-
Tọa độ dòng tiền cuối năm: Biệt thự đô thị vệ tinh hút sóng đầu tư -
Đà Nẵng: Vì sao các dự án nhà ở thương mại triển khai chậm? -
Lương công chức vài trăm năm mới mua được nhà; Hà Nội không còn chung cư bình dân mở bán mới trong năm 2025 -
Hà Nội bãi bỏ 2 quyết định quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất -
Thị trường địa ốc Đà Nẵng kỳ vọng vào hiệu ứng khu thương mại tự do -
Bình Định chuẩn bị đấu thầu tìm nhà đầu tư nhiều dự án nhà ở xã hội -
Bất động sản Đông Nam Bộ lên ngôi
Việc điều chỉnh bảng giá đất sẽ tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội. |
Khung giá đất vẫn thấp nhiều lần so với thực tế
Khung giá đất mới cho giai đoạn 2020 - 2024 của Hà Nội đã chính thức được áp dụng từ ngày 1/1/2020, với mức tăng bình quân 15% so với giai đoạn 2014 - 2019, chỉ riêng mức giá đất nông nghiệp được giữ nguyên.
Nhiều ý kiến cho rằng, khung giá đất mới vẫn thấp hơn rất nhiều so với thực tế.
Với khung giá mới, đất tại một số tuyến phố thuộc quận Hoàn Kiếm (Hàng Ngang, Hàng Đào, Lê Thái Tổ) có giá cao nhất là 187,9 triệu đồng/m2, giá thấp nhất thuộc địa bàn quận Hà Đông là 4,5 triệu đồng/m2.
Song, thực tế cho thấy, giá đất tại các nơi này cao gấp 5 lần bảng giá đất mà Hà Nội ban hành. Cụ thể, phố Lê Thái Tổ, Hàng Đào, Hàng Ngang là một trong những trục đường chính của khu phố cổ Hà Nội, có giá thị trường mỗi mét vuông lên đến cả tỷ đồng.
Tại phố Hàng Ngang là phố một chiều, giá mỗi mét vuông nhà đất mặt phố có giá dao động khoảng 640 triệu đồng đến hơn 1 tỷ đồng tùy vị trí. Tại khu vực Kim Mã (quận Ba Đình), giá mỗi mét vuông đất mặt phố cũng dao động từ 350 - 450 triệu đồng.
Tại thị xã Sơn Tây, giá đất ở đô thị tối đa hơn 19 triệu đồng/m2, thấp nhất 1,4 triệu đồng/m2. Giá đất nông thôn trên địa bàn TP. Hà Nội ở các xã giáp ranh quận cao nhất 32 triệu đồng/m2 và tối thiểu hơn 2,2 triệu đồng/m2. Giá đất ở ven trục đường giao thông chính tối đa hơn 17 triệu đồng/m2 và tối thiểu là 670.000 đồng/m2. Khu dân cư nông thôn còn lại có giá tối đa là 3,2 triệu đồng/m2, tối thiểu là 495.000 đồng/m2.
Theo luật sư Phạm Thanh Hữu, Đoàn luật sư TP.HCM, giá đất tại bảng giá do Nhà nước quy định dùng để hỗ trợ, bồi thường khi thu hồi đất đang chênh so với thực tế rất nhiều, ở khu vực đô thị có khi giá đất thực tế cao gấp 5 đến 10 lần giá đất trong bảng giá của Nhà nước.
Ai được hưởng lợi?
Theo UBND TP. Hà Nội, việc điều chỉnh bảng giá đất sẽ tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Cục Thuế TP. Hà Nội dự kiến, trong giai đoạn 2020 - 2024, bảng giá đất điều chỉnh sẽ tăng thu cho ngân sách hơn 3.810 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc điều chỉnh này cũng sẽ làm tăng chi phí đối với người dân và các doanh nghiệp trên địa bàn.
Cùng với đó, việc điều chỉnh bảng giá đất sẽ tác động gián tiếp đến thị trường bất động sản và công tác giải phóng mặt bằng. Các chủ đầu tư được xem là sẽ hưởng lợi lớn khi tranh thủ tăng giá bán tại dự án, trong khi các hộ dân nằm trong phạm vi thu hồi đất, giải phóng mặt bằng cũng lợi hơn vì được tăng giá bồi thường.
Bảng giá đất mới cũng làm giá nhà tăng lên. PGS - TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) phân tích, giá đất là một trong những yếu tố cấu thành nên giá nhà, nên khi giá đất tăng, tất yếu sẽ đẩy giá nhà tăng.
“Với thị trường bất động sản, tiền sử dụng đất chiếm trên dưới 10% giá thành căn hộ nhà chung cư; trên dưới 30% giá thành nhà phố; trên dưới 50% giá thành biệt thự. Do vậy, bảng giá đất tăng, tất yếu sẽ tác động trực tiếp làm giá nhà tăng”, ông Long nói.
Tuy vậy, theo ông Nguyễn Hữu Cường, Chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội, việc tăng giá nhà không phải ở tất cả các dự án, mà sẽ phụ thuộc vào từng dự án cụ thể, trong đó các yếu tố như thương hiệu của chủ đầu tư, hạ tầng, kỹ thuật, công trình công ích, quy hoạch, cam kết giá bán, hậu mãi của chủ đầu tư… đóng vai trò quan trọng.
“Bảng giá đất tăng sẽ là một thách thức với các chủ đầu tư khi phải cạnh tranh nhau về giá. Người tiêu dùng ngày nay rất thông thái, nên không thể viện dẫn giá đất tăng nên phải tăng giá nhà, mà chủ đầu tư phải xây dựng dự án chất lượng thì mới tăng được giá bán”, ông Cường nói.
-
Bình Định: Khu du lịch Cửa Biển điều chỉnh giảm 23,38 ha -
Đà Nẵng điều chỉnh chứng nhận đầu tư Khu du lịch sinh thái Bà Nà - Suối Mơ -
Quảng Trị thông qua Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP. Đông Hà đến năm 2045 -
Đầu tư, kinh doanh địa ốc dần lấy lại niềm tin -
Nên đầu tư bất động sản ở đâu trong năm 2023? -
Đà Nẵng: Giảm 56 ha đất du lịch tại khu vực Cảng Liên Chiểu, Làng Vân -
Hậu Giang phê duyệt quy hoạch đô thị công nghiệp trọng điểm
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 25/11 -
2 Góc nhìn TTCK tuần cuối tháng 11: Thời điểm phù hợp để bắt đầu giải ngân, tích lũy cổ phiếu -
3 Công nghiệp xi măng đang... sống mòn -
4 Trình Chính phủ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi vành đai 4 TP.HCM vốn 122.774 tỷ đồng -
5 Hỗ trợ dự án BOT giao thông gặp khó về tài chính
-
Phúc thẩm vụ án Trương Mỹ Lan: Cơ hội của bị cáo Lan nằm ở quá trình thi hành án -
Vụ Xuyên Việt Oil: Viện Kiểm sát đánh giá vụ án có tính chất đặc biệt nghiêm trọng -
“Bà chủ” Xuyên Việt Oil bị Viện Kiểm sát đề nghị tổng mức án 30 năm tù -
Vi phạm về cạnh tranh, 3 doanh nghiệp điện tử lĩnh phạt 600 triệu đồng
- Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu tăng trưởng ấn tượng
- MIPA mở rộng nhận diện thương hiệu tại thị trường Việt Nam
- Bảo Việt Nhân Thọ phát triển bền vững vì một Việt Nam an bình và thịnh vượng
- 40 năm phát triển vững vàng, Mitsubishi Cleansui đồng hành cùng cuộc sống khỏe
- Vietnam Airlines Group thuê thêm 4 máy bay phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam