
-
Cả nước có 9 địa phương không còn nhà tạm, nhà dột nát
-
Doanh nghiệp địa ốc phía Nam chưa hết khó
-
Những “tay chơi” mới nổi trên thị trường địa ốc
-
Điểm danh những dự án nhà ở xã hội tại nội thành Hà Nội -
Hà Nội mở bán 308 căn nhà ở xã hội gần Vinhomes Riverside, giá chỉ 16 triệu đồng/m2 -
Bất động sản Bình Dương sắp có đợt biến động giá mới -
Bất động sản công nghiệp giữ thăng bằng giữa bão thuế quan
![]() | ||
TP Hà Nội quy định việc tách thửa chỉ được phép khi đất mới có diện tích không nhỏ hơn 30m2. |
Theo đó, hạn mức giao đất ở mới, thành phố quy định: Các phường tối thiểu là 30m2, tối đa 90m2; các xã giáp ranh các quận và thị trấn tối thiểu 60m2, tối đa 120m2; các xã vùng đồng bằng tối thiểu 80m2, tối đa 180m2; các xã vùng trung du tối thiểu 120m2, tối đa 240m2; các xã miền núi tối tiểu 150m2, tối đa 300m2.
Tuy nhiên, hạn mức giao đất ở mới này không áp dụng cho trường hợp giao đất tại các dự án phát triển nhà ở theo quy hoạch, các dự án đấu giá quyền sử dụng đất để xây dựng nhà ở. Thành phố không điều chỉnh lại diện tích đất ở ghi trên giấy chứng nhận đã cấp trước ngày Nghị định 181/2004/NĐ-CP có hiệu lực và giấy chứng nhận đã cấp theo Quyết định 23/2005/QĐ-UB và Quyết định 111/2005/QĐ-UB của thành phố…
Về tách thửa,các thửa đất được hình thành từ việc tách thửa phải đảm bảo đủ các điều kiện như: Có chiều rộng mặt tiền và chiều sâu so với chỉ giới xây dựng (đường giới hạn cho phép xây dựng công trình trên thửa đất) từ 3m2 trở lên, có diện tích không nhỏ hơn 30m2 đối với khu vực các phường, thị trấn và không nhỏ hơn 50% mức tối thiểu của hạn mức giao đất ở mới; đối với thửa đất thuộc khu dân cư nông thôn, khi chia tách thửa đất có hình thành đường giao thông sử dụng chung thì đường giao thông đó phải có mặt cắt lớn hơn hoặc bằng 2m và diện tích, kích thước thửa đất sử dụng riêng phải đảm bảo đủ các điều kiện.
Thành phố không cho phép tách thửa đối với các trường hợp: Thửa đất nằm trong các dự án phát triển nhà ở, đất đấu giá; thửa đất gắn liền với nhà đang thuê theo Nghị định số 34/2013/NĐ-CP mà người đang thuê chưa hoàn thành thủ tục mua nhà, cấp giấy chứng nhận; thửa đất gắn liền với nhà biệt thự thuộc sở hữa nhà nước đã bán, đã tư nhân hóa nhưng thuộc tiêu chí bảo tồn, tôn tạo; các thửa đất thuộc khu vực đã có thông báo thu hồi đất; đất không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận và các thửa đất ở giao cho hộ gia đình, cá nhân đã được giao theo hạn mức mới.
Theo Sở tài nguyên và Môi trường Hà Nội, đến nay, trên địa bàn thành phố vẫn còn 211.780 thửa đất do các hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng chưa cấp được sổ đỏ. Trong đó, có 67.769 thửa đất chưa kê khai cấp sổ đỏ. 144.011 thửa đất còn tồn đọng, khó khăn, vướng mắc, do có nguồn gốc sử dụng đất vi phạm pháp luật đất đai, nằm trong hành lang bảo vệ công trình công cộng… nên các quận, huyện còn để lại chưa giải quyết cấp sổ đỏ.
Hữu Tuấn
-
Đồng bằng sông Cửu Long - "Bến đỗ" mới của các doanh nghiệp địa ốc -
Giải mã giá nhà TP.HCM tăng phi mã -
Cửa sáng cho M&A địa ốc -
Dải siêu đô thị miền Trung -
Bất động sản Long Thành: Trái với tốc độ tăng giá là sự vắng vẻ khó tả -
Đài Loan, Hong Kong, Trung Quốc, Singapore cùng chia thị phần bất động sản công nghiệp -
Góc khuất đấu giá đất công
-
Lâm nợ, Công ty Cấp thoát nước Quảng Nam đề nghị cấp bù ngân sách
-
Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả vụ cháy tại quận Hoàng Mai
-
Đi tìm nguồn gốc sản phẩm “bổ não” xuất xứ Đức - Bài 2: Câu hỏi từ những thông tin được công bố
-
Vụ sản xuất bột ngọt, dầu ăn giả: Tạm giữ khẩn cấp giám đốc Công ty Famimoto
-
SERES ra mắt hệ sinh thái An toàn thông minh tại Triển lãm Ô tô Thượng Hải 2025
-
Chery LEPAS ra mắt toàn cầu
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Midea trở thành Đối tác Toàn cầu của các giải đấu cấp câu lạc bộ do AFC tổ chức