-
Đà Nẵng đề xuất 634 tỷ đồng vốn ngân sách cho các dự án phát triển nhà ở
-
“Đặc quyền” sống giữa tâm điểm giáo dục chất lượng cao của cư dân nhí ZR2 - The Zurich
-
Mắc kẹt tại các dự án đô thị ở Quảng Nam
-
Khu dân cư Chư Hdrông: 75 lô đất trúng đấu giá, hơn 2 năm chưa ai xây nhà, vào ở -
Khẩu vị mới của người mua nhà trẻ tuổi -
Vinhomes Grand Park hưởng lợi lớn từ các dự án phát triển giao thông, hạ tầng, tiện ích -
Bầu trời khác lạ trong mắt thế giới trẻ thơ khi đến với “Khu rừng pha lê” cách hồ Hoàn Kiếm 14 km
![]() |
Mirae Asset cùng với AON BNG đã chi 400 tỷ won (tương đương 350 triệu USD) để thâu tóm Tòa nhà Keangnam Hanoi Landmark Tower (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) |
Mặc dù trong 9 tháng qua, cơ quan chức năng không ghi nhận các dự án bất động sản điều chỉnh vốn đầu tư, tuy nhiên, nguồn vốn thực tế vào lĩnh vực này lớn hơn nhiều nếu tính số dự án mà nhà đầu tư nước ngoài thực hiện liên doanh đầu tư cùng nhà đầu tư trong nước hoặc “mua đứt” cả dự án.
Mới đây nhất, Công ty TNHH Kajima Overseas Asia (Nhật Bản) đã quyết định chi khoảng 500 triệu USD cùng Indochina Capital thành lập liên doanh Indochina Kajima Development (ICC-Kajima) (tỷ lệ vốn góp 50: 50) để đầu tư vào thị trường bất động sản Việt Nam trong 10 năm tới. Việc Kajima liên doanh với Indochina Capital được xem là bước đi tiếp theo của nhà đầu tư này trong kế hoạch mở rộng đầu tư vào lĩnh vực bất động sản - xây dựng Việt Nam. Đơn vị này chưa thực hiện dự án bất động sản nào tại Việt Nam với tư cách là chủ đầu tư, do đó, Kajima đã lựa chọn Indochina Capital - một quỹ đầu tư đã có kinh nghiệm gần 20 năm tại thị trường Việt Nam để cùng phát triển các dự án mới.
Trước đó, một nhà đầu tư Nhật Bản khác là Tập đoàn Mitsubishi cũng quyết định bỏ ra 290 triệu USD để cùng Tập đoàn Bitexco thành lập liên doanh để phát triển nhà ở tại Dự án Khu đô thị phức hợp The Manor Central Park (Hà Nội). Trong giai đoạn hợp tác đầu tiên, Mitsubishi và Bitexco thỏa thuận thành lập một công ty liên doanh cùng phát triển 240 căn hộ thấp tầng và 2 tòa nhà cao tầng với 1.036 căn hộ.
Thực tế, trong 9 tháng đầu năm 2016, thị trường bất động sản đã đón nhận một lượng vốn FDI lớn của các nhà đầu tư Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore… qua hoạt động mua bán, chuyển nhượng và liên doanh, liên kết. Cụ thể, theo thống kê của Công ty TNHH Jones Lang Lasalle Việt Nam (JLL Vietnam), thị trường mua bán - sáp nhập (M&A) bất động sản tiếp tục diễn ra sôi động với giá trị giao dịch duy trì ở mức cao và hoạt động đầu tư diễn ra đa dạng.
Thương vụ M&A được giới đầu tư nhắc đến nhiều nhất và có giá trị lớn nhất kể từ đầu năm 2016 đến nay là việc Công ty chứng khoán Mirae Asset (Hàn Quốc) phối hợp cùng với Tập đoàn AON BNG chi 400 tỷ won (tương đương 350 triệu USD) để thâu tóm Tòa nhà Keangnam Hanoi Landmark Tower (quận Nam Từ Liêm).
Tiếp đó là các thương vụ có giá trị “khủng” như: Tập đoàn Mapletree (Singapore) mua lại Tòa nhà Kumho Asiana Plaza (quận 1, TP.HCM) với giá 215 triệu USD; Keppel Land nhận chuyển nhượng 40% Dự án Empire City (quận 2, TP.HCM); Quỹ đầu tư Frasers Centrepoint Limited (Singapore) mua 70% cổ phần trong Dự án G Homes (quận 2, TP.HCM) từ Tập đoàn An Dương Thảo Điền…
Nhận định về xu hướng dòng vốn FDI vào bất động sản Việt Nam, ông Stephen Wyatt, Tổng giám đốc Công ty TNHH Jones Lang Lasalle Việt Nam cho rằng, các nhà đầu tư nước ngoài đang hướng tâm điểm đến Việt Nam. Bằng hình thức M&A hoặc liên doanh liên kết, các nhà đầu tư đang cố gắng để có được chỗ đứng trên thị trường. Nhiều giao dịch hiện đã được tiến hành ký kết mà dẫn đầu là nhà đầu tư đến từ Nhật Bản, tiếp đến là nhà đầu tư Singapore, Hàn Quốc...
Ông Phan Xuân Cần, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Bất động sản Soho Việt Nam, người thực hiện môi giới cho nhiều thương vụ chuyển nhượng dự án bất động sản lớn thời gian qua cho rằng, trong điều kiện quỹ đất phát triển dự án ngày một thu hẹp và việc giải phóng mặt bằng các dự án mới chịu sự điều chỉnh của hàng loạt quy định mới theo hướng có lợi cho người được đền bù, việc lựa chọn liên doanh, liên kết với các nhà đầu tư bản địa để tận dụng kinh nghiệm và quỹ đất “sạch” từ đối tác ngày càng được nhiều nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn.
“Xu hướng này chắc chắn sẽ còn sôi động hơn nữa, khi Chính phủ đang xem xét cho phép nhà đầu tư có thể mua bán, chuyển nhượng một phần dự án bất động sản ngay sau khi dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư”, ông Cần nhận định.
-
FLC khởi công dự án "đất vàng" 265 Cầu Giấy, quy mô tới 5.200 tỷ đồng -
Đặt mua căn hộ Parkview Residence, nhận quà giá trị -
Dự án Deawoo Cleve chưa “thoát hiểm” -
Hơn 5.000 tỷ đồng xây dựng Khu đô thị hồ Phú Hòa tại TP. Quy Nhơn -
Bất động sản Hà Nội: Sự lên ngôi của các dự án phía Đông -
Chung cư The ONE Residence - Cuộc sống lý tưởng trong tầm tay -
Hà Nội: Đầu tư vào cho thuê văn phòng hạng sang đón tin vui
-
Hai cựu bộ trưởng và 36 bị cáo sắp hầu tòa vụ Việt Á
-
Khởi tố 27 đối tượng điều hành Câu lạc bộ Lucas Palace về hành vi đánh bạc, tổ chức đánh bạc
-
Đường dây mua bán trái phép hóa đơn lớn nhất cả nước: “Ông trùm” ăn chia với hàng loạt trung gian
-
Kon Tum tăng cường ngăn chặn khai thác khoáng sản trái phép
-
Năm 2023, tổng thu ngân sách tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ước đạt 95.067 tỷ đồng
-
Gia đình trẻ chốt ngay căn hộ Hanhomes Blue Star sau khi “mắt thấy, tay sờ”
-
Sáng kiến giúp Lọc dầu Dung Quất tăng công suất đạt giải Nhất Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật
-
Bệnh viện thuộc Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ đạt Giải thưởng Cải tiến Chất lượng ACHSI 2023
-
Gas South khánh thành trạm chiết nạp LPG Nha Trang
-
Giật nắp, nghiêng chai, năm mới phát tài cùng Tuborg