-
Lễ khởi công phần thân Khải Hoàn Prime: Sẵn sàng bước vào giai đoạn bứt tốc
-
Động thái bất ngờ tại dự án của Phát Đạt tại số 1 Ngô Mây, Quy Nhơn
-
Cả nước đã hỗ trợ xóa 264.522 căn nhà tạm, nhà dột nát
-
Sunshine Group livestream bán bất động sản, giảm giá 1 tỷ đồng cho khách hàng, trích 500 triệu đồng/phiên làm thiện nguyện -
Vẫn "bát nháo" trong quản lý vận hành chung cư -
Quy định về trình tự, thủ tục phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch từ ngày 1/7/2025 -
Những thay đổi về thủ tục đất đai từ ngày 1/7/2025
Khi người mua nhà bất lực trước thị trường
Được thành lập vào tháng 4/2024, chỉ sau hơn 4 tháng hoạt động, một nhóm Facebook có tên “Cộng đồng dừng mua nhà Hà Nội để tránh ngáo giá” đã thu hút hơn 59.000 người tham gia.
Các bài đăng trong nhóm phần lớn là những chia sẻ, bình luận, phân tích về câu chuyện giá bất động sản Thủ đô tăng vọt. Dưới mỗi bài đăng đều có hàng trăm lượt tương tác, thậm chí lên tới hàng nghìn.
![]() |
Hình ảnh được thành viên T.D chia sẻ trong nhóm. |
Ví dụ như bài đăng của một người dùng có tên T.D, nhân vật này đã đối chiếu thông tin rao bán của môi giới về một căn hộ chung cư tại quận Nam Từ Liêm. Cụ thể, vào sáng ngày 5/8, môi giới viên chào bán nhà với giá 3,3 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến chiều cùng ngày, một môi giới khác đã rao thành 3,5 tỷ đồng.
Bài đăng trên đã thu về gần 800 lượt thích và 258 lượt bình luận. Phía dưới bài viết, nhiều người bày tỏ sự đồng cảm và chia sẻ thêm về hành trình mua nhà chật vật của mình, khi phải bất lực chứng kiến giá nhà bị “thổi" một cách phi lý.
“Sau một thời gian vô cùng mệt mỏi vì tìm mua nhà ở Hà Nội đầu năm 2024, tôi đã quyết định dừng lại và không quan tâm nữa. Không phải không muốn mua nhưng giá nhà đất, chung cư cứ tăng theo ngày, với mức không tưởng, tăng đến 30 - 50% trong vòng 6 tháng”, người thành lập nhóm “kêu gọi" dừng mua nhà Hà Nội chia sẻ.
Theo quan điểm của nhân vật này, người mua nhà chỉ có một mong muốn là được sở hữu bất động sản đúng với giá trị thật. Do đó, chủ nhóm đã quyết định lập ra một cộng đồng để những người có cùng quan điểm “động viên, chia sẻ thông tin, trải nghiệm và kinh nghiệm để giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình tìm mua nhà Hà Nội”.
“Đây là cộng đồng của người tìm mua nhà, thành viên ở đây là những người đồng quan điểm rằng, mức giá hiện tại không hợp lý và nên tạm thời dừng mua”, chủ nhóm nhấn mạnh.
Mặc dù nhiều bài đăng trong nhóm thể hiện thái độ tiêu cực với môi giới viên nhưng người thành lập nhóm khẳng định, bản thân rất đồng cảm với những người làm công việc này và sẵn sàng trả hoa hồng cho những người làm việc tận tâm.
“Nhiều bạn môi giới có tâm, gửi thông tin và trao đổi hòa nhã, tôi vẫn rất quý. Tuy nhiên, các chiêu trò tìm khách, rao sai thông tin nhà hoặc coi thường khách hàng thì tôi không hoan nghênh được. Nếu môi giới tốt, tôi vẫn sẵn sàng đặt niềm tin”, chủ nhóm chia sẻ.
Giá nhà vẫn liên tục neo cao
Riêng trong tuần qua, nhóm “Cộng đồng dừng mua nhà Hà Nội để tránh ngáo giá” đã có thêm 6.000 người tham gia. Con số này vẫn đang không ngừng gia tăng và tỷ lệ thuận với đà tăng của giá bất động sản Thủ đô.
Theo báo cáo thị trường quý II/2024 của Bộ Xây dựng, giá căn hộ chung cư tại Hà Nội đã tăng trung bình khoảng 5 - 6,5% so với quý trước và tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức tăng này không chỉ xuất hiện ở những dự án mới mở bán mà còn xảy ra tại nhiều căn hộ cũ.
Ví dụ như giá căn hộ tại khu đô thị Royal City (Thanh Xuân) đã tăng 33% so với năm ngoái. The Pride (Hà Đông) cũng tăng tới 33%, Mỹ Đình Sông Đà - Sudico (Nam Từ Liêm) tăng tới 32%; Vinhomes West Point (Cầu Giấy) tăng 28%.
Một số dự án cũ hơn như khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính (Cầu Giấy), giá chung cư cũng đã tăng 25%; khu chung cư tái định cư tại Nam Trung Yên (Cầu Giấy) cũng tăng tới 20%…
Để tìm kiếm những căn hộ có giá bán tăng chậm hơn, người mua sẽ phải di chuyển đến các khu vực xa trung tâm như dự án Bình Minh Garden Đức Giang (Long Biên); Le Grand Jardin Sài Đồng (Long Biên)... Tuy nhiên, giá bán căn hộ tại các dự án này cũng không dưới 3 tỷ đồng.
Trước đà tăng giá “phi mã" như trên, Nghị định 96/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/8, đã yêu cầu Bộ Xây dựng phải đề xuất các biện pháp điều tiết, khi chỉ số giá giao dịch bất động sản có sự biến động tăng, giảm trên 20% trong 3 tháng hoặc thị trường có các thay đổi ảnh hưởng đến ổn định kinh tế - xã hội.
Luật Kinh doanh bất động sản 2023 cũng đã nêu rõ các biện pháp mà Nhà nước sẽ thực hiện để điều tiết thị trường bất động sản. Những biện pháp có thể kể đến như điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; điều chỉnh nguồn cung, cơ cấu thị trường; hỗ trợ cho vay lãi suất ưu đãi đối với khách hàng, doanh nghiệp kinh doanh các loại hình bất động sản được cần hỗ trợ, ưu tiên phát triển…
-
Nhu cầu quan tâm bất động sản Long An tăng 83% sau loạt dự án tỷ đô đổ bộ -
Khái niệm mới trên thị trường bất động sản hạng sang: "Sống hàng hiệu" -
Bất động sản nóng trở lại, nhà đầu tư săn lùng đất nền và nhà thấp tầng khu đô thị -
Quảng Nam yêu cầu rà soát giải phóng mặt bằng Khu đô thị Tân Khang -
Hội An sẽ được quy hoạch với 7 phân khu -
Tập đoàn Everland và Samsung Vina ký kết Thỏa thuận hợp tác chiến lược toàn diện -
Lợi nhuận kép của bất động sản thấp tầng trên “đảo thượng lưu” Vinhomes Royal Island
-
1 Nhu cầu “trú ẩn” giảm, giá vàng chịu áp lực lớn
-
2 Siết tỷ lệ đòn bẩy khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp: Giảm nguy cơ vỡ nợ, tăng động lực cơ cấu vốn
-
3 Vẫn "bát nháo" trong quản lý vận hành chung cư
-
4 Sun Group đề xuất làm tuyến đường ven sông và tuyến metro theo hình thức BT tại TP.HCM
-
5 Cộng hưởng sức mạnh để hút vốn FDI
-
Giá trị thương hiệu của Shanghai Electric được định giá ở mức 31,8 tỷ USD
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
Cheng Chung Design khai trương CCD Tokyo
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh