
-
Vietbuild 2025: Hàng Trung Quốc vẫn mạnh về giá, hàng Việt Nam vươn lên về chất lượng
-
Áp dụng công nghệ vào xây dựng nhà thông minh, phòng chống thiên tai
-
7 tháng đầu năm 2024, cả nước tiêu thụ gần 32 triệu tấn xi măng, giảm so với cùng kỳ
-
Ưu tiên cấp giấy phép khai thác khoáng sản gắn với dự án đầu tư chế biến làm vật liệu xây dựng -
Giải quyết dứt điểm khó khăn cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án giao thông trọng điểm -
Gian hàng KES Group thu hút đông đảo khách tham quan tại Hội chợ Vietbuild 2024 -
35 năm Viettel và những kỳ tích của Việt Nam trên thị trường viễn thông, công nghệ thế giới
![]() |
Vicem đang đi đầu trong việc sản xuất không gây phát thải. |
Tham vọng lớn
Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) - nhà sản xuất lớn nhất trong ngành xi măng Việt Nam đã chính thức “bắt tay” với Tập đoàn FLSmidth tiến tới sản xuất xi măng không phát thải khi 2 đơn vị này ra tuyên bố chung về phát minh thế hệ công nghệ mới ngành xi măng "Zero emission - natural cycle" (không phát thải - tuần hoàn tự nhiên).
Trọng tâm thu hút sự chú ý của dư luận trong kế hoạch hợp tác này là việc sử dụng chất thải đô thị và các chất thải khác làm nguồn nhiên liệu thay thế, nhờ đó ngăn ngừa ô nhiễm không khí từ việc đốt chất thải.
Với quy mô công suất cả nước là 100 triệu tấn/năm (trong đó, riêng Vicem có công suất khoảng 30 triệu tấn), xi măng là ngành sản xuất thâm dụng tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường thuộc top đầu, cùng với sản xuất sắt thép, nhiệt điện.
Cụ thể, công nghệ sản xuất xi măng hiện là nung luyện clinker, nghiền xi măng, đã tạo ra bụi và các khí thải CO2, CO, NOx, SOx, tác động rất lớn đến môi trường. Xi măng còn là ngành sử dụng năng lượng trọng điểm, là một trong các hộ tiêu thụ than, điện, đá vôi, sét lớn, nên một thời gian dài, ngành này chưa tạo được các giá trị kinh tế vượt trội.
Năm 2019, ngành xi măng sản xuất gần 100 triệu tấn, trong đó xuất khẩu 34 triệu tấn, thu về 1,394 tỷ USD, cao hơn mức 1,246 tỷ USD của năm 2018. Nhưng cùng với việc sản xuất nhiều lên, xi măng cũng ngày càng phụ thuộc lớn vào nhiên liệu nhập khẩu, đặc biệt là nhập than cho sản xuất. Số liệu thống kê của Bộ Công thương cho thấy, trong năm qua, Việt Nam nhập khẩu 43,5 triệu tấn than đá, tiêu tốn gần 3,75 tỷ USD, tăng 190% về lượng và tăng 148% về trị giá. Riêng ngành xi măng sử dụng khoảng 8 triệu tấn than đá.
Ông Bùi Hồng Minh, Chủ tịch HĐTV Vicem chia sẻ, sự phát triển của ngành trong thời gian qua gây dư luận chưa thật tốt vì sử dụng quá nhiều tài nguyên, khoáng sản. Bởi vậy, thông qua hợp tác với FLSmidth, Vicem sẽ cải tạo các dây chuyền sản xuất xi măng, hướng tới không phát thải ngay trong năm 2020. Đại diện Vicem kỳ vọng các giải pháp công nghệ mới sẽ cải thiện dần mức phát thải trong sản xuất xi măng tại các nhà máy của Vicem.
Không chỉ đơn thuần là rác thải, tro xỉ của các nhà máy nhiệt điện cũng được Vicem đưa vào làm một phần nguyên liệu đầu vào, nhưng mới dừng ở mức 10%, sắp tới sẽ tăng tỷ lệ này lên ít nhất 15% để giải quyết tro xỉ nhiệt điện và giảm thiểu các loại nguyên liệu đầu vào không tái tạo khác như đất sét, đá vôi…
![]() |
Làm dần từng bước
Ngành xi măng Việt Nam hiện đứng thứ 4 thế giới về quy mô công suất, dù vậy, trong giai đoạn phát triển tới, môi trường sẽ là yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Nếu không có giải pháp căn cơ để phát triển bền vững, sản xuất xi măng sẽ phải đối mặt với những thách thức không nhỏ.
Nhằm thay đổi cách nhìn của xã hội về các cơ sở sản xuất, ngành xi măng sẽ chuyển đổi mạnh mẽ trong việc nghiên cứu sử dụng các loại chất thải rắn công nghiệp (tro xỉ, thạnh cao…) như một loại nguyên liệu đầu vào thay thế cho các loại phụ gia truyền thống đang phải khai khoáng hoặc nhập khẩu.
Với kinh nghiệm nhiều năm làm xi măng, trong đó có giai đoạn làm Tổng giám đốc Xi măng Holcim (nay là Insee), ông Nguyễn Công Bảo - một chuyên gia trong ngành cho rằng, ngành sản xuất xi măng Việt Nam hiện chưa tận dụng năng lực đồng xử lý ưu việt để góp phần giải quyết vấn nạn chất thải.
Chính vì lẽ đó, dù tham vọng sản xuất xi măng không phát thải, nhưng với các nhà máy hiện có, Vicem và FLSmidth sẽ đi từng bước một, chậm mà chắc để có thể chuyển đổi hoặc lắp đặt thêm công nghệ nhằm sản xuất xanh trong ngành xi măng.
Ông Per Mejnert Kristensen, Chủ tịch khu vực của FLSmidth cho biết, Vicem là đơn vị đầu tiên tập đoàn này chọn để hợp tác thực hiện chương trình không phát thải - tuần hoàn tự nhiên. Những đổi mới đột phá sẽ làm tăng đáng kể tính bền vững của ngành xi măng Việt Nam.
Dù vậy, công nghệ mới tiến tới không phát thải trong sản xuất chưa thể làm đại trà, bởi trong năm nay, Vicem chưa có dự án đầu tư mới. Do đó, phương án xử lý là lắp đặt thêm thiết bị, công nghệ mới tại một số dây chuyền hiện có.
“Điều này phụ thuộc vào sự sẵn sàng của các dây chuyền để từ đó chúng tôi sẽ nâng cấp công nghệ, từng bước đáp ứng hệ thống quản lý rác thải của Việt Nam và có thể đạt đến mức tiên tiến nhất mà Tập đoàn đang áp dụng tại một số quốc gia”, ông Per Mejnert Kristensen cho hay.
FLSmidth không phải là tên tuổi xa lạ trong ngành xi măng thế giới và tại Việt Nam. Tập đoàn này có lịch sử 137 năm hình thành và phát triển, đi đầu về công nghệ sản xuất xi măng, đang thực hiện các giải pháp để đẩy nhanh việc sản xuất xi măng bền vững. FLSmidth cũng là nhà cung cấp phần lớn các thiết bị trong ngành công nghiệp nặng tại Việt Nam như xi măng, nhiệt điện.
-
Khách mua Kyoto 5: “Mua một căn nhà lời cả hệ sinh thái đẳng cấp nhất thị trường” -
Vingroup khởi công dự án Vinhomes Green City tại Long An -
Vingroup khởi công khu đô thị đầu tiên tại Long An -
Khởi công khối nhà ở xã hội 400 căn tại đô thị mới An Vân Dương, TP. Huế -
Không gian sống nghỉ dưỡng trọn vẹn và đầy tiện nghi tại tổ hợp Newtown Diamond -
Giải mã sức hút Him Lam Central Park -
Quận Long Biên sẽ có thêm 4 dự án nhà ở xã hội sau năm 2025
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 19/4
-
2 Chính phủ chỉ đạo nóng, yêu cầu tăng cường thanh tra, không để xảy ra đầu cơ, thao túng thị trường vàng
-
3 Đề xuất đầu tư 56.301 tỷ đồng xây tuyến metro Thành phố mới Bình Dương - Suối Tiên
-
4 Vàng vọt lên 120 triệu đồng/lượng, Ngân hàng Nhà nước nói gì?
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 18/4
-
Triển lãm cuộc sống thông minh với AI tại Hội chợ Canton lần thứ 137
-
DAHON giới thiệu sản phẩm tại Sea Otter Classic 2025
-
Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững
-
FTA - Cơ hội và thách thức trong hành trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
-
Huawei ra mắt 5 giải pháp thúc đẩy chuyển đổi thông minh trong lĩnh vực hàng không
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025