
-
An Giang kêu gọi đầu tư hạ tầng 4 khu công nghiệp
-
Cần Thơ xem xét, giải quyết khó khăn, vướng mắc tại các dự án bất động sản
-
Thị trường bất động sản sớm phục hồi trong năm 2023
-
Sở hữu chung cư có thời hạn: Những câu hỏi cần giải đáp thỏa đáng -
Tái cấu trúc ngành bất động sản mới ở giai đoạn đầu -
Quyền sở hữu nhà của cá nhân nước ngoài có gắn với quyền sử dụng đất? -
Chính thức đề xuất quy định mới về sở hữu nhà chung cư
![]() |
Ảnh minh họa |
Trong bối cảnh thị trường bất động sản chung năm 2022 ghi nhận nhiều biến động tiêu cực, hàng loạt đại gia phân khúc nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, bất động sản du lịch đều gặp khó trong hoạt động kinh doanh, thậm chí phải đối mặt với những khoản lỗ kỷ lục, thì các chủ đầu tư bất động sản khu công nghiệp vẫn “sống khỏe”.
Báo cáo tài chính của Tổng công ty Đầu tư phát triển đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam (IDICO) cho biết, doanh thu thuần doanh nghiệp này ghi nhận được năm qua đã tăng gấp đôi so với năm 2021, đạt 8.242 tỷ đồng. Trong cơ cấu doanh thu, mảng dịch vụ khu công nghiệp trở thành nguồn thu lớn nhất, mang về hơn 4.200 tỷ đồng cho IDICO, tương đương gần 50% doanh thu hợp nhất và tăng gấp 6 lần so với năm 2021. Kết thúc năm 2022, chủ đầu tư khu công nghiệp này ghi nhận mức lãi sau thuế 2.596 tỷ đồng, tăng tới 4,5 lần năm liền trước và là mức lãi cao nhất kể từ khi thành lập.
Tương tự, “ông lớn” bất động sản công nghiệp Viglacera cũng ghi nhận doanh thu thuần năm qua tăng 30%, đạt gần 14.600 tỷ đồng. Đáng chú ý, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp cũng đạt 1.931 tỷ đồng, vượt 37% chỉ tiêu đặt ra trong năm.
Được biết, doanh nghiệp này trước đây chuyên sản xuất vật liệu xây dựng, nhưng những năm gần đây, cho thuê bất động sản, hạ tầng khu công nghiệp đã trở thành nguồn thu lớn thứ hai của Viglacera với hơn 3.338 tỷ đồng, đóng góp gần 1/4 tổng doanh thu hợp nhất.
Đại gia bất động sản khu công nghiệp phía Nam là Becamex cũng ghi nhận mức tăng trưởng dương 16% ở chỉ tiêu lợi nhuận, đạt gần 1.724 tỷ đồng trong năm 2022.
Bước sang năm 2023, thị trường bất động sản vẫn đối mặt với nhiều thách thức, song phân khúc bất động sản công nghiệp được đánh giá sẽ tiếp tục hưởng lợi từ chính sách nới lỏng sau Covid-19 và chiến lược đầu tư Trung Quốc + 1 của các nhà đầu tư.
Số liệu từ Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp trên cả nước có xu hướng tăng, đạt trên 80%. Một số khu công nghiệp tại Hà Nội, TP.HCM, Đồng Nai, Bắc Ninh, Bắc Giang và Bình Dương được lấp đầy gần như hoàn toàn. Trong đó, Bình Dương là địa phương có tỷ lệ lấp đầy cao nhất, khi có 29 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với tỷ lệ lấp đầy đạt trên 95%.
Bên cạnh đó, giá thuê đã tăng khoảng 10% so với kỳ trước. Cụ thể, tại khu vực TP.HCM ghi nhận giá thuê trung bình cao nhất, dao động 180-300 USD/m2/chu kỳ thuê; tiếp theo là Long An khoảng 125-275 USD/m2/chu kỳ thuê; Bình Dương 100-250 USD/m2/ chu kỳ thuê; Đồng Nai 100-200 USD/m2/chu kỳ thuê…
Tại TP. Hải Phòng thuộc khu vực phía Bắc, bất động sản công nghiệp cũng là phân khúc giữ được sự ổn định và tăng trưởng tốt khi nguồn cung mới liên tục được bổ sung thông qua các dự án phát triển hạ tầng khu công nghiệp mới.
Ông Nguyễn Hoàng Long, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng chia sẻ, trong năm 2023, Thành phố đã lên kế hoạch khởi công nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa tại sân bay Cát Bi. Nhà ga hàng hóa, cùng với các bến mới 3-4-5-6 của Cảng Lạch Huyện đang được triển khai xây dựng sẽ tạo ra sự đa dạng trong hoạt động logistics của Hải Phòng.
Tại Hải Dương đang cùng lúc triển khai xây dựng hạ tầng 6 khu công nghiệp mới gồm: Gia Lộc, An Phát 1, Kim Thành, Tân Trường mở rộng, Đại An mở rộng và Phúc Điền mở rộng. Theo Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương, 6 dự án mới đang triển khai có tổng diện tích bằng 77% diện tích 11 khu công nghiệp đang hoạt động. Các khu công nghiệp mới được nhận định có lợi thế rất lớn trong thu hút đầu tư.
Không ít doanh nghiệp thời gian qua đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực bất động sản công nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu khi làn sóng đầu tư quốc tế đổ về. Đơn cử, FECON Hiệp Hòa vừa nhận được quyết định trở thành chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật của Dự án Cụm khu công nghiệp Danh Thắng - Đoan Bái tại Bắc Giang với diện tích 75 ha, tổng mức đầu tư gần 1.000 tỷ đồng.
Tại Bình Dương, bên cạnh việc triển khai thi công Khu công nghiệp VSIP III theo mô hình khu công nghiệp xanh, thông minh và bền vững, thì tới đây, doanh nghiệp này sẽ tiếp tục mở rộng thêm các khu công nghiệp mới.
Chia sẻ về tiềm năng của thị trường, bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman & Wakefiled cho rằng, so với Malaysia, Philippines hay Indonesia, giá đất công nghiệp tại Việt Nam vẫn còn tương đối thấp. Vì vậy, cùng với các yếu tố khác, Việt Nam có nhiều tiềm năng trở thành trung tâm công nghiệp hàng đầu khu vực.

-
Khám phá “vườn Nhật trên mây” lần đầu tiên xuất hiện phía Tây Hà Nội -
Bất động sản thương mại tăng nhiệt, mô hình Mega Complex hút nhà đầu tư -
Đà Nẵng thu hồi, tổ chức bán đấu giá đối với 44 cơ sở nhà, đất -
Hòa Phát đặt mục tiêu có 10 khu công nghiệp trong 10 năm tới -
Đại đô thị biển Vinhomes hấp dẫn khách hàng nhờ tiến độ thi công ấn tượng -
Đà Lạt sẽ là đô thị phát triển du lịch quốc gia, có đặc trưng về di sản -
Masterise Homes: “Tiến độ quan trọng, nhưng chất lượng luôn là hàng đầu”
-
Home Credit lên tiếng về việc cảnh sát phong tỏa công ty
-
Khai trừ khỏi Đảng nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Trương Minh Hiến
-
Lâm Đồng: 13 dự án năng lượng chậm tiến độ
-
Để hơn 560 tỷ đồng ngân sách không bị “vùi chôn” cùng đường nối cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Bài 2: Luật vướng cần gỡ, nhưng phải sòng phẳng
-
Hội thảo khảo sát môi trường đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp điện tử Trung Quốc
-
TKV: Ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý kỹ thuật công nghệ, quản trị chi phí khối khoáng sản - hóa chất
-
Ứng dụng gọi xe đầu tiên có lãi tại Việt Nam
-
ICAEW xây dựng cộng đồng Chartered Accountant vững mạnh tại Việt Nam
-
Bosch Việt Nam đạt chứng nhận “Great Place to Work” năm 2023
-
Sika tổ chức triển lãm “Hành trình 30 năm xây dựng niềm tin tại Việt Nam”