
-
Mở rộng loại đất làm nhà ở thương mại: Gỡ “treo” cho 343 dự án tại TP.HCM
-
Keppel thoái vốn tại dự án Palm City, thu về 104 triệu USD
-
Hải Phòng đề xuất bán 4.170 căn chung cư thuộc tài sản công để tái đầu tư
-
Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất -
Quỹ Nhà ở quốc gia sẽ cạn kiệt nếu không có nguồn thu để duy trì -
Cả nước đã hỗ trợ xóa 168.027 nhà tạm, nhà dột nát -
Giá nhà đất nội đô leo thang, giới đầu tư chuyển hướng tới các khu vực ngoại thành
![]() |
Ảnh minh họa |
Cân nhắc thời gian thực hiện
UBND TP.HCM vừa có Tờ trình gửi Chính phủ về việc xây dựng Nghị quyết về cơ chế, chính sách thí điểm tạo động lực phát triển TP.HCM (thay thế Nghị quyết 54/2017/QH14 của Quốc hội). Trong các cơ chế về tài chính, ngân sách, TP.HCM đề xuất được quyết định chính sách thuế thu bổ sung đối với quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản trên đất từ bất động sản thứ hai trở lên của người dân.
Mục đích của quy định này là thí điểm chính sách về bất động sản, làm cơ sở thực tiễn để xây dựng chính sách chung. Đồng thời tăng nguồn thu ổn định, bền vững cho ngân sách địa phương, hạn chế tình trạng đầu cơ rồi bỏ hoang nhà ở, đất ở trong các dự án bất động sản hiện nay.
Tuy nhiên, vấn đề này cũng nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ các chuyên gia và lãnh đạo doanh nghiệp bất động sản, chủ yếu xoay quanh những thắc mắc như: bây giờ có phải là thời điểm thích hợp để thực hiện việc thu thuế này? làm sao để xác định được đâu là bất động sản thứ hai trở lên? có tình trạng thuế chồng thuế không?...
Ông Võ Hồng Thắng, Phó giám đốc nghiên cứu & phát triển DKRA cho rằng, phải xây dựng lộ trình cụ thể về thời gian thực hiện, có thể là trong 2 - 3 năm tới ở các thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ... Đặc biệt, vấn đề về cơ sở dữ liệu để quản lý đối tượng phải đóng thuế cũng cần được xây dựng một cách khoa học, từ đó mới xác định những người đó có sở hữu bất động sản thứ hai hay không.
Theo ông Thắng, muốn làm việc này cần có sự đồng bộ về dữ liệu quản lý đất đai, tham khảo mô hình ở các nước khác, quy định mỗi cá nhân được sở hữu bao nhiêu diện tích. Nếu vượt diện tích đó sẽ đánh thuế thế nào cho hợp lý. Ban đầu có thể đánh thuế ở khu vực trung tâm trước, vì những người mua bất động sản ở đó là người có điều kiện. Nên áp dụng biểu thuế lũy tiến từ căn thứ hai trở lên. Ví dụ, căn thứ hai đánh thuế thêm 2%, căn thứ ba lên 5%, căn thứ tư lên 10% chẳng hạn.
“Ở Mỹ, dù đánh thuế nhưng vẫn có không ít người sở hữu nhiều nhà để cho thuê. Do đó, đánh thuế làm sao phù hợp để hạn chế đầu cơ, để bất động sản không bị bỏ hoang, đưa vào khai thác, nhưng không đánh thuế quá cao để tránh bóp nghẹt thị trường. Thị trường bất động sản cũng là một thị trường hàng hóa, nếu can thiệp quá thô bạo sẽ tác động đến hàng chục ngành nghề khác”, ông Thắng lưu ý.
Còn theo ông Trần Minh Hoàng, Phó tổng thư ký Hiệp hội Môi giới bất động sản Việt Nam, nếu áp dụng phải có chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho người mua căn nhà đầu tiên thì mới công bằng. Bên cạnh đó, áp dụng ở thời điểm này là chưa phù hợp khi thị trường bất động sản đang đóng băng. Đánh thuế sẽ tạo tâm lý hoang mang, thị trường đã khó càng khó hơn.
“Chưa chắc đánh thuế thì giá bất động sản sẽ giảm đi, nên cần cân nhắc mức thuế. Tại nhiều nước, căn nhà thứ hai trở đi có mức thuế cao hơn một chút để tránh tích trữ, tránh để tiền quá nhiều vào bất động sản. Vì vậy, đã đánh thuế thì áp dụng trên cả nước chứ không riêng gì TP.HCM”, ông Hoàng nêu ý kiến.
Không để thuế chồng thuế
Là người ủng hộ việc đánh thuế căn nhà thứ hai trở lên, nhưng ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM lưu ý, khi áp dụng phải cân nhắc đến yếu tố hạn mức diện tích nhà, giá trị tài sản. Bởi tại TP.HCM có nhiều căn nhà tạm bợ chỉ rộng 10 - 15 m2, nếu mua 5 căn liền kề ghép lại cũng chỉ được 50 - 75 m2 mà cũng thu thuế thì không phù hợp.
Ngoài ra, người có nhiều nhà, nhưng các căn nhà đó được cho thuê, đăng ký kinh doanh và đóng thuế, nay lại thu thêm thuế căn nhà thứ hai thì sẽ dẫn đến tình trạng thuế chồng thuế. “Cần quan tâm vấn đề thuế suất, cho phép ân hạn 1 năm để người có tài sản điều tiết hành vi”, ông Châu nói.
Đồng quan điểm là cần thu thuế bất động sản thứ hai trở lên, song PGS-TS. Đinh Trọng Thịnh, giảng viên cao cấp Học viện Tài chính lại có quan điểm nên thu thuế theo diện tích, bởi nếu thu thuế bất động sản theo khái niệm tài sản thứ hai trở lên sẽ tạo ra nhiều điểm mâu thuẫn.
Đơn cử, trường hợp một gia đình có 6 người, sở hữu 2 căn nhà. Họ dồn lại ở chật một chút trong một căn nhà để cho thuê căn còn lại lấy tiền trang trải cuộc sống. Như vậy thì thu thuế thế nào? Hay trường hợp một người có tiền mua vài căn nhà phố rồi gom lại thành một sổ đỏ thì thu thuế theo khái niệm bất động sản thứ hai sẽ bị “việt vị”.
“Có thể xem xét quy định tiêu chuẩn một người ở đô thị loại 1, loại 2, loại 3, hay ở vùng nông thôn, miền núi… được sử dụng cụ thể là bao nhiêu mét vuông. Từ đó sẽ tính được một gia đình cơ bản sẽ có 4 người thì được sử dụng tối đa bao nhiêu mét vuông đất hay sàn chung cư. Nếu thừa ra sẽ xem xét thu thuế ở mức dưới 10%. Cách thu thuế như vậy sẽ chính xác hơn. Đồng thời, việc thực hiện cũng dễ dàng hơn, nhanh hơn vì có căn cứ là sổ đỏ”, ông Thịnh nói.
-
Khởi công dự án Khu Du lịch nghỉ dưỡng Xuân Đài Bay tại Phú Yên -
Phú Yên khánh thành Dự án Khu nhà ở tại lô đất ký hiệu số 2 -
Nghệ thuật bán hàng của các thương hiệu xa xỉ trên thế giới -
Thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất -
Zen Harmony - Lựa chọn chiến lược của giới đầu tư trên vành đai kinh tế Bắc Bộ -
Bất động sản Nam Sài Gòn "tăng nhiệt" với lễ khởi công Essensia Parkway -
Ô nhiễm không khí trầm trọng, người dân Thủ đô tìm “lối thoát” cho sức khỏe
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Ingenico ra mắt POS tích hợp tất cả trong một mới AXIUM CX9000
-
JA SOLAR và Borussia Dortmund công bố quan hệ đối tác và dự án hợp tác lớn
-
EVE Hydrogen Energy ra mắt máy điện phân AEM công suất 1 MW
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển