
-
Ưu tiên bố trí nguồn lực triển khai ngay hỗ trợ nhà ở cho người có công và thân nhân liệt sỹ
-
Lợi nhuận của doanh nghiệp địa ốc phân hóa mạnh
-
Bất động sản Đà Nẵng: Đất nền sức cầu thấp, giá căn hộ không biến động
-
Nhà ở xã hội: Đề án triệu căn, áp lực đang dồn vào 5 năm cuối -
Bộ Xây dựng: Hơn 101.000 lô đất nền được “chốt” trong quý I/2025 -
Hợp nhất Quảng Nam - Đà Nẵng: Bệ phóng cho đô thị đa ngành, đẳng cấp quốc tế -
Môi giới bất động sản chật vật với chứng chỉ hành nghề
Thông tin được ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, Hội thảo “Khơi thông dòng vốn trong nước và nước ngoài cho thị trường bất động sản trong bối cảnh mới” do Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức ngày 7/4.
Ông Khởi cho biết vừa hôm qua, Bộ Xây dựng nhận được ý kiến gói 120.000 tỷ đồng ãi suất vẫn còn cao, chưa khuyến khích đối tượng vay và chưa phải là giải pháp để đẩy nhanh việc phát triển nhà ở xã hội.
Ngoài ra, cũng đang có ý kiến đề xuất Bộ Xây dựng một gói hỗ trợ khác mà trước đó Bộ Xây dựng cũng đề xuất là gói 110.000 tỷ đồng với chính sách giống với năm 2013.
![]() |
Ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng). |
Ông Nguyễn Mạnh Khởi cho biết, hiện Bộ Xây dựng đang báo cáo ký trình cần có Nghị quyết thí điểm chính sách thực hiện ngay việc tháo gỡ khó khăn về thể chế để nhà ở xã hội có thể đưa vào triển khai ngay. Mặc dù yêu cầu từ nay đến năm 2030 phát triển 1 triệu căn hộ, nhưng vẫn cần nhiều việc phải tháo gỡ. Trong đó, cần đẩy nhanh quy trình lựa chọn nhà đầu tư và quy trình xét duyệt. Nếu có Nghị định này các doanh nghiệp sẽ được tháo gỡ khó khăn về mặt hành chính.
Dù vậy, theo ông Khởi, để khơi thông nguồn vốn cho thị trường bất động sản hiện nay không chỉ phải tháo gỡ về mặt pháp lý, bởi không phải tất các doanh nghiệp đều vướng mắc vấn đề này.
Chính các doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu về tháo gỡ và cần chủ động tổ chức rà soát, tái cấu trúc lại doanh nghiệp, danh mục đầu tư, cơ cấu sản phẩm đầu tư của doanh nghiệp nhằm đảm bảo phù hợp với năng lực tài chính, quy mô, khả năng quản trị của doanh nghiệp và phù hợp với nhu cầu thực của xã hội, tránh đầu tư dàn trải.
"Cách đây 3 ngày, trên địa bàn TP. Hà Nội đã mở bán một dự án nhà ở xã hội ở Trung Văn với mức giá 19 triệu đồng/m2, cao nhất từ trước đến nay, nhưng lượng người nộp hồ sơ rất đông, thậm chí xếp hàng hai ngày vẫn chưa nộp được hồ sơ. Điều này cho thấy nhu cầu về nhà ở xã hội rất cao. Do vậy, các doanh nghiệp nên cơ cấu lại sản phẩm, xây dựng lại chiến lược đầu tư”, ông Khởi nhấn mạnh.
Trên thực tế, những ý kiến liên quan đến việc lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội hiện nay còn quá cao xuất phát từ văn bản của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) gửi đến Thủ tướng liên quan về lãi suất hỗ trợ người thu nhập thấp và công nhân lao động có nhu cầu vay vốn mua nhà ở xã hội.
Theo HoREA, trong khi Nhà nước chưa bố trí được nguồn vốn tín dụng ưu đãi, dài hạn để thực hiện chính sách về nhà ở xã hội với lãi suất ưu đãi 5%/năm (áp dụng cho năm 2023) thì đề án đã có giải pháp tập trung phối hợp với Ngân hàng Nhà nước để bố trí Chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng. Trong đó, lãi suất cho vay áp dụng đến hết 30/6/2023 đối với chủ đầu tư là 8,7%/năm, lãi suất cho vay áp dụng đến hết 30/6/2023 đối với người mua nhà là 8,2%/năm.
Thế nhưng, lãi suất này vẫn rất cao so với lãi suất vay ưu đãi 5%/năm trong gói 30.000 tỷ đồng trước kia. Đồng thời, với quy định áp dụng mức lãi suất cho vay trong thời gian ưu đãi là 5 năm và lãi suất cho vay khi hết thời gian ưu đãi thì Ngân hàng thương mại và khách hàng tự thỏa thuận, thống nhất có thể dẫn đến rủi ro cho người vay vốn của đề án để mua nhà ở xã hội.
![]() |
Một dự án xã ở xã hội tại TP.HCM đang được khởi công. |
Theo HoREA, nhiều khả năng sau khi hết thời gian ưu đãi, người mua nhà ở xã hội phải vay với lãi suất thương mại bình thường. Đây sẽ là gánh nặng cho người vay là đối tượng thu nhập thấp, công nhân lao động, nên đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét để xây dựng hoàn thiện cơ chế này cho hợp tình hợp lý hơn.
Về lâu dài, để đảm bảo nguồn vốn tín dụng ưu đãi, dài hạn và huy động các nguồn lực xã hội hóa để thực hiện chính sách về nhà ở xã hội thật căn cơ, hiệu quả, hạn chế phụ thuộc vào nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, HoREA kiến nghị Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét xây dựng hoàn thiện chính sách tín dụng về phát triển nhà ở xã hội theo giải pháp tại điểm b khoản 1 mục III của đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội.
Liên quan đến vấn đề này, ông Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách Tài chính - Tiền tệ quốc gia, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV cho rằng, gói 120.000 tỷ đồng là gói tín dụng thương mại, có lãi suất ưu đãi hơn một chút so với lãi suất trên thị trường.
“Có nhiều băn khoăn cho rằng tại sao lãi suất cho vay không được thấp hơn, thời gian ưu đãi không dài hơn, nhưng ngân hàng thương mại cũng là doanh nghiệp, việc giảm lãi suất 1,5 - 2% đã là thiện chí. Do đó, về lâu dài, cần phải có quỹ phát triển nhà ở xã hội và việc này phải do Chính phủ cầm trịch chứ không phải là các ngân hàng cho vay nay gói này mai gói khác rồi có thể dừng lại vào một lúc nào đó. Điều này không bền vững cho việc phát triển phân khúc nhà ở giá rẻ”, ông Lực nhấn mạnh.
-
Doanh nghiệp bất động sản tại Bình Dương: Mỏi mắt chờ được đóng tiền sử dụng đất -
Chờ bước đột phá thủ tục làm nhà ở xã hội -
Giá thuê nhà ở xã hội tại Hà Nội tối đa 198.000 đồng/m2/tháng; TP.HCM gỡ “treo” cho 343 dự án -
TP.HCM: Doanh nghiệp bất động sản đặt nhiều kỳ vọng vào chính sách thí điểm mới -
Tín hiệu tích cực trong phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng -
Thị trường bất động sản Đà Nẵng “tăng nhiệt” -
Ba kịch bản của ngành bất động sản Việt Nam khi Mỹ áp thuế 46%
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 19/5
-
2 Tiếng nói doanh nhân: Chúng tôi sẽ làm nhiều việc đã ấp ủ từ lâu
-
3 Những đổi mới, cải cách trong "Bộ tứ trụ cột" là mệnh lệnh từ tương lai dân tộc
-
4 Nghị quyết 68 trở thành cuộc cách mạng tư duy về thể chế cho khu vực kinh tế tư nhân
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 18/5
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”
-
Chủ tịch Tập đoàn C.P. diện kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính, củng cố hợp tác, mở rộng đầu tư tại Việt Nam
-
Hisense tỏa sáng tại Cannes
-
ChangAn ra mắt nhà máy Rayong
-
Trinasolar ra mắt giải pháp lưu trữ năng lượng tiên tiến tại Solar & Storage Live Philippines