
-
“Sóng” đầu tư nước ngoài vào bất động sản nghỉ dưỡng miền Bắc
-
Đất nền khu vực Đông Anh (Hà Nội) đang chững lại
-
Trục lợi nhà ở xã hội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
-
TP.HCM sẽ mở rộng khu vực và các dự án được miễn giấy phép xây dựng -
Nhận diện "điểm nổ" của thị trường bất động sản -
Điểm nghẽn được tháo gỡ, dự án bất động sản Đà Nẵng xây dựng sôi động -
Ai sẽ dẫn dắt cuộc chơi bất động sản trong kỷ nguyên mới?
![]() |
Kỳ họp thứ 12 HĐND thành phố Hà Nội. |
Phát biểu khai mạc Kỳ họp họp thứ 12 (kỳ họp không thường kỳ) diễn ra sáng 26/12, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết, HĐND thành phố vừa tổ chức thành công kỳ họp thứ 11 (kỳ họp thường lệ) với 20 báo cáo và 17 nghị quyết được thông qua.
Căn cứ vào yêu cầu thực tiễn phát triển của thành phố và triển khai thực hiện một số quy định mới của Trung ương, tại kỳ họp này, HĐND Thành phố tập trung xem xét, thảo luận hai nội dung chuyên đề thuộc thẩm quyền, gồm xem xét và quyết nghị: về giá các loại đất trên địa bàn thành phố áp dụng từ ngày 01/01/2020 đến 31/12/2024; về việc sáp nhập, đặt tên và đổi tên thôn, tổ dân phố.
Liên quan đến giá đất, UBND thành phố Hà Nội đã có Tờ trình số 299/TTr-UBND ngày 23/12/2019 đề nghị ban hành Nghị quyết về nội dung này, trên cơ sở tham chiếu khung giá đất của Chính phủ theo Nghị định số 96/2019/NĐ-CP ban hành ngày 19/12.
Theo đánh giá của UBND thành phố Hà Nội, bảng giá đất giai đoạn 2015-2019 của thành phố bộc lộ một số hạn chế. Đơn cử, nguyên tắc tính giá đất đối với các thửa đất tiếp giáp từ 3 tuyến đường, phố trở lên có đặt tên chưa được quy định.
Một số tuyến đường đã có tên trong bảng giá đất giai đoạn 2015-2019 nhưng điểm đầu và điểm cuối chưa thể hiện được đầy đủ chiều dài của tuyến đường, dẫn đến khó khăn khi xác định giá đất. Một số tuyến đường mới được đặt tên theo Nghị quyết của HĐND thành phố nhưng chưa được bổ sung trong bảng giá. Ngoài ra, việc phân loại giá đất trong bảng giá cũ chưa đầy đủ, gây khó khăn trong việc xác định giá đất.
Báo cáo thẩm tra của HĐND thành phố Hà Nội về bảng giá đất mới theo phương án đề xuất của UBND thành phố nêu rõ, giá đất ở tại đô thị thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm có giá cao nhất là 187.920.000 đồng/m2 nằm trong khung giá tối đa của Chính phủ quy định, giá thấp nhất thuộc địa bàn quận Hà Đông là 4.554.000 đồng/m2.
Giá đất ở đô thị tại các phường của thị xã Sơn Tây cao nhất là 19.205.000 đồng/m2, tối thiểu là 1.449.000 đồng/m2. Giá đất ở tại các thị trấn thuộc các huyện có giá tối đa là 25.300.000 đồng/m2, giá tối thiểu là 1.430.000 đồng/m2.
Ban Kinh tế - Ngân sách của HĐND thành phố cho rằng, bảng giá đất giai đoạn 2020 - 2024 như phương án do UBND thành phố đề xuất là phù hợp với quy định của Trung ương và thực tế tại địa phương, vừa đảm bảo dần tiệm cận với giá thị trường, vừa đảm bảo không gây biến động lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của tổ chức, cá nhân trên địa bàn.
Theo phương án điều chỉnh bảng giá đất giai đoạn 2020-2024 được HĐND thành phố thông qua, giá đất nông nghiệp vẫn được giữ nguyên tại Quyết định số 96/2014/QĐ-HĐND ngày 29/12/2014 của UBND thành phố.
Đối với đất ở, bảng giá đất mới được điều chỉnh tăng bình quân 15% tại địa bàn các quận và khu vực các tuyến đường quốc lộ, tuyến đường thuộc địa phận thị trấn của các huyện, thị xã. Điều chỉnh tăng bình quân 12% đối với đất ở tại khu vực các tuyến đường tỉnh lộ, đường trục chính thuộc địa phận các xã.
Đáng chú ý, giá đất thương mại, dịch vụ tại các quận được quy định bằng 62-65% giá đất ở sau khi điều chỉnh. Với 4 quận nội thành cũ, gồm Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội điều chỉnh giá đất thương mại, dịch vụ bằng 65% giá đất ở sau điều chỉnh. Tại các quận còn lại, điều chỉnh giá đất thương mại dịch vụ bằng 62% giá đất ở sau điều chỉnh.
Ông Phạm Đình Đoàn (tổ đại biểu Hoàng Mai) cho rằng với mức điều chỉnh (đất ở) tăng tới 15%, bảng giá đất lần này sẽ không tác động quá lớn đến đời sống của người dân Thủ đô. Trong 5 năm vừa qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khoảng 6-7%/năm và lạm phát ở mức trung bình 4-5%/năm thì việc điều chỉnh giá đất tăng 15% tương đồng với mức lạm phát gộp lại của 5 năm qua.
Đại biểu Phạm Đình Đoàn cho rằng, cần có tuyên truyền bài bản về thông tin tăng giá đất. Giá nhà ở tại Hà Nội hiện quá cao so với đại đa số người dân, nhiều nhà đất ở khu vực trung tâm có giá lên tới 500 triệu đồng - 1 tỷ đồng/m2. “Đây là điều bất hợp lý. Tuy nhiên, không thể kỳ vọng điều chỉnh bảng giá theo giá thị trường bởi giá thị trường chưa chắc đã là giá thật”, ông Đoàn nêu.
-
Long An tăng tốc phát triển nhà ở xã hội -
Cú hích cho địa ốc khu Đông TP.HCM khi 4 hạ tầng trọng điểm “về đích” năm 2025 -
Cả nước có 21 tỉnh, thành không còn nhà tạm, nhà dột nát -
Đồng Nai dự kiến đấu giá 37 khu đất, giá trị 21.000 tỷ đồng -
Du lịch Sầm Sơn hè bùng nổ với sự kiện "Sea the Soul" của Văn Phú -
Bỏ giấy phép xây dựng: Kỳ vọng mở lối cho doanh nghiệp -
Thị trường văn phòng Hà Nội: Cục diện nghiêng về khách thuê
-
1 Lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt, CPI bình quân 6 tháng chỉ tăng 3,27%
-
2 80,8% doanh nghiệp chọn tin tưởng và kỳ vọng vào quý III/2025
-
3 Khởi công Dự án cao tốc Dầu Giây - Tân Phú vốn 8.407,8 tỷ đồng vào ngày 19/8/2025
-
4 Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025
-
5 Nhận diện "điểm nổ" của thị trường bất động sản
-
TP.HCM: Điều chỉnh phương án để đưa rước cán bộ, công chức đến nơi làm việc
-
Tập trung đánh đúng, đánh trúng các đối tượng chủ mưu buôn lậu, gian lận thương mại
-
Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn được đề nghị giảm mức án phạt của cả 3 tội danh
-
Đà Nẵng cảnh báo việc cho thuê nhà xưởng trái phép trong khu công nghiệp
-
Yingfa Ruineng hướng tới dẫn đầu ngành quang điện thông qua tính bền vững
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Hisense lan tỏa chiến dịch "Own the Moment" tại FIFA Club World Cup 2025
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới