-
Ninh Thuận chấn chỉnh các hoạt động mua bán, giao dịch nhà ở xã hội -
Soi giá chung cư đang mở bán tại các tỉnh phía Nam -
HĐND TP.HCM chốt tỷ lệ tính giá thuê đất, đất thương mại dịch vụ tăng 18% - 53% -
Thủ tướng đôn đốc triển khai các dự án nhà ở xã hội -
Chủ tịch UBND TP.HCM: Đã gỡ vướng dứt điểm 8 dự án bất động sản -
Đô thị công nghiệp - mô hình bền vững, xu thế phát triển của các thủ phủ kinh tế -
Giá căn hộ Hà Nội vẫn khó giảm
Ảnh minh họa. |
Trong thực tiễn, để thực hiện dự án nhà ở thương mại theo cơ chế thỏa thuận nhận chuyển quyền sử dụng đất, doanh nghiệp có thể có hoạt động đi mua gom đất trước. Tuy nhiên, về phía người dân có đất cũng không bị thiệt thòi vì việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất là thỏa thuận dân sự theo cơ chế thị trường.
Lập luận trên được nêu tại báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và ý kiến thẩm tra của Ủy ban kinh tế của Quốc hội đối với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, Chính phủ mới gửi Quốc hội.
Nhà nước không thể cấm hoặc hạn chế việc gom đất
Thay mặt Chính phủ ký báo cáo này, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy đã hồi âm nhiều băn khoăn, lo ngại từ Thường trực cơ quan thẩm tra, trong đó có sự cần thiết phải xây dựng nghị quyết.
Tại báo cáo thẩm tra sơ bộ, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ đánh giá chi tiết, toàn diện về tình hình thực tiễn của việc phát triển nhà ở thương mại, đánh giá hiệu quả của việc sử dụng quỹ đất dành cho phát triển nhà ở thương mại tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đã triển khai hết quỹ đất hay chưa, có phù hợp với nhu cầu thực tế về nhà ở thương mại tại địa phương hay không).
Bộ trưởng Duy cho biết, Chính phủ đã có báo cáo đánh giá về tình hình thực tiễn phát triển nhà ở thương mại; làm rõ số liệu cụ thể và các dự án còn vướng mắc trước thời điểm Luật Nhà ở năm 2014 có hiệu lực (trước ngày 1/7/ 2015) và các dự án có vướng mắc từ khi Luật Nhà ở năm 2014 có hiệu lực cho đến nay của các địa phương, làm rõ các giải pháp khắc phục các tác động tiêu cực (nếu có) của việc thực hiện thí điểm.
Ngoài ra, theo Bộ trưởng, việc phát triển dự án nhà ở thương mại phải căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở đã được phê duyệt nên quỹ đất để dành cho phát triển nhà ở lớn hơn khả năng thực hiện trên thực tế của các dự án đầu tư. Dự án nhà ở thương mại được thí điểm thực hiện trong phạm vi diện tích thuộc quy hoạch nêu trên nên luôn đảm bảo phù hợp với nhu cầu thực tế về nhà ở thương mại tại địa phương do trong quá trình lập quy hoạch, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã tính toán và xác định các chỉ tiêu sử dụng đất ở phù hợp với nhu cầu thực tế trong kỳ quy hoạch.
Bên cạnh đó, việc thực hiện thí điểm là để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về tiếp cận đất đai cho nhà đầu tư do hiện nay với quy định tại khoản 27 Điều 79 và Điều 127 của Luật Đất đai thì các dự án khu đô thị với quy mô từ 20 ha trở lên mới triển khai được, đối với các dự án nhà ở thương mại có quy mô nhỏ hơn không triển khai được do vướng quy định về loại đất - Bộ trưởng giải thích.
Hồi âm đề nghị đánh giá thực trạng của việc mua gom, đầu cơ đất đai; giải pháp để hạn chế tác động tiêu cực của việc thí điểm của Thường trực Uỷ ban thẩm tra, Bộ trưởng Duy nêu, việc mua gom đất đai được thực hiện qua các giao dịch dân sự về quyền sử dụng đất như nhận chuyển quyền sử dụng đất hợp pháp nên việc xác định và kiểm soát các giao dịch này là rất khó và khó có thể biết được giao dịch nào là mua gom đất đai để đầu cơ.
Trong thực tiễn, để thực hiện dự án nhà ở thương mại theo cơ chế thỏa thuận nhận chuyển quyền sử dụng đất, doanh nghiệp có thể có hành vi đi mua gom đất trước. Tuy nhiên, ở phía người dân có đất cũng không bị thiệt thòi vì việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất là thỏa thuận dân sự theo cơ chế thị trường.
Do đó, Nhà nước không thể cấm hoặc hạn chế các giao dịch này - ông Duy giải thích.
Tránh phát sinh dự án mới không mang lại hiệu quả
Tại báo cáo thẩm tra sơ bộ, Thường trực Uỷ ban Kinh tế còn đề nghị so sánh mối tương quan về tình trạng các dự án nhà ở bị bỏ hoang với khả năng tiếp cận nhà ở đối với nhu cầu thực sự về nhà ở của người dân để tránh việc phát sinh những dự án mới mà không mang lại hiệu quả, không giải quyết đúng nhu cầu ở thực sự của người dân (tập trung ở phân khúc cao cấp hoặc nằm ở những khu vực mà ít có nhu cầu của người dân) và gây lãng phí đất đai.
Chính phủ hồi âm, việc thực hiện cơ chế thí điểm tại Nghị quyết này là để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về tiếp cận đất đai cho nhà đầu tư thực hiện các dự án nhà ở thương mại không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất.
Về tình trạng hiện nay một số dự án nhà ở thương mại bị bỏ hoang, báo cáo nêu nhiều nguyên nhân như: Vị trí dự án xa trung tâm đô thị, mất nhiều thời gia di chuyển; hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội chưa được đầu tư đồng bộ, thiếu nhiều dịch vụ tiện ích; phân khúc, giá bán sản phẩm không phù hợp với khả năng tiếp cận và chi trả của đại đa số người dân có nhu cầu thực; hồ sơ pháp lý dự án chưa đầy đủ; chủ đầu tư dự án hạn chế về năng lực, thiếu nguồn vốn đầu tư hoàn chỉnh dự án theo quy hoạch…
Bộ trưởng Duy cho biết, các nội dung liên quan đến nhu cầu về nhà ở, khả năng tiếp cận nhà ở của người dân đã được tính toán, cân đối trong quá trình tổ chức lập, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở.
Vấn đề đặt ra là cần làm tốt khâu tổ chức thực hiện, theo đó, các cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư, các nhà đầu tư phát triển dự án nhà ở thương mại cần phải tuân thủ đúng quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở, đồng thời phải lựa chọn quy mô đầu tư, tiến độ đầu tư, phân khúc sản phẩm, giá bán sản phẩm phù hợp với khả năng tiếp cận và chi trả của đại đa số người dân có nhu cầu thực.
Trên thực tế, đối với các dự án thực hiện cơ chế thí điểm, chủ đầu tư dự án đã phải bỏ ra một khoản chi phí ban đầu rất lớn để có được quyền sử dụng đất, do đó sẽ phải lựa chọn phương án đầu tư phù hợp, khả thi để bảo đeảm hiệu quả đầu tư kỳ vọng - báo cáo nêu.
-
Essensia Sky khẳng định sức hút từ pháp lý và đòn bẩy tài chính -
Khám phá Vaquarius Hyper Buildings - Toà nhà 5 trong 1 -
Bình Định phê duyệt giá đất Dự án Khu đô thị Khang Mỹ Lộc -
Căn hộ đồng giá 1,68 tỷ - “địa chấn mới” tại Thủ Dầu Một -
Đầu tư kinh doanh quốc tế đa phương thức - đa lợi nhuận tại Vinhomes Golden Avenue -
Truyền thông quốc tế đưa tin: Haus Da Lat mở ra kỷ nguyên mới của bất động sản Việt Nam -
UBND TP.HCM trình 22 dự án để thu hồi 17,64 ha đất
-
1 Bộ Công an khởi công Dự án xây dựng sân bay Gia Bình tại tỉnh Bắc Ninh -
2 Ngân hàng mạnh tay tăng lãi suất tiền gửi: Không phải do thanh khoản căng -
3 Đột phá mở đường cho Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Bài 3: Thước đo mới cho công tác cán bộ -
4 Tin vắn Đầu tư Online ngày 11/12 -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/12
-
Cựu cán bộ thuế ở TP.HCM khai “nhận hối lộ” để bao che các công ty “ma” -
Đề nghị truy tố cựu Chủ tịch và loạt cựu lãnh đạo tỉnh An Giang -
Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật, đề nghị kỷ luật một số đảng viên -
1001 kiểu “đốt” công sức, tài sản, cơ hội đầu tư của doanh nghiệp - Bài 2: “Hăm hở” tham gia chương trình kích cầu đầu tư rồi điêu đứng
- PJICO tham dự Ngày hội “Hành trình nghề nghiệp và Kết nối việc làm” năm 2024
- Nhà thông minh biết nói Comfee: Bước tiến mới về công nghệ gia dụng
- Agribank dành hơn 14 tỷ đồng tặng khách hàng tham gia chương trình “Xuân tích lũy - Quỹ đong đầy”
- Larue tiếp tục hỗ trợ nước sinh hoạt cho người dân Tiền Giang
- KCN Lai Vu mời thẩm định giá đối với máy móc thiết bị lắp đặt tại Nhà máy Xử lý nước thải
- Acecook Việt Nam và những nỗ lực vì một Việt Nam phát triển bền vững