
-
Hải Phòng dành 433,19 ha đất phát triển dự án nhà ở xã hội trong năm 2022
-
TS. Lê Xuân Nghĩa: Giá bất động sản có thể giảm tới 30% trong năm tới, nhưng sẽ phục hồi nhanh
-
Khách hàng Hà Nội hào hứng tới dự lễ ra mắt dự án Centa Riverside Từ Sơn
-
Cần cơ quan độc lập quản lý giá đất -
Cơ hội “bung” hàng trăm ngàn căn nhà ở xã hội -
Giao thông - chìa khóa giúp Tây Nguyên chuyển mình -
Thị trường bất động sản siêu sang không còn là sân chơi của chủ đầu tư ngoại
Công ty cổ phần DKRA Việt Nam (DKRA Vietnam) vừa công bố Báo cáo thị trường bất động sản nhà ở Đà Nẵng và vùng phụ cận 6 tháng đầu năm 2022.
Theo DKRA Việt Nam, do áp lực chi phí đầu vào tăng, lạm phát, lãi suất cao, nên mặt bằng giá sơ cấp có xu hướng tăng, trong khi giá bán thứ cấp không có nhiều biến động.
Sáu tháng đầu năm 2022, cùng với sự phục hồi của ngành du lịch, thị trường bất động sản nhà ở Đà Nẵng và vùng phụ cận ghi nhận những tín hiệu khởi sắc về nguồn cung và tình hình tiêu thụ ở hầu hết phân khúc.
![]() |
Thị trường bất động sản nhà ở Đà Nẵng và vùng phụ cận ghi nhận những tín hiệu khởi sắc |
Ở loại hình bất động sản nghỉ dưỡng, thị trường tiếp tục xu hướng chia sẻ lợi nhuận. Các dự án được vận hành bởi thương hiệu quốc tế vẫn là ưu tiên lựa chọn hàng đầu của khách hàng.
Dự báo nửa cuối năm 2022, nguồn cung tăng ở hầu hết phân khúc, sức cầu chung toàn thị trường có thể hồi phục, nhưng khó có sự tăng trưởng đột biến trong ngắn hạn.
Phân khúc đất nền trong nửa đầu năm 2022 có 11 dự án mở bán, cung cấp ra thị trường 1.556 nền, tăng 66% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ tiêu thụ trên nguồn cung mới đạt khoảng 60%.
Nhìn chung, nguồn cung mới tăng đáng kể so với cùng kỳ năm 2021, nhưng vẫn ở mức thấp so với giai đoạn 2018 trở về trước. Mặt bằng giá sơ cấp ghi nhận mức tăng trung bình khoảng 18%, giá bán thứ cấp tăng 5 - 15% so với cùng kỳ năm 2021. Thanh khoản thứ cấp ở mức khá thấp.
Phân khúc căn hộ trong 6 tháng đầu năm 2022 có 5 dự án mở bán, tập trung toàn bộ tại Đà Nẵng, cung cấp ra thị trường 386 căn, tăng 93% so với cùng kỳ năm 2021. Tỷ lệ tiêu thụ ở mức thấp, chỉ đạt 44% (khoảng 170 căn).
Tại Quảng Nam, DKRA Việt Nam cho biết, không ghi nhận nguồn cung mới mở bán và tình trạng khan hiếm có thể kéo dài trong 2 - 3 năm tới.
Phân khúc căn hộ hạng C tiếp tục giữ vị trí chủ đạo, chiếm 60% tổng nguồn cung mới trong kỳ, đa phần là người mua tại Đà Nẵng với nhu cầu ở thực. Mặt bằng giá sơ cấp và thứ cấp duy trì ổn định. Trong giai đoạn này, các chủ đầu tư tiếp tục áp dụng nhiều chính sách hỗ trợ khách hàng như giãn tiến độ thanh toán, ân hạn nợ gốc, hỗ trợ lãi vay…
Phân khúc nhà phố - biệt thự ghi nhận 7 dự án mở bán trong 6 tháng đầu năm 2022, cung cấp ra thị trường 656 căn, tăng 91% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ tiêu thụ chung trên toàn thị trường đạt 83%, gấp 2,5 lần so với 6 tháng đầu năm 2021. Nguồn cung tập trung chủ yếu ở Đà Nẵng và Quảng Nam.
Những sản phẩm có diện tích 85 - 150 m2, với mức giá trung bình khoảng 3,5 - 8 tỷ đồng/căn thu hút sự quan tâm của thị trường. Giá bán sơ cấp tăng nhẹ, khoảng 1,5% so với cùng kỳ, còn giá bán thứ cấp tiếp tục xu hướng đi ngang và không có nhiều biến động.
Loại hình bất động sản nghỉ dưỡng cũng ghi nhận sự gia tăng về nguồn cung so với cùng kỳ năm 2021, song vẫn còn khá khiêm tốn so với những địa phương phát triển du lịch khác.
Cụ thể, ở phân khúc biệt thự nghỉ dưỡng, thị trường đón nhận nguồn cung mới đến từ 3 dự án với 103 căn, gấp 6,8 lần so với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ tiêu thụ đạt 54%. Lượng tiêu thụ trong kỳ hầu hết tập trung vào những dự án được phát triển bởi các chủ đầu tư lớn, uy tín, giá bán sơ cấp ghi nhận mức tăng 8 - 10% so với nửa đầu năm 2021.
Phân khúc condotel chứng kiến sự gia tăng nguồn cung so với cùng kỳ năm 2021. Trong 6 tháng đầu năm 2022, thị trường Đà Nẵng và vùng phụ cận ghi nhận 177 căn condotel mở bán đến từ 2 dự án. Tỷ lệ tiêu thụ trên nguồn cung mới rất khiêm tốn, chỉ đạt 24%.
Mới đây, UBND tỉnh Quảng Nam đã tổ chức rà soát các vị trí đất, đoạn đường, tuyến đường chưa có giá quy định tại bảng giá đất, phần nào giúp khơi thông thị trường bất động sản địa phương này.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị có liên quan thường xuyên khảo sát giá đất để xây dựng cơ sở dữ liệu giá giao dịch từ chuyển nhượng bất động sản, làm căn cứ để tham mưu UBND tỉnh quy định hệ số điều chỉnh giá đất hàng năm sát với giá giao dịch thực tế cũng giúp thị trường bất động sản dần được thanh lọc, đi vào ổn định.
Còn theo Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ngãi, trong quý II/2022, do ảnh hưởng nhiều yếu tố như giá nguyên vật liệu tăng cao, các ngân hàng siết chặt việc cho vay đầu tư bất động sản. Do đó, ngành bất động sản gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai đầu tư xây dựng. Hầu hết giao dịch bất động sản trong thời gian qua chủ yếu là mua bán các lô đất thổ cư. Hàng tồn kho của các dự án còn nhiều, nhưng vẫn neo ở giá cao, dẫn đến việc người dân có nhu cầu ở thực khó tiếp cận.
Về giá bất động sản trong thời gian tới, các nhà chuyên môn nhận định có dấu hiệu tăng vì chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng tăng cao, vật liệu xây dựng và các yếu tố đầu tư xây dựng đều tăng, khung giá đất trong năm 2022 được điều chỉnh tăng, thủ tục trong quá trình triển khai thực hiện dự án kéo dài dẫn đến tăng chi phí đầu tư.

-
Bất động sản Phát Đạt khẳng định không liên quan đến dự án tại khu đất 104 Nguyễn Văn Cừ -
“Thổi lửa” miền Trung, FLC đầu tư xây 10 sân golf tại Quảng Bình -
Lotus Residences cam kết lợi nhuận 1,7 tỷ đồng/3 năm -
Canada gây "sốc" với dự án xây tháp cao 20km đưa phi hành gia lên vũ trụ -
Hà Nội: Quy hoạch 60.323 m2 xây dựng Khu đô thị phía Nam Thủ đô -
Dự án Blooming Towers hoàn thành toà tháp 37 tầng vào tháng 10 -
Indochina thực hiện dự án BT Công viên Cầu Giấy
-
CADA đánh dấu trăm năm thành lập với tuyệt tác di sản cà phê Fine Robusta
-
Những "họa sỹ nhí" từ cuộc thi "Kì nghỉ mơ ước" cùng Mường Thanh sắp lộ diện
-
PJICO tiếp tục nằm trong Top 10 Công ty bảo hiểm phi nhân thọ uy tín năm 2022
-
KBank vào thị trường Việt Nam với mục tiêu tiếp cận 1,2 triệu khách hàng trong năm tới
-
“Muốn thành công thì không thể sợ mắc sai lầm”
-
Herbalife đồng hành cùng đoàn thể thao Việt Nam tham dự Para ASEAN Games 11