Bức tranh ngày xây dựng sau 1 năm đối mặt khó khăn
Q.Hưng - 29/03/2021 12:45
 
Vietnam Report vừa công bố báo cáo nghiên cứu về thị trường xây dựng, vật liệu xây dựng Việt Nam 2021 với dự báo cơ hội bứt phá của các doanh nghiệp ngành này trong thời gian tới.
.
Top 10 Nhà thầu Xây dựng uy tín năm 2021.

Theo đó, Top 10 nhà thầu xây dựng uy tín năm 2021 gồm: Công ty cổ phần xây dựng Coteccons, Công ty cổ phần tập đoàn xây dựng Hòa Bình, Tập đoàn đầu tư xây dựng Ricons, Công ty TNHH đầu tư xây dựng Unicons, Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex), Công ty cổ phần FECON (nhảy từ vị trí thứ 10 năm trước lên thứ 6 năm nay), Công ty cổ phần Ecoba Việt Nam, Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Newtecons, Công ty TNHH tập đoàn Xây dựng Delta và Công ty cổ phần xây dựng Phục Hưng Holdings.

Thống kê 5 nhà thầu cơ điện uy tín năm 2021 gồm: Công ty cổ phần dịch vụ và kỹ thuật cơ điện lạnh REE, Công ty cổ phần kỹ nghệ lạnh (Searefico), Công ty cổ phần cơ điện Đoàn nhất, Công ty cổ phần kỹ thuật Sigma, Công ty cổ phần Hawee cơ điện.

.
Top 5 Nhà thầu Cơ điện Việt Nam uy tín năm 2021.

Còn top 10 công ty vật liệu xây dựng uy tín năm 2021 lần lượt thuộc về: Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát, Tổng công ty Viglacera (CTCP), Công ty cổ phần Vicostone, Công ty cổ phần nhựa thiếu niên tiền phong, Công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen, Công ty cổ phần gỗ An Cường, Công ty cổ phần nhựa Bình Minh, Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1, Công ty cổ phần đầu tư Phan Vũ, Công ty TNHH Siam City Cement (Việt Nam).

.
Top 10 Công ty Vật liệu xây dựng uy tín năm 2021.

Theo đơn vị khảo sát, ngành xây dựng Việt Nam bước vào giai đoạn “trưởng thành” từ năm 2016. Các doanh nghiệp trong ngành đã dần khẳng định được vị trí của mình trong lĩnh vực xây dựng công trình, vật liệu xây dựng, kiến trúc và quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị. Năng lực xây dựng công trình có nhiều tiến bộ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về xây dựng, kể cả những công trình quy mô lớn, đòi hỏi chất lượng cao, công nghệ hiện đại ở trong và ngoài nước, từng bước thay thế các doanh nghiệp nước ngoài, từ đó tích cực thay đổi diện mạo đất nước ta theo hướng hiện đại hơn.

Tuy nhiên, đang trong giai đoạn “trưởng thành”, ngành xây dựng vấp phải 2 cú sốc lớn: một là sự “chững” lại của thị trường bất động sản – nguồn cung của ngành trong năm 2019; hai là đại dịch COVID-19 trong năm 2020. Theo Tổng cục Thống kê, năm vừa qua, ngành xây dựng tăng 6,76%, giảm đáng kể so với mức tăng trưởng trong giai đoạn 2015-2019, đóng góp 0,5% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.

Nếu như năm 2019 thị trường bị chững lại chủ yếu do yếu tố pháp lý thì bước sang năm 2020, khó khăn chủ yếu đến từ những gián đoạn, bất ổn do dịch bệnh. COVID-19 đã thay đổi cách thế giới vận hành và theo đó tác động đáng kể đến lĩnh vực xây dựng – lĩnh vực lớn nhất trong nền kinh tế toàn cầu với 13% GDP.

Trong đó, những thay đổi lớn nhất bao gồm: (1) Có nhiều nhà đầu tư lớn và thông thái hơn tham gia xây dựng với yêu cầu cao hơn về quy mô và phân phối dự án; (2) Gia tăng mức độ quan tâm của khách hàng đối với các tòa nhà “thông minh” (ứng dụng kỹ thuật số như IoT, sử dụng năng lượng, vận hành hiệu quả…); (3) Khách hàng chú trọng nhiều hơn đến tính bền vững trong ngành; (4) Lao động lành nghề trở nên khan hiếm và đắt đỏ; và (5) Các quy định và quy tắc xây dựng đang thay đổi, trở nên hài hòa hơn để tạo ra phương pháp xây dựng tiêu chuẩn. Một thị trường thay đổi, cùng với tiến bộ công nghệ và những nhân tố mới có tính đột phá sẽ tạo ra cú hích thay đổi toàn diện hoạt động của ngành. Những cú hích như công nghệ sản xuất mới, quá trình số hóa sản phẩm, số hóa các kênh bán hàng, công nghệ vật liệu mới đều được dự báo tăng lên so với giai đoạn trước.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Bất động sản