
-
Căn hộ giá dưới 40 triệu đồng/m2 đang hấp dẫn nhất khu Đông TP.HCM
-
Chủ đầu tư và môi giới đều tăng tốc triển khai kinh doanh
-
K-Home Apartment: Nhà ở xã hội chuẩn Singapore “may đo” cho gia đình Việt
-
Hơn 1.500 khách hàng tham dự và ghi nhận 700 đặt chỗ tại sự kiện tri ân khách hàng TT AVIO -
Giá thuê đất tăng đột biến, HoREA kiến nghị hạ tỷ lệ tính giá thuê -
Bất động sản Hải Phòng bước vào "thập kỷ vàng" -
Gia Lai tìm hướng tháo gỡ cho dự án của Tập đoàn FLC hơn 760 tỷ đồng
Mới đây, phân khúc nhà ở xã hội đã bước sang một trang mới khi Quốc hội thông qua Nghị quyết thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội. Nhiều doanh nghiệp không giấu nổi sự mừng rỡ khi thời gian hoàn thành các thủ tục pháp lý được rút ngắn đáng kể so với trước đây.
![]() |
Phối cảnh dự án khu nhà ở cao tầng - nhà ở xã hội thuộc dự án khu nhà ở tại xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội. |
“Chiều ngày 29/5, các lãnh đạo trong tổng công ty đều rất hồi hộp, nghe ngóng tin tức. Khi Quốc hội chính thức bấm nút thông qua, bản thân tôi cảm thấy hết sức phấn khởi. Việc rút ngắn 70% thời gian thực hiện thủ tục đầu tư là một thay đổi mang tính lịch sử đối với phân khúc nhà ở xã hội”, Đại tá Phạm Doãn Tiến, Giám đốc Ban Quản lý các dự án đầu tư, Tổng công ty 319 (Bộ Quốc phòng) hào hứng cho biết.
Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui đó, vị đại tá vẫn còn nhiều trăn trở và mong chờ trong nghị định sẽ có hướng giải quyết chi tiết. Cụ thể, hai cơ quan là Sở Xây dựng và Sở Quy hoạch - Kiến trúc hiện còn chồng chéo trong thủ tục. Đáng chú ý, có những dự án nhà ở thương mại đã được Sở Quy hoạch - Kiến trúc thẩm định, phê duyệt quy hoạch từ trước, nhưng khi chuyển đổi sang nhà ở xã hội, dù giữ nguyên các tiêu chuẩn ban đầu, chủ đầu tư vẫn phải thực hiện lại quy trình xin cấp phép.
"Ngành thuế, hải quan đã có cơ chế luồng xanh, những doanh nghiệp làm nhà ở xã hội uy tín cũng nên được xem xét cơ chế hỗ trợ tương tự. Dự án cần được ưu tiên giải quyết thủ tục nhanh hơn và chuyển dần sang hậu kiểm", vị lãnh đạo của Tổng công ty 319 đề xuất.
Bên cạnh đó, tại Hải Phòng, Đà Nẵng, những thông tin về quỹ đất, chủ trương đầu tư đều được công khai minh bạch trên website để các nhà đầu tư dễ tiếp cận. Tuy nhiên, tại Hà Nội, câu chuyện lại hoàn toàn khác.
"Nhiều huyện khi thực hiện đấu giá đất đã chủ động dành 20% quỹ đất làm nhà ở xã hội. Đây đều là đất sạch, đủ hạ tầng, có thể triển khai dự án ngay. Thế nhưng, không ít địa phương lại 'găm' quỹ đất này, chưa báo cáo", ông Tiến nêu thực trạng.
Cùng chung cảm xúc hồ hởi, ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị HUD nhận định rằng "chưa bao giờ Chính phủ quyết liệt trong việc tháo gỡ thủ tục hành chính như hiện nay".
Dù vậy, để thực sự tăng tốc công cuộc phát triển nhà ở xã hội và giảm giá thành căn hộ, lãnh đạo HUD kiến nghị Bộ Xây dựng cần ưu tiên triển khai sớm những gói giải pháp toàn diện, cụ thể như sau:
Thứ nhất, xây dựng cơ sở dữ liệu thiết kế chung toàn quốc. Sau khi dự án hoàn thành, thiết kế có thể được đưa vào kho dữ liệu này để các đơn vị sau tham khảo, tái sử dụng. Nếu có điều chỉnh sẽ chỉ là phần kết cấu nền đất. Điều này giúp rút ngắn giai đoạn thiết kế và giảm chi phí đáng kể.
Thứ hai, đơn giản hóa công tác thẩm định, chỉ nên thực hiện một bước thay vì hai bước. Hiện nay, Sở Xây dựng ở các địa phương đang thực hiện hai bước thẩm định là thiết kế cơ sở và thiết kế thi công.
Thứ ba, về vốn vay, hiện ngân hàng yêu cầu thẩm định hiệu quả đầu tư dự án nhà ở xã hội. Việc này là không cần thiết và gây mất thời gian, bởi dự án vốn đã được Sở Xây dựng thẩm định về hiệu quả trước đó.
"Đương nhiên, dự án nhà ở xã hội phải hiệu quả thì mới thu hút được nhà đầu tư và quy định cũng ghi rõ là 10% lợi nhuận. Việc ngân hàng thẩm định lại hiệu quả là đi quá sâu vào chuyên môn và lặp lại quy trình," ông Nguyễn Tuấn Anh nhấn mạnh.
-
Masterise Homes ra mắt bộ sưu tập căn hộ hàng hiệu Marriott phiên bản đặc biệt tại Grand Marina, Saigon
-
Rà soát nhiều dự án chậm tiến độ ở Khu kinh tế Vân Phong
-
Mời thi tuyển phương án kiến trúc Công trình nhà ở chung cư và Thương mại dịch vụ HH11
-
Vingroup thông xe cầu Hoàng Gia - Biểu tượng phát triển mới phía Đông Bắc thành phố Hải Phòng
-
Dòng tiền thông minh tìm về căn hộ biểu tượng tại Đà Nẵng -
Chính sách mới cùng “cơn mưa” ưu đãi mở rộng cơ hội sở hữu nhà phố Asia Vibe -
Crystal Bay tăng tốc đầu tư vào Wellness All-Inclusive: Mô hình sinh lời dài hạn trong du lịch Việt -
Phường Xóm Chiếu, TP.HCM: Cơ hội đầu tư và phát triển đô thị bền vững -
Bất động sản phía Nam: Nguồn cung tăng mạnh, giao dịch chờ tín hiệu khởi sắc -
Tọa độ quyền năng giữa hai miền di sản -
Cận cảnh cầu Hoàng Gia trước “giờ G”: Biểu tượng mới “vẽ lại” trung tâm Hải Phòng sau sáp nhập
-
1 TP.HCM dự kiến đầu tư 7 tỷ USD phát triển Trung tâm tài chính quốc tế
-
2 Nhà đầu tư nước ngoài vững cam kết đầu tư lâu dài ở Việt Nam
-
3 Hà Nội nghiên cứu hỗ trợ thu đổi 450.000 xe máy xăng cho người dân
-
4 Sắp có “cuộc cách mạng” trong ngành bất động sản
-
5 Bất động sản phía Nam: Nguồn cung tăng mạnh, giao dịch chờ tín hiệu khởi sắc
-
Áp lực chuyển đổi xanh, nhưng chủ động tiên phong để phát triển bền vững
-
Xanh hóa công nghiệp - hài hòa giữa tăng trưởng cao và phát triển bền vững
-
AstraZeneca Việt Nam tiếp tục ghi dấu ấn tại lễ trao giải Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững năm 2025
-
DJI sắp ra mắt loạt máy bay không người lái nông nghiệp mới
-
Hành trình kết nối xanh: Nghề đặc biệt mùa hoa nhãn ở Hưng Yên
-
TVM Capital Healthcare hoàn tất vòng gọi vốn Series B, tổng số vốn huy động được là 124 triệu USD