
-
Mở rộng loại đất làm nhà ở thương mại: Gỡ “treo” cho 343 dự án tại TP.HCM
-
Keppel thoái vốn tại dự án Palm City, thu về 104 triệu USD
-
Hải Phòng đề xuất bán 4.170 căn chung cư thuộc tài sản công để tái đầu tư
-
Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất -
Quỹ Nhà ở quốc gia sẽ cạn kiệt nếu không có nguồn thu để duy trì -
Cả nước đã hỗ trợ xóa 168.027 nhà tạm, nhà dột nát -
Giá nhà đất nội đô leo thang, giới đầu tư chuyển hướng tới các khu vực ngoại thành
Thị trường bất động sản đang xôn xao với thương vụ Tập đoàn FLC thâu tóm xong khu đất đắc địa tại 36 đường Phạm Hùng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
![]() | ||
Ông Phan Xuân Cần, Chủ tịch Hội đồng quản trị SohoVietnam |
Mặc dù hiện nay khu đất này chỉ có một toà nhà văn phòng nhỏ cùng với một kho hàng của siêu thị điện máy Top Care, nhưng theo nguồn tin của Báo Đầu tư Điện tử - baodautu.vn, mảnh đất rộng 3.600m2 này đã được phê duyệt quy hoạch xây dựng một cao ốc gồm 35 tầng nổi, 3 tầng hầm, với diện tích sàn xây dựng lên tới 50.000m2. Đây là khu phức hợp bao gồm trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê và căn hộ để bán.
Một số doanh nghiệp bất động sản lớn đã nhòm ngó và tìm cách thâu tóm mảnh đất này vì vị trí đắc địa. Khu đất có mặt tiền là đường Phạm Hùng, nằm gần những dự án bất động sản lớn như Indochina Plaza Hanoi, Keangnam Landmark 72 cũng như bao quanh bởi các trụ sở các bộ ngành mới chuyển đến gần đó như Bộ Tài nguyên – Môi trường, Bộ Nội vụ
. Đặc biệt, ngay phía trước dự án, bên kia đường Phạm Hùng là một khu đất lớn được quy hoạch làm công viên. Dự án công viên này sẽ được một nhà đầu tư nước ngoài danh tiếng xây dựng, đổi lại, doanh nghiệp này sẽ phát triển một khu phức hợp bất động sản tầm cỡ kế bên.
![]() | ||
Tập đoàn FLC thâu tóm xong khu đất đắc địa tại 36 đường Phạm Hùng, quận Cầu Giấy |
FLC không phải là thương hiệu xa lạ trên thị trường bất động sản, sau khi Tập đoàn này thâu tóm dự án Khu đô thị Alaska Garden City rộng 8ha tại Hà Nội vào năm ngoái. FLC cũng vừa khởi công xây dựng khu nghỉ dưỡng và sân golf với tổng vốn đầu tư 5.000 tỷ đồng tại Sầm Sơn, Thanh Hoá.
Theo một nguồn tin riêng, bên bán dự án là Công ty cổ phần đầu tư Hải Phát. Công ty này chiếm 99% cổ phần tại Công ty TNHH Đầu tư và Quản lý toà nhà Vinafco, chủ sở hữu mảnh đất 3.600m2 này. Giá trị của thương vụ này không được tiết lộ, nhưng theo ước tính của giới đầu tư bất động sản, thương vụ này ước tính dao động trong khoảng 150-200 tỷ đồng.
Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Đầu tư điện tử - baodautu.vn, bàn tay đạo diễn thương vụ này không ai khác chính là ông Phan Xuân Cần, Chủ tịch Hội đồng quản trị SohoVietnam (một công ty chuyên về môi giới và tư vấn chuyển nhượng các dự án bất động sản).
![]() | ||
Sky Park Residences đượcTổng công ty xây dựng Thanh Hoá mua lại của Licogi 16 |
Ngoài thương vụ này, SohoVietnam cũng vừa tư vấn xong thương vụ mua bán dự án Sky Park Residences, với bên mua là Tổng công ty xây dựng Thanh Hoá và bên bán là Licogi 16.
Đây cũng là một dự án lớn, nằm gần khu đất FLC mới thâu tóm. Sky Park Residences nằm trên diện tích đất 9.262m2, gồm hai khối nhà, trong đó khối văn phòng cao 25 tầng và khối chung cư cao 35 tầng cùng 3 tầng hầm để xe và 5 tầng làm trung tâm thương mại. Giá trị thương vụ này khoảng 143 tỷ đồng.
SohoVietnam cũng nhúng tay đạo diễn thương vụ thâu tóm một khu đất xây dựng khách sạn 4 sao trên đường Cát Linh, quận Ba Đình, Hà Nội. Ngoài ra, ông Cần cũng thu xếp thành công thương vụ chuyển nhượng một toà nhà văn phòng tại phố Lò Đúc, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Trước đây, ông Cần đã từng nổi danh là nhà môi giới một số thương vụ chuyển nhượng dự án bất động sản khá lớn như chuyển nhượng toà nhà văn phòng-trung tâm thương mại Hoà Bình Tower tại Khu đô thị Phú Mỹ Hưng sang cho Công ty địa ốc Đông Dương, hay thu xếp thương vụ mua dự án xây dựng toà nhà Sakura Tower tại 47 Vũ Trọng Phụng, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Trong các lần trao đổi với Báo Đầu tư điện tử - Baodautu.vn, ông Cần cho biết, hàng trăm chủ đầu tư đã nhờ ông môi giới bán dự án do kinh doanh khó khăn và không có tiền xây tiếp. Tuy nhiên, người mua cũng rất chọn lọc, họ chỉ mua những dự án “hoa hậu”, nghĩa là những dự án có vị trí đắc địa, triển vọng kinh doanh tốt. Rất ít nhà đầu tư chọn mua những dự án xây dựng dở dang, ông Cần cho biết.
Ngọc Sơn
-
Cơn sốt đất nền vùng ven không ngừng dâng cao -
Giá nhà đất tăng nóng, thực hay ảo? -
Nên cho phép người nước ngoài mua condotel -
Lãnh đạo Cục Quản lý Nhà và thị trường bất động sản: Luật Du lịch đã quy định pháp lý của condotel -
Cơn sốt đất nền tại Đà Nẵng hạ nhiệt, nhà đầu tư bắt đầu "rút chân" -
Bất động sản TP.HCM: Khu Nam - Địa chỉ của những dự án tỷ đô -
Lối ra nào cho cả ngàn căn hộ tái định cư bỏ hoang ở Hà Nội?
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 2/4
-
2 Thị trường ghi nhận thêm 77 lô trái phiếu có vấn đề, trị giá 5.540 tỷ đồng
-
3 [Ảnh] Thiên đường du lịch Hồ Tràm hoang vắng sau cơn sốt bất động sản
-
4 TP.HCM chuẩn bị thực hiện thêm 2 dự án TOD dọc tuyến metro số 2
-
5 Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng: Cơ hội để Hải Phòng bứt phá
-
Panduit ra mắt máy in để bàn mới
-
SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng
-
SANY tham gia triển lãm tại Bauma 2025
-
TUMI ra mắt dòng sản phẩm mới 19 Degree Lite
-
Hisense ra mắt dòng TV ULED MiniLED U7 Series mới
-
PowerChina triển khai dự án điện mặt trời nổi tại Indonesia