-
Cận cảnh tâm điểm phồn hoa sôi động bậc nhất thành phố trẻ Đông Hà -
Vì sao Expert Homes là lựa chọn đầu tư an toàn trong thời kỳ biến động? -
Nhà phố thương mại Hồng Bàng Midtown - Chinh phục bộ tứ giá trị bất động sản đỉnh cao -
Những thương hiệu phía sau thành công của dự án Vaquarius -
Tòa Tháp đôi The Terra thuộc về New Goldsun với tên mới Luxora -
Bình Thuận điều chỉnh quyết định cho thuê đất Tổ hợp du lịch Thung Lũng Đại Dương -
Hơn 7.000 căn hộ chung cư, officetel của Novaland tại TP.HCM sẽ được cấp sổ hồng
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Hùng vừa ký Quyết định số 7706/QĐ – UBND phê duyệt đồ án thiết kế đô thị 2 bên đường Vành đai 3, tỷ lệ 1/500 đoạn đường Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển. |
Khu đất là một phần của Tuyến đường Vành đai 3, phía Tây Nam nội đô lịch sử, thuộc địa giới hành chính của Phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy; Phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm; các phường Nhân Chính, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân Trung, Hạ Đình, Kim Giang, quận Thanh Xuân; Phường Đại Kim, quận Hoàng Mai và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội.
Phạm vi thiết kế giới hạn bởi đoạn đường Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển, từ nút giao Trung Hòa (Trần Duy Hưng - Khuất Duy Tiến) đến cuối đường Nguyễn Xiển (nút giao Nguyễn Xiển và Tôn Thất Tùng kéo dài) và các khu vực chức năng hai bên tuyến đường. Chiều dài tuyến đường nghiên cứu khoảng 4,22 km. Tổng diện tích đất lập thiết kế đô thị khoảng 61,68ha.
Chức năng sử dụng đất được quản lý theo quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Theo đó, từng đoạn tuyến khu vực sẽ khuyến khích phát triển các hoạt động chủ đạo, làm cơ sở để tạo không gian, hình ảnh cho từng khu vực.
Đối với các khu chức năng công cộng (các công trình dịch vụ đô thị, hỗn hợp, công cộng...) thuộc nhiều đơn vị quản lý sử dụng khác nhau, khi đầu tư xây dựng công trình khuyến khích hợp khối đảm bảo nguyên tắc bố cục mặt bằng theo thiết kế đô thị; Khi lập dự án không tiếp tục chia nhỏ lô đất, trong đó khu vực tiếp giáp mặt đường Vành đai 3 không được bố trí thêm nhà liền kề so với hiện trạng. Các khu vực nhà liền kề thấp tầng khuyến khích hợp thửa khu đất, hợp khối công trình để tạo hình ảnh không gian kiến trúc lớn hơn và đồng nhất trên tuyến phố.
Phân chia đoạn tuyến thiết kế thành 5 khu vực gồm: nút giao Trung Hòa; đoạn đường Khuất Duy Tiến; nút giao Thanh Xuân; đoạn đường Nguyễn Xiển; nút Tôn Thất Tùng kéo dài.
Đối với khu vực nút Trung Hòa và đoạn đường Khuất Duy Tiến có hoạt động chủ đạo là văn phòng và nhà ở, hạn chế hoạt động, dịch vụ sử dụng trực tiếp nút giao Trung Hòa;
Đối với nút Thanh Xuân khuyến khích hoạt động chủ đạo thương mại hỗn hợp, kết hợp khai thác lợi thế các ga đường sắt đô thị tại khu vực;
Đối với đoạn đường Nguyễn Xiển khuyến khích các hoạt động về nhà ở. Hạn chế khai thác sử dụng trực tiếp từ công trình ra tuyến đường để giảm tải cho tuyến giao thông vành đai 3.
Đối với Nút Trung Hòa (giao giữa đường Khuất Duy Tiến và Trần Duy Hưng), đặc trưng không gian là phát triển theo cụm công trình cao tầng tương phản và xen cài với các không gian mở xung quanh. Điểm nhấn tổ hợp cụm công trình cao tầng phía Đông Nam đường Trần Duy Hưng và đại lộ Thăng Long (40 - 45 tầng), tương phản với các không gian mở được tạo ra bởi khu vực Trung tâm hội nghị Quốc gia và xung quanh.
Đoạn tuyến Khuất Duy Tiến được đặc trưng bởi các công trình phát triển theo tuyến. Các công trình cao tầng với tầng cao đậc trưng 25 – 30 tầng.
Đối với nút Thanh Xuân được thiết kế với đặc trưng không gian phát triển theo cụm công trình cao tầng trong đó công trình điểm nhấn cao 45 – 50 tầng nằm tại phía Đông Bắc nút giao và tháp đôi tại cụm công trình nút giao khu vực phía Đông Nam, các công trình còn lại cao 26 – 30 tầng.
Đoạn tuyến Nguyễn Xiển được đặc trưng bởi các công trình phát triển theo tuyến và diện; các công trình cao tầng có tầng cao trung bình 25 – 30 tầng.
Đối với nút Tôn Thất Tùng kéo dài có công trình điểm nhấn cao 35 tầng, các công trình xung quanh cao trung bình 20 tầng, cụm trụ sở Tòa Án, Viện Kiểm sát Thành phố cao 5 – 7 tầng kết họp các khoảng lùi, không gian sân vườn để tạo không gian mở cho nút giao.
Đối với các công trình nhà ở riêng lẻ, nhà liền kề và các công trình thấp tầng khác quản lý tầng cao tối đa là 6 tầng, quản lý tầng cao đồng đều theo từng khu vực. Những công trình đã xây dựng quá 6 tầng, khi có nhu cầu cải tạo, xây dựng mới không được tăng chiều cao và khuyến khích đảm bảo tầng cao đúng 6 tầng.
-
Rao bán tòa nhà Continental Tower mặt đường Hàm Nghi giá hơn 2.000 tỷ đồng -
Căn hộ hạng sang nằm lõi trung tâm Thủ đô được giới nhà giàu săn tìm -
Liên tiếp đón quy hoạch giúp quận lớn bậc nhất Đà Nẵng trở thành "đầu tàu" kinh tế của khu vực -
Một doanh nghiệp tự nguyện trả lại khu "đất vàng" ở quận 1 TP.HCM
-
Cận cảnh tâm điểm phồn hoa sôi động bậc nhất thành phố trẻ Đông Hà -
Tập đoàn Ngân Tín trúng đấu giá dự án đô thị có tổng vốn gần 3.000 tỷ đồng tại Bình Định -
Quận Tây Hồ có thêm toà nhà văn phòng cao cấp theo chuẩn LEED Gold -
Sắp diễn ra Lễ ra quân đô thị trái tim CaraWorld - Sự trỗi dậy của một huyền thoại mới -
Cuối năm, thị trường phía Đông TP.HCM "tăng nhiệt" với dự án Top 1 tại Vinhomes Grand Park -
3 lý do nhà đầu tư không muốn bỏ lỡ nhà phố Ánh Dương - Vinhomes Global Gate -
Vì sao Expert Homes là lựa chọn đầu tư an toàn trong thời kỳ biến động?
-
1 Thị trường mua bán - sáp nhập (M&A): Lò xo nén chặt chờ bùng nổ -
2 Bệ đỡ cho M&A tăng tốc năm 2025 -
3 Dành 122.250 tỷ đồng phát triển văn hóa 2025 - 2030: Công nghiệp văn hóa sẽ chiếm 7% GDP -
4 Một doanh nghiệp tự nguyện trả lại khu "đất vàng" ở quận 1 TP.HCM -
5 Bộ Tài chính đề xuất đánh thuế mua bán nhà, đất theo thời gian sở hữu
- Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành bia - Cần phương án hài hoà hơn
- Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ với khách hàng và xã hội
- Thủ Đức: Điểm đến kinh tế sáng tạo với môi trường sống lý tưởng
- Ngân hàng Phương Đông - Thương hiệu truyền cảm hứng năm 2024
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung