-
KCN Việt Nam: Dấu ấn phát triển bền vững -
Bất động sản công nghiệp 2025: Cơ hội cho khu vực miền Trung và Nam Trung Bộ -
Bình Dương: Thêm 3 dự án bất động sản được “gỡ vướng” tiền sử dụng đất -
Giá nhà khó giảm trong năm 2025 -
Nhận diện tọa độ đầu tư bất động sản năm 2025 -
Quảng Ngãi sẽ ban hành chính sách hỗ trợ thu hút đầu tư nhà ở xã hội -
Bất động sản công nghiệp 2025: Nhà xưởng xây sẵn chiếm lĩnh thị trường
Bất động sản vẫn là kênh hấp dẫn, đóng góp lớn cho nền kinh tế
Theo nghiên cứu mới nhất của Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam, đóng góp của thị trường bất động sản hiện chiếm tới 13,6% GDP. Đặc biệt, ngành bất động sản có khả năng lan tỏa lớn đến trên 40 ngành kinh tế quan trọng khác của nền kinh tế, nhất là những ngành liên quan trực tiếp như xây dựng, công nghiệp chế biến chế tạo, du lịch, lưu trú - ăn uống và tài chính - ngân hàng...
Thông tin tại Tọa đàm Bất động sản Mùa Xuân lần I cho thấy dự báo hết quý I/2021, cổ phiếu bất động sản sẽ tăng khoảng 15%, một phần do cộng hưởng "sốt" đất. Còn với lĩnh vực xây dựng, năm 2020 đã có sự tăng rất tốt, toàn ngành giá trị gia tăng tăng 6,5%, góp phần quan trọng trong GDP.
"Riêng chứng khoán, giá chứng khoán của các doanh nghiệp xây dựng niêm yết năm 2020 tăng 27% và quý I/2021, đến thời điểm hiện tại tăng 31%. Thị trường đang đánh giá lĩnh vực bất động sản và xây dựng tương đối khả quan", TS. Cấn Văn Lực - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia nhận định tại Tọa đàm Bất động sản Mùa Xuân, diễn ra sáng nay tại Hà Nội.
Theo thống kê, năm 2020, vốn đăng ký mới vào bất động sản được 2,3 tỷ USD; góp vốn mua cổ phần, bất động sản 2020 cũng tăng rất mạnh. Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài góp vốn mua cổ phần khoảng 2 tỷ USD, chiếm 26% tổng vốn góp mua cổ phần của toàn quốc trong 2020.
Tọa đàm Bất động sản Mùa Xuân lần thứ I năm 2021 với sự tham gia của nhiều chuyên gia hàng đầu về bất động sản. |
Tháo điểm nghẽn chính sách, pháp luật
Ông Đặng Việt Dũng, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam đánh giá, tác động của dịch Covid-19 tới ngành xây dựng là “có ảnh hưởng nhưng không chịu tác động lớn như các ngành bất động sản, du lịch”. Trong năm 2020, đóng góp của doanh nghiệp xây dựng với GDP của đất nước là rất lớn. Điều đó là nhờ dư địa của các doanh nghiệp từ nhiều năm trước, cùng với đó là đầu tư công của Nhà nước đã thúc đẩy hoạt động xây dựng.
“Để các ngành có thể phát triển bền vững trong thời gian tới, tôi cho rằng, cần tiếp tục xây dựng “Chính phủ kiến tạo”, tiếp tục cắt giảm thủ tục hành chính để doanh nghiệp bất động sản có thể hoạt động thuận lợi thì doanh nghiệp xây dựng cũng mới có thể hoạt động thuận lợi. Cuối cùng là những chồng chéo của pháp luật cần tháo gỡ. Vẫn còn những mô hình, như condotel, vẫn đang vướng mắc nên cũng phần nào gây khó khăn cho thị trường. Trong năm 2021, nếu tháo gỡ được những khó khăn trên thì ngành xây dựng, bất động sản sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển”, ông Dũng đề xuất.
Còn TS. Phan Hữu Thắng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cũng khuyến nghị, trong tương lai, Việt Nam cần các chính sách thông suốt, hệ thống luật pháp thuận lợi, tạo điều kiện cho đầu tư và cho doanh nghiệp nước ngoài rót vốn vào thị trường Việt Nam.
Lễ Vinh danh thương hiệu Bất động sản dẫn đầu năm 2020 - 2021. |
Còn GS.TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, từ năm 2016 - 2020, Chính phủ đã chỉ thị 4 lần về sửa đổi Luật Đất đai. Tuy nhiên từ 2016 đến nay, Luật Đất đai vẫn chưa được sửa, và có lẽ đến 2023 mới có thể thực hiện sửa. Hiện nay Luật còn rất nhiều bất cập lớn, cản trở phát triển kinh tế. Cơ hội phát triển của Việt Nam khá lớn nhưng đất đai cứ bị ách tắc với những quy định cũ.
Theo GS.TSKH Đặng Hùng Võ, một số vướng mắc điển hình của Luật Đất đai như: Một là, đất nông nghiệp, hiện nay vẫn chưa thực hiện tích tụ, tập trung đất đai có hiệu quả. Đây là câu chuyện phức tạp và cần có thay đổi. Hiện nay, chuyển nhượng đất đai tại nông thôn gần như không làm thủ tục mà giấy tay là chính.
Vấn đề thứ hai là phát triển nhà ở, hiện nay cũng có nhiều ách tắc. Hà Nội và TP.HCM là hai thị trường lớn nhất mà giai đoạn 2019 - 2020, mỗi năm chỉ phê duyệt được vài dự án. Đến tận gần đây, Chính phủ mới có Nghị định 148 gỡ vướng cho các dự án.
Vấn đề thứ 3 là ách tắc đối với các dự án bất động sản du lịch. Luật Đất đai hiện hành chưa có dòng nào về loại hình này.
Vấn đề thứ 4 là chuyện người nước ngoài mua đất tại Việt Nam. Làm sao để ngăn chặn được những hiện tượng mua chui số lượng lớn như báo chí truyền thông đã đưa tin là vấn đề cần giải quyết.
“Điều quan trọng là những bất cập này tác động trực tiếp đến thị trường bất động sản và nó làm méo mó thị trường”, GS.Võ nhận xét.
Tại sự kiện cũng đã diễn ra Lễ Vinh danh các thương hiệu Bất động sản dẫn đầu năm 2020 – 2021. Theo đó, hàng chục doanh nghiệp, chủ đầu tư, dự án đã được vinh danh tại 14 hạng mục khác nhau.
-
Giá đất tăng, TP.HCM có chính sách gì hỗ trợ người dân chuyển mục đích sử dụng đất? -
Sắp đấu giá 52 thửa đất cạnh lô 133 triệu đồng/m2 tại Hoài Đức, giá trúng có thể còn cao hơn -
Các địa phương phải ban hành đầy đủ văn bản quy định chi tiết Luật Đất đai trước ngày 31/10/2024 -
Giấc mơ an cư vẫn vượt xa tầm với của nhiều người -
Lô đất đấu giá đắt nhất xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức đã nộp đủ tiền -
Hà Nội: Huyện Thường Tín có thêm gần 125 tỷ đồng nhờ đấu giá đất -
TP.HCM chính thức ban hành bảng giá đất, giá cao nhất 687,2 triệu đồng/m2
- GIGABYTE ra mắt card đồ họa NVIDIA GeForce RTX™ 50 series nhỏ gọn, khả năng làm mát nâng cao
- Timekettle ra mắt tai nghe W4 Pro với tính năng dịch cuộc gọi 2 chiều
- Morphy Richards mở rộng hiện diện toàn cầu
- Coway được vinh danh là đơn vị thắng Giải thưởng Đổi mới Sáng tạo CES 2025
- Hisense công bố tầm nhìn về tương lai của AI tại sự kiện CES 2025
- Hội viên Techcombank Inspire tưng bừng chào đón năm mới “cực chất” The Global Celebration Countdown Party