-
Khu Đông Thủ đô sôi động, nhà đầu đầu đổ về vùng ven “săn” đất -
TP.HCM: Nhà ở riêng lẻ cho phép xây dựng tối đa 1 tầng hầm -
Nhà đầu tư bất động sản chọn shophouse như thế nào để xuống tiền? -
Cần Thơ đấu giá nhiều khu “đất vàng” -
Princess’s Manor - Làn gió mới mang hơi thở Nhật Bản tại xứ Thanh -
Cần Thơ mời gọi đầu tư khu nhà ở xã hội cho công nhân, vốn 186 tỷ đồng -
Bình Định đẩy nhanh tiến độ loạt dự án nhà ở xã hội
Đây là nghị quyết chuyên đề thứ hai của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội trong nhiệm kỳ này. Trước đó, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết 06/NQ-TU về “phát triển du lịch Thủ đô giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo” với mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Thành ủy Hà Nội đánh giá, thời gian qua, công tác giải phóng mặt bằng đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện đạt nhiều kết quả tích cực, một số lĩnh vực có chuyển biến rõ rệt. Từ năm 2010 đến tháng 6/2016, trên địa bàn Thành phố có 3.073 dự án phải thực hiện thu hồi đất; đã hoàn thành giải phóng mặt bằng 1.711 dự án, với tổng diện tích đất hơn 8.462ha; chi trả hơn 54.829 tỷ đồng tiền bồi thường, hỗ trợ cho 213.554 tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và bố trí tái định cư cho 9.924 hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển chỗ ở. Những kết quả đó đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị - xã hội và đóng góp tích cực vào thành tựu chung của sự nghiệp xây dựng, phát triển Thủ đô trong những năm qua.
Tuy nhiên, công tác giải phóng mặt bằng vẫn là công việc có rất nhiều khó khăn, phức tạp và còn bộc lộ một số hạn chế, yếu kém: Tiến độ giải phóng mặt bằng của phần lớn các dự án, kể cả một số dự án trọng điểm còn chậm; việc giải quyết yêu cầu tái định cư chưa đồng bộ, có mặt còn bất cập; tình trạng khiếu nại liên quan đến giải phóng mặt bằng vẫn diễn biến phức tạp; việc công khai, minh bạch trong cơ chế, chính sách và tổ chức thực hiện còn hạn chế; công tác tuyên truyền, vận động có lúc, có dự án chưa được thực hiện sâu rộng; còn thiếu các giải pháp đột phá về trình tự, thủ tục, tổ chức thực hiện nhiệm vụ giải phóng mặt bằng.
Trong giai đoạn tới, Hà Nội đặt ra mục tiêu phấn đấu hoàn thành giải phóng mặt bằng khoảng 2.700 dự án (trong đó có 52 dự án, công trình trọng điểm) với diện tích thu hồi đất gần 6.000 ha, liên quan tới trên 80.000 hộ dân, số tiền bồi thường, hỗ trợ khoảng 60.000 tỷ đồng, cần bố trí tái định cư cho khoảng 19.000 hộ dân. Thành ủy Hà Nội cũng xác định mục tiêu của Nghị quyết 08 là nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, ổn định cuộc sống cho người bị thu hồi đất, bảo đảm bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ; có cơ chế, chính sách để khuyến khích người phải di chuyển chỗ ở thực hiện tái định cư tự nguyện, được tự lựa chọn hình thức tái định cư bằng việc nhận nhà hoặc nhận tiền, phù hợp với nhu cầu, khả năng của các hộ dân. Giảm dần các vụ việc khiếu kiện, không để phát sinh “điểm nóng” và tình trạng khiếu kiện đông người do nguyên nhân thu hồi đất, giải phóng mặt bằng. Thành ủy Hà Nội cũng xác định, việc giải phóng mặt bằng xây dựng đường giao thông cần triển khai đồng bộ với việc cải tạo, chỉnh trang tuyến phố.
Hà Nội đặt mục tiêu hoàn thành giải phóng mặt bằng khoảng 2.700 dự án, trong đó có 52 dự án, công trình trọng điểm. Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet |
Để thực hiện mục tiêu trên, Thành ủy Hà Nội yêu cầu tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị trong công tác giải phóng mặt bằng, đưa việc lãnh đạo công tác giải phóng mặt bằng vào chương trình công tác hằng năm của cấp ủy và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên cần tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả cao. Người đứng đầu cấp ủy, đơn vị chịu trách nhiệm trước cấp ủy cấp trên về kết quả công tác giải phóng mặt bằng của địa phương, đơn vị mình, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phổ biến, quán triệt sâu sắc cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác giải phóng mặt bằng, nâng cao nhận thức, ý thức và trách nhiệm của mỗi tổ chức, cá nhân đối với công tác này.
Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác giải phóng mặt bằng, chú trọng nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền các cấp, gắn với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện, đổi mới cơ chế, chính sách, quy trình và phương pháp tổ chức thực hiện, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giải phóng mặt bằng của Thành phố.
Thành ủy Hà Nội cũng định hướng việc xây dựng cơ chế, chính sách, sử dụng vốn Nhà nước và huy động các nguồn lực xã hội hợp pháp để giải phóng mặt bằng thực hiện dự án và giải phóng mặt bằng theo quy hoạch, tạo quỹ đất “sạch” chuẩn bị mặt bằng thực hiện dự án, nhất là các dự án trọng điểm, dự án FDI để kêu gọi đầu tư, dự án đấu giá quyền sử dụng đất để tạo nguồn lực tài chính cho Thành phố. Khi đấu giá quyền sử dụng đất, có cơ chế tài chính linh hoạt để sử dụng một phần tiền sử dụng đất thu được tiếp tục đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, tạo quỹ đất đấu giá. Các dự án có quy mô sử dụng đất lớn, dự án công trình theo tuyến, xem xét tách thành tiểu dự án giải phóng mặt bằng và phê duyệt để giải phóng mặt bằng trước khi tổ chức thực hiện thi công.
Thành phố cho cơ chế khuyến khích các hộ gia đình đủ điều kiện tái định cư được nhận hỗ trợ bằng tiền để tự lo tái định cư theo phương thức tự nguyện. Định hướng, có chính sách khuyến khích và đặt hàng các doanh nghiệp xây dựng nhà tái định cư theo tiêu chuẩn nhà ở để phục vụ nhu cầu tái định cư. Có phương án sử dụng hiệu quả quỹ đất 20% tại các dự án để xây dựng nhà tái định cư hoặc tạo vốn xây dựng nhà tái định cư; đầu tư các dự án khu đô thị có quy mô phù hợp theo các tiêu chuẩn nhà ở thương mại, có đủ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội để phục vụ tái định cư và do các nhà đầu tư quản lý, vận hành. Đa dạng hình thức tái định cư, tạo điều kiện cho người bị thu hồi đất được lựa chọn hình thức tái định cư phù hợp.
Đối với khu vực nông thôn ngoài vùng quy hoạch phát triển đô thị, giao UBND các huyện quyết định đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư để giao đất cho các hộ dân. Nghiên cứu, xem xét phương án xây dựng nhà ở chung cư tại các khu vực phù hợp (các khu vực nông thôn nhưng nằm trong quy hoạch phát triển đô thị đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050) để phục vụ tái định cư chung cho khu vực.
Căn cứ quy định của Trung ương và thực tế của Thành phố, Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố chỉ đạo rà soát, bổ sung và điều chỉnh về trình tự, thủ tục, quy trình và phương pháp tổ chức thực hiện; đồng bộ các chính sách giải phóng mặt bằng, đặc biệt là công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo hướng quan tâm quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người bị thu hồi đất.
-
Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) vẫn còn nhiều lấn cấn -
Luật Nhà ở sẽ có chính sách đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội -
Phương pháp thặng dư đang bị thu hẹp điều kiện áp dụng? -
Thị trường bất động sản dần lấy lại sinh khí -
Diễn biến giá căn hộ chung cư tại Hà Nội -
Lo doanh nghiệp bất động sản hụt vốn, Sở Xây dựng Quảng Ngãi gửi kiến nghị riêng -
Giá đất tính theo phương pháp thặng dư: Tính sao cho hợp lý?
-
Đà Nẵng: Nhiều chung cư, nhà tập thể xuống cấp mức nguy hiểm -
Vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Ngày mai, Trương Mỹ Lan và các đồng phạm tiếp tục hầu tòa -
Quảng Bình: Người dân mỏi mòn chờ doanh nghiệp hoàn thành tuyến đường 1,8 km -
Xử lý 4.257 vụ hàng lậu, hàng giả trong 1 tháng, thu nộp ngân sách 38 tỷ đồng
- VCB Digibank cập nhật tính năng chuyển tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
- Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi
- Carlsberg Việt Nam ủng hộ hơn 1,1 tỷ đồng hỗ trợ vùng ảnh hưởng do bão Yagi gây ra
- Hành trình thúc đẩy đa dạng, bình đẳng và hòa nhập (DEI) tại Suntory PepsiCo Việt Nam
- Cán bộ nhân viên Vietcombank ủng hộ một ngày lương hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
- Các quỹ phòng hộ lạc quan về Microsoft Corporation