
-
Tín dụng tiêu dùng tại TP.HCM sụt giảm mạnh
-
Kích cầu tín dụng: Ngân hàng than “một tay vỗ không nên tiếng”
-
Lôi kéo, hướng dẫn "bùng" nợ tín dụng tiêu dùng có thể bị xử lý
-
Chính phủ họp về tín dụng, NHNN báo cáo các lĩnh vực hút vốn nhiều nhất 11 tháng
-
Thêm loạt ngân hàng giảm lãi suất huy động, tiền gửi rẻ chưa từng có -
Làm thế nào để chặn tín dụng "đen" bùng phát cuối năm?
![]() |
Khó tiếp cận tín dụng là vấn đề được nhiều doanh nghiệp bất động sản phản ánh nhất hiện nay. Tuy nhiên, với nguồn vốn có hạn, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang chỉ đạo các ngân hàng tập trung rót vốn cho các lĩnh vực ưu tiên.
Bà Hà Thu Giang, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, trong văn bản mới nhất vừa ban hành, NHNN đã chỉ đạo tổ chức tín dụng kiểm soát chặt chẽ rủi ro tín dụng đối với hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp và các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như đầu tư, kinh doanh chứng khoán, bất động sản, trong đó kiểm soát mức độ tập trung tín dụng vào một số khách hàng, nhóm khách hàng lớn, các dự án có quy mô lớn, phân khúc cao cấp...
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo ngân hàng thương mại đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân, dự án bất động sản khu công nghiệp và các dự án bất động sản nhà ở sắp hoàn thành xây dựng và bàn giao, có khả năng trả nợ vay đầy đủ và đúng hạn, đảm bảo tính pháp lý, có thanh khoản tốt, nhất là các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, các dự án nhà ở thương mại với giá phù hợp.
Tỏ ra không đồng ý với nhận định cho rằng thị trường bất động sản đang đóng băng song Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú - Tổ phó Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai dự án bất động sản – cho biết đã trực tiếp cùng tổ công tác khảo sát, nghiên cứu, phân tích tại các địa phương và thấy rõ nhiều vấn đề khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp bất động sản.
“Thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước dự định sẽ có các diễn đàn về tín dụng bất động sản để làm rõ trách nhiệm của ngành ngân hàng, cơ quan quản lý bất động sản, doanh nghiệp triển khai dự án... làm sao phát triển thị trường lành mạnh, ổn định ", Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết.
Đại diện NHNN cũng cho biết thêm, thời gian tới, NHNN sẽ tổ chức tọa đàm riêng về tín dụng bất động sản để trao đổi chia sẻ giữa các ngân hàng thương mại, hiệp hội và doanh nghiệp...
Trước đó, ngày 14/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng ký công điện đề nghị các bộ ngành vào cuộc tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và phát triển nhà ở. Trong đó, người đứng đầu Chính phủ chỉ đạo Thống đốc NHNN cho vay, giải ngân nhanh chóng, đúng trọng tâm, trọng điểm, đúng đối tượng đối với các doanh nghiệp, dự án bất động sản đủ điều kiện theo đúng quy định của pháp luật.
Thủ tướng đề nghị ưu tiên cho vay các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở thương mại với giá phù hợp, khả thi của thị trường và các loại hình bất động sản phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh, an sinh xã hội có hiệu quả cao, có khả năng trả nợ và phát triển.
“Năm 2023 áp lực với thị trường tài chính, tiền tệ rất lớn, nên trong chính sách điều hành phải rất thận trọng và cân nhắc. Tôi cho rằng việc gọi là “đóng băng” đối với thị trường bất động sản thì chưa chuẩn lắm, mà nên gọi là chững lại thì đúng hơn”, Phó Thống đốc nhận định.
Trước những ý kiến đề xuất của Hiệp hội Bất động sản TPHCM về việc nên xem xét cho các doanh nghiệp bất động sản được dùng trái phiếu để làm tài sản đảm bảo vay nợ, vị đại diện NHNN cho rằng đây là vấn đề cần phải hết sức thận trọng. “Hiệp hội Bất động sản TPHCM thời gian qua đề xuất rất nhiều. Nhưng có những đề xuất có thể xem xét được, cũng có những đề xuất thuộc về lĩnh vực quy định của pháp luật, nằm trong khuôn khổ pháp lý rồi nên không thể tự ý thực hiện được”, ông Tú giải thích.
Cũng theo đại diện NHNN, cơ quan quản lý ngân hàng vẫn sẽ kiểm soát chặt tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, đặc biệt là hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, đầu tư và kinh doanh chứng khoán, bất động sản.
Theo các chuyên gia phân tích, hiện nay, tỷ lệ sử dụng đòn bẩy tài chính của khối doanh nghiệp bất động sản rất lớn, sự phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng có xu hướng gia tăng, gây rủi ro cho cả ngân hàng và doanh nghiệp.
Thời gian qua, Việt Nam liên tục nhận được nhiều cảnh báo từ các Tổ chức quốc tế như World Bank, IMF về mức độ rủi ro an toàn hoạt động ngân hàng. Đáng chú ý là con số tổng dự nợ tín dụng trong GDP.
Việc Nam hiện là một trong những nước có tỉ lệ đòn bẩy tài chính quốc gia trên cơ sở dư nợ tổng dư nợ tín dụng trên GDP cao nhất trong các nước có thu nhập trung bình thấp (tỷ lệ này năm 2021 ở Việt Nam là 124%). Với tốc độ tăng trưởng tín dụng trên 12%/năm thời gian tới (tức tăng gấp đôi tốc độ tăng trưởng GDP), tỷ lệ này sẽ còn có xu hướng gia tăng.

-
Chính phủ họp về tín dụng, NHNN báo cáo các lĩnh vực hút vốn nhiều nhất 11 tháng -
Thêm loạt ngân hàng giảm lãi suất huy động, tiền gửi rẻ chưa từng có -
Sacombank tri ân khách hàng mừng sinh nhật lần thứ 32 -
Làm thế nào để chặn tín dụng "đen" bùng phát cuối năm? -
Lãi suất cho vay tiêu dùng: Cần có quy định mức trần -
Tín dụng đến 22/11 mới tăng 8,21%, riêng Hà Nội tăng 13,8% -
Chính thức phân bổ thêm room tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 1/12
-
2 Bất động sản Việt Nam lọt "mắt xanh” của các nhà đầu tư châu Á
-
3 “Bà trùm” Trương Mỹ Lan phù phép rút ruột cả triệu tỷ đồng từ SCB - Bài 3: Tầng 39 bí ẩn và mật mã trên hồ sơ vay tiền
-
4 HoREA đề nghị loạt giải pháp gỡ khó, Hiệp hội ngân hàng khẳng định không cho vay bằng mọi giá
-
5 Cơ cấu lại nền kinh tế: Góc nhìn từ kỷ nguyên công nghệ - Bài 4: Cơ hội trở thành “con hổ mới”
-
Newtecons là tổng thầu đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam đến hiện tại thi công, bàn giao thành công dự án căn hộ hàng hiệu
-
“Giải mã” nhóm tính năng giúp VNSC by Finhay giành giải thưởng Công nghệ Fintech Toàn cầu IBSi
-
Bảo hiểm PJICO được A.M Best xếp hạng năng lực tài chính “aaa.VN” cao nhất Việt Nam
-
Bia Saigon và sứ mệnh nâng tầm vị thế thương hiệu bia của người Việt
-
Epson ra mắt Trung tâm giải pháp văn phòng mới hiện thực hóa đầu tư bền vững
-
Bí Kíp Vàng – Tự hào 5 năm đồng hành cùng nông dân Việt Nam trên nền tảng số