-
Cách nhà đầu tư Nhật Bản định hình sản phẩm bất động sản tại Việt Nam -
Đồng Nai duyệt tiêu chí chọn nhà đầu tư dự án nhà ở xã hội 733 tỷ đồng -
TP.HCM hơn 8.800 hồ sơ đất đai ách tắc tính thuế khi Luật Đất đai có hiệu lực -
Kiến nghị UBND TP.HCM sớm ban hành quyết định điều chỉnh bảng giá đất -
TP.HCM: Trong ngắn hạn, bảng giá đất chưa làm tăng chi phí đầu vào của sản xuất -
Tạo thuận lợi về cơ chế, chính sách để phát triển nhà ở xã hội bằng nguồn tài chính công đoàn -
Bình Định quy định về điều kiện, diện tích tối thiểu được tách, hợp thửa đất
Theo ông Châu, năm 2023 là năm bản lề, mang ý nghĩa sống còn với doanh nghiệp bất động sản. Nếu được gỡ khó, doanh nghiệp sẽ hồi phục, còn nếu không, rất nhiều doanh nghiệp sẽ phải rời cuộc chơi.
Dòng vốn là một trong những khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp bất động sản hiện nay. Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước có nhiều thông tư tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đặc biệt là việc giãn nợ, giảm lãi suất, cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ. Tuy vậy, việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp ngày càng khó khăn.
“Hiện nay chúng tôi cũng đang lo về nguy cơ thôn tín dự án bất động sản. Tới đây, việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp bất động sản sẽ ngày càng khó khăn hơn. Từ ngày 1-10-2022, theo quy định tại Thông tư 22/2019/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỉ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của các ngân hàng điều chỉnh từ 37% xuống 34%. Đến 1-10-2023 sẽ tiếp tục giảm còn 30%. Điều này có nghĩa ngân hàng thương mại có 10 đồng thì chỉ được dùng 30 đồng cho vay bất động sản. Nguồn lực cho vay ngày càng ít đi trong khi các doanh nghiệp đang kiệt quệ”, ông Châu cho biết.
Theo HoREA, bất động sản phục hồi, lan tỏa sẽ thúc đẩy rất nhiều ngành nghề khác. Vừa qua, khi các nhà thầu dừng triển khai dự án, nhiều công nhân đã mất việc, nhiều doanh nghiệp giảm 50% nhân sự, giảm lương 80%.
Trong bối cảnh nguồn vốn ngày càng khan hiếm, HoREA mong mỏi NHNN sẽ ban hành thông tư về cơ cấu nợ bởi dòng tiền vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp bất động sản. Nếu không được cơ cấu nợ, doanh nghiệp không có tiền triển khai dự án, dòng tiền sẽ không quay trở lại doanh nghiệp.
Tuy vậy, theo ông Châu, vốn không phải là vấn đề khó khăn lớn nhất hiện nay với doanh nghiệp bất động sản, vướng mắc lớn nhất nằm ở pháp lý.
“Khó khăn pháp lý chiếm 70% khó khăn của doanh nghiệp bất động sản”, ông Châu khẳng định.
Hiện nay, nguồn cung bất động sản ngày càng giảm. Nếu năm 2017 thị trường bất động sản có 42.991 sản phẩm được tung ra thì năm 2022 chỉ hơn 12.100 sản phẩm. Nguyên nhân là do nhiều dự án vướng mắc pháp lý.
“Chúng tôi đang cùng doanh nghiệp tháo gỡ. Ở các nước, đa phần là nhà ở vừa túi tiền, trung cấp, còn nhà cao cấp siêu sang phải đếm trên đầu ngón tay. Nhưng tại Việt Nam, tình trạng này ngược lại. Nhà ở xã hội thiếu trầm trọng”, ông Châu cho hay.
Cuối năm 2022, Thủ tướng đã ký các công điện liên tục để yêu cầu tháo gỡ vướng mắc cho thị trường bất động sản, song theo các doanh nghiệp, đến nay vẫn chưa có văn bản nào được ban hành.
Hiện, các doanh nghiệp đang rất trông chờ Hội nghị tín dụng bất động sản tổ chức vào ngày 8/2 tới đây, mong Chính phủ có giải pháp cụ thể hơn.
Liên quan tới các kiến nghị của HoREA, ông Vũ Tiến Lộc, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam cho rằng, thị trường bất động sản có vai trò lớn và tiềm năng lớn của nền kinh tế. Hồi phục thị trường bất động sản là 1 trong những nhiệm vụ hàng đầu hiện nay. Để lấy lại niềm tin của nhà đầu tư, thu hút dòng tiền trở lại thị trường bất động sản, trước hết phải giải quyết các vấn đề về thể chế và pháp lý, thủ tục hành chính.
"Theo phản ánh của các doanh nghiệp bất động sản, 70% vướng mắc hiện nay của các DN đến từ thủ tục hành chính. Nếu đúng như vậy thì quan trọng hàng đầu phải là giải quyết vướng mắc thủ tục và thể chế. Trong điều kiện hiện nay, tâm lý sợ sai đang phổ biến, các bộ ban ngành đang có những hướng dẫn chồng chéo thì việc đưa ra những quy trình để triển khai hết sức cần thiết. Nên chăng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần có văn bản để quy định vấn đề này", ông Lộc đề nghị.
Cũng theo ông Lộc, quá trình khôi phục thị trường bất động sản sẽ là quá trình sàng lọc rất đau đớn, sẽ có những DN buộc phải rời thị trường, có những doanh nghiệp rơi vào khó khăn. Nguồn vốn ngân hàng phải tập trung vào những lĩnh vực tiềm năng để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Quan trọng là sự minh bạch của thị trường bất động sản và chính sự minh bạch sẽ dẫn dắt dòng vốn đầu tư vào thị trường này.
-
Chuyển động mới tại 2 dự án nghìn tỷ của Phát Đạt tại Bình Định -
TP.HCM cân nhắc lại giá đất tại khu vực còn hạn chế điều kiện kinh tế -
Dòng tiền vào bất động sản vẫn gặp khó -
Khởi công dự án nhà ở xã hội Lê Thành Tân Kiên sau 5 năm chờ gỡ vướng -
Giá nhà đất tại TP.HCM vẫn tiếp đà tăng trong thời gian tới -
Thị trường đất nền phía Nam: Đua khuyến mãi khủng -
Doanh nghiệp Nhật Bản hướng vào phân khúc nhà ở tầm trung phía Nam
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 7/9 -
2 Đề xuất quy hoạch sân bay Phú Quốc có công suất lên tới 18 triệu hành khách/năm -
3 Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng: Chính phủ đã đồng ý nâng mức giảm lãi suất cho vay với người mua nhà -
4 Bộ Công thương lý giải việc điều chỉnh Quy hoạch Điện VIII -
5 Hơn 1 triệu tỷ đồng chờ bơm ra nền kinh tế: Kích tiêu dùng để đẩy tín dụng
-
Sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở từ thiện nhân đạo trên cả nước -
Tập trung ứng phó bão số 3, ưu tiên bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho người dân và nhà nước -
“Trăm dâu” đổ đầu “Thượng đế” tại Dự án Tân An Huy - Bài 2: Trên nóng, dưới... kệ trên? -
Bắt nguyên Phó giám đốc Trung tâm Giám định pháp y tỉnh Sơn La
- Nisshin Seifun Welna ra mắt sản phẩm tiêu dùng đa dạng tới người tiêu dùng Việt
- Gala Tiếng Việt thân thương 2024 “Lời quê hương - Lời sắt son”
- TTC AgriS góp mặt trong Top 500 Fortune Đông Nam Á, tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế
- Tiềm năng từ “đòn bẩy kép” đầu tư của Lagoona Bình Châu Resort Village
- CME Solar Investment và Vista Global - Samsung C&T hợp tác phát triển năng lượng mặt trời áp mái tại Việt Nam
- Phùng Quốc Đức - CEO XHOME Sài Gòn: Khi con người là nền tảng để tăng trưởng