lợi của doanh nghiệp.
Một cách sâu xa, đó là tư duy của nhà nước phục vụ, của công chức phục vụ… Khi mọi quy định, hành động được bắt đầu bằng lòng tin, thì mọi lời hứa, dù có thể đôi lúc chậm thực hiện, cũng không phải là vấn đề quá lớn. Điều quan trọng hơn, khi đó, ai cũng sẽ có trách nhiệm với lời hứa, hành động của mình, dù đó là doanh nghiệp hay công chức.

-
Hải Phòng sẵn sàng nhiều phương án ứng phó bão số 3 - Wipha -
Bão Wipha có thể gây mưa lớn, lũ quét tại Bắc Bộ từ ngày 21/7 -
Gia Lai sẽ dành gần 250 tỷ đồng chi hỗ trợ điều kiện đi lại, làm việc cho cán bộ sắp xếp -
Lãnh đạo TP. Huế chỉ đạo đẩy nhanh giải phóng mặt bằng dự án cầu Thuận An -
Thủ tướng điều động, giao quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường -
Bão Wipha tiến vào Biển Đông, Hà Nội và Bắc Bộ chuẩn bị đối phó mưa lớn -
Thêm 2 cửa khẩu áp dụng tờ khai hải quan cho người xuất nhập cảnh
-
ABAC III Hải Phòng: Kết nối trí tuệ, chia sẻ tầm nhìn, khơi thông ý tưởng
-
Hướng đi mới của bất động sản Cửa Lò: Bắt nhịp phát triển đô thị biển
-
Công ty Biotion Hàn Quốc ký Biên bản Ghi nhớ với Viện nuôi trồng Thủy sản - Đại học Nha Trang về hợp tác kết nối đào tạo
-
Dòng vốn FDI dịch chuyển, bất động sản gần khu công nghiệp hưởng lợi
-
Acecook Việt Nam được vinh danh Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2025
-
BSH khẳng định vị thế với hai trung tâm giám định bồi thường xe cơ giới Bắc - Nam