-
Mối lo trên thị trường địa ốc TP.HCM -
Phác thảo bức tranh thị trường bất động sản Long An năm 2025 -
Thanh tra dự án bất động sản có giá tăng bất thường; Hà Nội có thêm 8 dự án nhà ở xã hội -
Chưa thể thanh toán lãi gói trái phiếu 320 triệu USD, Novaland tiếp tục đàm phán giãn nợ -
Để cư dân không phải “ở trọ” trong chính căn nhà của mình -
TP.HCM gỡ vướng 41 dự án, cấp sổ hồng cho 27.575 căn hộ -
Huế đạt tổng doanh thu bất động sản hơn 1.623 tỷ đồng trong năm 2024
Giảm lãi suất chỉ là một phầm trong nỗ lực phá băng bất động sản |
Theo ông Ngân, để phá núi hàng tồn, cần tấn công trên cả 3 hướng, gồm giảm lãi suất “bơm” tín dụng và giảm thêm giá bán.
Chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa dự báo rằng, thị trường bất động sản chỉ có thể phục hồi vững chắc hơn vào năm 2014 hoặc có thể chậm hơn đối với một vài phân khúc thị trường cao cấp, nhưng trong thời gian từ nay đến năm 2014, thị trường này sẽ được tái cơ cấu theo hướng ưu tiên cung ứng nhà giá rẻ để đáp ứng nhu cầu nhà ở thực tế của người dân.
Vì thế, theo ông Nghĩa, việc hỗ trợ lãi suất 6%/năm của gói tín dụng 30.000 tỷ đồng cho người thu nhập thấp mua nhà là “chưa thể tác động ngay đến thị trường”.
Ông Tay Hang Chong, Tổng giám đốc Mekong Bank cũng cho biết, gói vốn 30.000 tỷ đồng mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra sẽ chỉ hỗ trợ thị trường ở mức độ nào đó, bởi mục đích của gói tín dụng này dành riêng cho những người thu nhập thấp và chủ đầu tư triển khai dự án nhà ở xã hội.
“Có thể thấy, tình trạng bất động sản đóng băng hiện nay là do cung vượt quá cầu. Nhiều nhà kinh tế cho rằng, giá bất động sản cần phải giảm hơn nữa để thúc đẩy nhu cầu của người dân. Do đó, nên để thị trường tự điều chỉnh và điểm mấu chốt trong việc giảm hàng tồn kho chính là điều chỉnh về giá”, ông Chong nói.
Trên thực tế, thời gian qua, các ngân hàng thương mại đã rộng cửa hơn đối với tín dụng bất động sản. Thế nhưng, dư nợ đối với tín dụng bất động sản vẫn rất khó tăng trưởng.
Chẳng hạn, gói vốn tín dụng 5.000 tỷ đồng hỗ trợ người mua nhà của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu (Eximbank) được triển khai từ cuối năm 2012, nhưng đến nay, tiến độ giải ngân rất chậm. Nguyên nhân, theo Chủ tịch HĐQT Eximbank Lê Hùng Dũng, là do thị trường bất động sản trầm lắng, mức cầu về đầu cơ đã gần như bằng không, nên trên thị trường chỉ xuất hiện những giao dịch có nhu cầu thực của những người mua nhà để ở. Trong khi đó, không nhiều người thu nhập thấp có đủ tiền để mua nhà trong tình hình khó khăn hiện nay.
“Với chính sách hỗ trợ lãi suất cho người thu nhập thấp mua nhà sắp được triển khai, chưa hẳn vốn sẽ đến được đúng đối tượng cần hỗ trợ, bởi những người thu nhập thấp khó có khả năng mua được căn nhà có diện tích dưới 70 m2, với giá dưới 14 triệu đồng/m2”, ông Dũng nói và cho rằng, ngoài việc giảm lãi suất và đẩy mạnh chính sách tín dụng đối với thị trường này, thì giá bất động sản cũng phải giảm thêm thì mới tiêu thụ được hàng.
Thùy Vinh
-
Kinh doanh kiểu Mỹ ở… Phú Quốc -
Ra mắt Công ty CP Đất Xanh Nam Miền Trung, giới thiệu dự án One River “resort trong lòng phố” -
Vinhomes Riverside được vinh danh "Khu đô thị tốt nhất Việt Nam 2018" -
Đề xuất phương án phục hồi thành Điện Hải -
Hà Nội công bố Đồ án thiết kế đô thị tuyến đường Vành đai 2 -
Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất tỉnh Bắc Ninh đến 2020 -
Ba tiêu chuẩn sống còn về hệ thống PCCC ở chung cư cao tầng
-
1 Khó dò đường cho thị trường vàng thế giới năm 2025 -
2 Bộ Giao thông Vận tải lập tổ công tác triển khai tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
3 Sắp thu phí cao tốc do Nhà nước trực tiếp quản lý, khai thác -
4 Đề xuất đầu tư 950 tỷ đồng nâng cấp 32 km Quốc lộ 9B đoạn qua Quảng Bình -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 19/1
- Shanghai Electric giới thiệu các công nghệ phát triển bền vững tại Hội nghị thượng đỉnh năng lượng tương lai thế giới
- Trò chơi máy tính trực tuyến huyền thoại nhiều người chơi Gunbound quay trở lại
- Xuân Quê hương 2025 - “Việt Nam vươn lên trong Kỷ nguyên mới”
- Nutifood mang xuân yêu thương đến nhiều hoàn cảnh khó khăn
- Mouser Electronics bố sung hơn 10.000 linh liện mới vào danh mục phân phối
- Giá dầu tăng cao tác động đến logistics toàn cầu: Tối ưu chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn