
-
Mở rộng loại đất làm nhà ở thương mại: Gỡ “treo” cho 343 dự án tại TP.HCM
-
Keppel thoái vốn tại dự án Palm City, thu về 104 triệu USD
-
Hải Phòng đề xuất bán 4.170 căn chung cư thuộc tài sản công để tái đầu tư
-
Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất -
Quỹ Nhà ở quốc gia sẽ cạn kiệt nếu không có nguồn thu để duy trì -
Cả nước đã hỗ trợ xóa 168.027 nhà tạm, nhà dột nát -
Giá nhà đất nội đô leo thang, giới đầu tư chuyển hướng tới các khu vực ngoại thành
![]() |
Nắm bắt nhu cầu của nhà đầu tư trong nước, nhiều công ty tư vấn đã tổ chức các buổi tọa đàm, giới thiệu chương trình đầu tư bất động sản ở nước ngoài. Ảnh: Bùi Trang |
Trao đổi với Báo Đầu tư Bất động sản về hướng kinh doanh của doanh nghiệp, giám đốc một công ty môi giới bất động sản cho biết, Công ty vẫn đang duy trì các mảng kinh doanh hiện có tại Việt Nam, nhưng thị trường tiềm năng mà công ty đang tập trung là bất động sản nước ngoài. Công ty vừa tổ chức tọa đàm, tư vấn giới thiệu chương trình đầu tư bất động sản tại Úc tại TP.HCM và dự kiến sẽ tổ chức chương trình tương tự tại Hà Nội.
Vị giám đốc này cho biết, các khách hàng tìm mua bất động sản ở nước ngoài vừa hướng tới mục tiêu cư trú vừa hướng tới mục tiêu đầu tư, nhưng mục tiêu cư trú vẫn là quan trọng nhất.
Trên thực tế, khoản đầu tư dao động 5 - 10 tỷ đồng để sở hữu một bất động sản ở nước ngoài kèm theo “điểm cộng” khi muốn xin định cư, hay du học tại một nước phát triển thu hút nhiều người, nhất là những gia đình có thu nhập cao. Hiện có nhiều tour du lịch, nhưng thực chất là khách muốn đi tham quan, khảo sát bất động sản ở nước ngoài chứ không hoàn hoàn vì mục đích du lịch.
Trước những băn khoăn về rủi ro pháp lý khi mua nhà ở nước ngoài, luật sư Vũ Ngọc Chi cho biết, hiện luật pháp Việt Nam không có quy định cấm người dân mua tài sản ở nước ngoài, nhưng khi mua nhà ở nước ngoài, thì có vấn đề là chuyển tiền ra nước ngoài và hiện việc chuyển tiền ra nước ngoài có hạn chế nhất định.
Theo Điều 7 Nghị định số 70/2014/NĐ-CP ngày 17/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh ngoại hối và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối, thì công dân Việt Nam chỉ được chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài cho một số mục đích nhất định.
Đó là các mục đích học tập, chữa bệnh ở nước ngoài, đi công tác, du lịch, thăm viếng ở nước ngoài, trả các loại phí, lệ phí cho nước ngoài; trợ cấp cho thân nhân đang ở nước ngoài; chuyển tiền thừa kế cho người hưởng thừa kế ở nước ngoài; chuyển tiền trong trường hợp định cư ở nước ngoài.
Trong trường hợp không thể chuyển tiền ra nước ngoài, thì việc mua nhà đương nhiên là không thể thực hiện.
Ngoài trường hợp trực tiếp chuyển tiền mua tài sản, cá nhân Việt Nam vẫn có thể thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ra ngoài lãnh thổ Việt Nam và chuyển tiền ra nước ngoài. Thủ tục đầu tư tất nhiên là phức tạp và trải qua nhiều khâu giám sát, quản lý.
Tuy nhiên, với nhiều cá nhân, trực tiếp mua căn hộ vẫn đơn giản hơn là tiến hành thủ tục đầu tư ra nước ngoài. Qua tìm hiểu, một số dự án cho phép nhiều cá nhân đứng tên trên hợp đồng mua bán và bất cứ ai trong số đó chuyển tiền thanh toán căn hộ đều được.
Vì vậy, một số khách hàng đã chuyển tiền cho thân nhân hoặc con cái đang du học và sử dụng tiền đó thanh toán tiền mua nhà. Theo khảo sát, phương án này được rất nhiều gia đình có con cái đang du học nước ngoài áp dụng.
Ngoài ra, cũng có trường hợp tiền thanh toán mua nhà của các khách hàng được trả chung vào tài khoản và sau đó được sử dụng để thanh toán tiền mua nhà. Thậm chí, nhiều đơn vị khuyến khích khách hàng nên mua nhà dưới sự tư vấn của các luật sư để đảm bảo an toàn pháp lý.
Dù vậy, theo luật sư Vũ Ngọc Chi, trong khi các quy định về chuyển tiền ra nước ngoài vẫn chưa bổ sung trường hợp chuyển tiền mua nhà, thì khách hàng cần cẩn trọng. Trong trường hợp xảy ra rủi ro pháp lý, thì việc giải quyết các thủ tục tố tụng tại nước ngoài hoặc có bên liên quan là cá nhân, pháp nhân ở nước ngoài sẽ rất phức tạp, khó khăn.
Cũng theo luật sư Chi, luật pháp được hình thành để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Khi xã hội phát sinh quan hệ mới, thì luật pháp cũng cần được bổ sung điều chỉnh để tạo hành lang pháp lý cho các bên căn cứ vào đó để thực hiện các quyền và nghĩa vụ.
-
Đà Nẵng công khai 5 khu đất đấu thầu dự án đầu tư nhà ở xã hội -
Bán hết 627 sản phẩm Quy Nhơn Iconic giai đoạn 1, Phát Đạt lãi quý IV/2024 tăng 30,6% -
Quảng Nam: Hết tiến độ, Dự án Khu đô thị An Nam vẫn chưa hoàn thành -
Libera Nha Trang và hành trình 365 ngày kiến tạo kỳ tích -
TP.HCM duyệt quy hoạch 1/500 Khu đô thị lấn biển Cần Giờ -
Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Khu đô thị Bảo Ninh 4 -
Gamuda Land Việt Nam mở rộng quỹ đất, thúc đẩy dự án QTP tại miền Bắc
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Ingenico ra mắt POS tích hợp tất cả trong một mới AXIUM CX9000
-
JA SOLAR và Borussia Dortmund công bố quan hệ đối tác và dự án hợp tác lớn
-
EVE Hydrogen Energy ra mắt máy điện phân AEM công suất 1 MW
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển