-
Hà Nội: Huyện Thanh Oai tiếp tục mở đấu giá đất, liệu có lập đỉnh mới? -
Hàng tỷ USD vốn ngoại đang đổ vào bất động sản Việt Nam -
“Nín thở” chờ bảng giá đất mới -
Gia tăng lượng bất động sản tồn kho khu vực phía Nam -
Hải Dương quy định hạn mức đất ở tại đô thị và nông thôn -
Bộ Xây dựng yêu cầu kiểm tra bất động sản có yếu tố thổi giá; Đầu tư địa ốc dễ thành công hơn chứng khoán? -
Quận Ba Đình xây mới khu tập thể cũ, người dân được đền bù thế nào?
Thị trường bất động sản cần nhất là gỡ vướng về pháp lý để hồi phục trở lại. |
Kỳ vọng sau các cuộc họp
Ngay sau Hội nghị Tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững, do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì, một số địa phương đã lên kế hoạch, tổ chức gặp gỡ giữa các sở, ngành với những doanh nghiệp có dự án đang gặp vướng mắc để tìm cách tháo gỡ.
Tại TP.HCM, ông Bùi Xuân Cường, Phó chủ tịch UBND TP.HCM đã lần lượt chủ trì 2 cuộc họp với các doanh nghiệp để gỡ vướng mắc với tổng số 13 dự án bất động sản trên địa bàn và số dự án được “gọi tên” chưa dừng lại ở đây.
Còn tại Bình Dương, ông Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh đã cùng lãnh đạo Sở Xây dựng họp Tổ chỉ đạo giải quyết khó khăn, vướng mắc trong triển khai dự án bất động sản trên địa bàn.
Với Kiên Giang, tuần qua, lãnh đạo tỉnh cũng có buổi làm việc nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn TP. Phú Quốc.
Sau mỗi cuộc họp, các doanh nghiệp đều kỳ vọng, những khó khăn, vướng mắc sớm được tháo gỡ. Bởi khi dự án nằm “bất động” cũng là lúc doanh nghiệp phải chịu nhiều thiệt thòi, thậm chí còn mang tiếng oan là bội tín với khách hàng.
Câu chuyện xảy ra tại Dự án Lotus Residence (quận 7, TP.HCM) do Công ty cổ phần Đầu tư Anh Tuấn làm chủ đầu tư là một ví dụ điển hình. Dự án dù đã được chấp thuận chủ trương đầu tư hơn 10 năm nay, nhưng vì gặp vướng mắc liên quan đến nghĩa vụ tài chính nên khách hàng mua đất tại đây không thể xây dựng được.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Dương Tuấn Tú, Tổng giám đốc Công ty Anh Tuấn cho biết, để thực hiện dự án, chủ đầu tư phải đi vay mượn khắp nơi, nay đã bán đất cho khách hàng nhưng không được xây dựng. Khách hàng rất bức xúc, thậm chí còn tố chủ đầu tư bội tín, lừa đảo. Nhưng thực tế thì chẳng doanh nghiệp nào muốn nhìn thấy dự án của mình phải nằm “bất động” cả.
“Doanh nghiệp đã nhiều lần nộp hồ sơ lên Sở Tài nguyên và Môi trường xin được thực hiện nghĩa vụ tài chính cho dự án, đồng thời chủ động liên hệ với các sở, ban, ngành khác, với mong muốn được thực hiện nghĩa vụ này, nhưng không vướng mắc nào được giải quyết rốt ráo”, ông Tú nói và mong lãnh đạo UBND TP.HCM quan tâm, chỉ đạo các sở, ban, ngành có liên quan giúp dự án được gia hạn thời gian thực hiện, đồng thời được nộp tiền sử dụng đất cho dự án, để khách hàng có thể xây dựng nhà ở.
Dự án Nhà ở xã hội Lê Thành Tân Kiên (giai đoạn II) của Công ty Lê Thành cũng trong tình cảnh tương tự. Theo đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 khu trung tâm và dân cư khu vực phía Tây TP.HCM, vị trí khu đất thuộc quy hoạch đất thương mại dịch vụ. Tuy nhiên, đến nay, Dự án chưa được điều chỉnh quy hoạch cục bộ, vì Sở Kế hoạch và Đầu tư trả lời là, theo Luật Đầu tư mới, chỉ khi dự án phù hợp quy hoạch thì mới trình UBND Thành phố chấp thuận đầu tư.
Là người trong cuộc, ông Lê Hữu Nghĩa, Tổng giám đốc Công ty Lê Thành rất mong chờ Thành phố tháo gỡ vướng mắc cho dự án nhà ở xã hội để các doanh nghiệp khác có động lực tham gia tiếp ở phân khúc này.
“Phát triển nhà ở xã hội có biên lợi nhuận không cao, nếu vướng mắc pháp lý kéo dài, chi phí gia tăng, lợi nhuận sẽ không còn, doanh nghiệp không muốn làm nữa. Mong lãnh đạo thành phố quyết liệt xử lý vướng mắc cho tất cả chủ đầu tư nhà ở xã hội cũng như nhà thương mại để thị trường bất động sản thật sự lành mạnh, ổn định”, ông Nghĩa nêu ý kiến.
Vực dậy niềm tin cho doanh nghiệp
Trong bối cảnh thị trường bất động sản khó khăn, nguồn cung hạn chế, các kênh huy động vốn đều gặp khó, việc sớm tháo gỡ khó khăn về thủ tục cho dự án được xem là “phao cứu sinh” không chỉ của các doanh nghiệp, mà còn bổ sung nguồn cung nhà ở cho thị trường.
Theo ông Trần Khánh Quang, Tổng giám đốc Công ty Việt An Hòa, câu chuyện vướng mắc pháp lý diễn ra từ lâu, chứ không phải là mới. Đáng lý ra, các địa phương phải chủ động phối hợp với các chủ đầu tư để xem xét tháo gỡ sớm, chứ không phải đợi Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thì mới triển khai. Tuy nhiên, dù muộn còn hơn không, thời gian tới, nếu các vướng mắc về tiền sử dụng đất, thủ tục pháp lý của dự án được tháo nhanh sẽ là cơ sở để chủ đầu tư có thể chuyển nhượng dự án, từ đó tạo dòng tiền, gia tăng thanh khoản cho chính doanh nghiệp trong giai đoạn tái cấu trúc quyết liệt hiện nay.
Ở góc độ khác, ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Bộ phận Tư vấn đầu tư Savills Việt Nam cho rằng, Nhà nước cần tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp và hành lang pháp lý để dự án có thể thực hiện nhanh chóng. Việc này sẽ giúp giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp và tăng lợi ích cho người tiêu dùng. Hơn nữa, các doanh nghiệp nước ngoài mới tham gia thị trường chỉ được thực hiện dự án sau khi đóng tiền sử dụng đất và có giấy phép xây dựng. Do đó, với những doanh nghiệp này, thủ tục pháp lý là điều quan trọng nhất để xem xét trước khi đầu tư.
Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước nới room tín dụng và giảm lãi suất để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh trong những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, pháp lý vẫn là gốc rễ của vấn đề này, làm mất đi sự cạnh tranh trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường.
“Để trở thành điểm thu hút đầu tư lớn trong khu vực Đông Nam Á, cần thu hút nguồn lực từ nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam. Điều này liên quan đến các phân khúc chủ đạo như nhà ở, bán lẻ, văn phòng, bất động sản công nghiệp... Bởi vậy, phải tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư vào các sản phẩm này”, ông Khương nói.
-
Địa ốc xoay trục về phân khúc nhà ở bình dân -
Định giá đất được “chốt” thế nào? -
Thống nhất phương án thu hồi đất cho dự án nhà ở thương mại, dự án hỗn hợp -
Thỏa thuận đất cho nhà ở thương mại: Có thể thí điểm ngoài quy định của luật -
Lên kế hoạch săn quỹ đất mới -
Vì sao Quảng Ngãi chưa triển khai được chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng? -
Bất động sản phân khúc bình dân “mất tích” trên thị trường TP.HCM
-
1 Đề xuất chia Vành đai 4 TP.HCM trị giá 136.593 tỷ đồng thành 11 dự án thành phần -
2 Tỷ lệ "cược" Fed giảm lãi suất 0,5% đã lên 67%, Ngân hàng Nhà nước giảm tiếp 0,25% lãi suất trên kênh cầm cố -
3 TP.HCM: Tiếng là được “giải cứu”, nhưng nhiều dự án vẫn... bất động -
4 Đề xuất đầu tư 1.581 tỷ đồng xây nút giao cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu với ĐT.991 -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 17/9
- VCB Digibank cập nhật tính năng chuyển tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
- Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi
- Carlsberg Việt Nam ủng hộ hơn 1,1 tỷ đồng hỗ trợ vùng ảnh hưởng do bão Yagi gây ra
- Hành trình thúc đẩy đa dạng, bình đẳng và hòa nhập (DEI) tại Suntory PepsiCo Việt Nam
- Cán bộ nhân viên Vietcombank ủng hộ một ngày lương hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
- Các quỹ phòng hộ lạc quan về Microsoft Corporation