-
7 tháng đầu năm 2024, cả nước tiêu thụ gần 32 triệu tấn xi măng, giảm so với cùng kỳ -
Ưu tiên cấp giấy phép khai thác khoáng sản gắn với dự án đầu tư chế biến làm vật liệu xây dựng -
Giải quyết dứt điểm khó khăn cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án giao thông trọng điểm -
Gian hàng KES Group thu hút đông đảo khách tham quan tại Hội chợ Vietbuild 2024 -
35 năm Viettel và những kỳ tích của Việt Nam trên thị trường viễn thông, công nghệ thế giới -
Bộ Xây dựng thúc các địa phương công bố giá vật liệu xây dựng, đơn giá nhân công -
Bộ Xây dựng công bố Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng
Xuất khẩu thép sang Canada sẽ gặp khó khăn trong thời gian tới bởi thuế chống bán phá giá vẫn tương đối cao |
Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công thương) vừa phát đi thông báo, Cơ quan biên phòng Canada (CBSA) đã có kết luận sơ bộ và áp thuế tạm thời trong vụ việc điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với thép chống ăn mòn từ một số nước, trong đó có Việt Nam.
Vụ việc này được Canada khởi xướng điều tra từ cuối năm 2019. Trong quá trình Canada điều tra vụ việc, các cơ quan Chính phủ Việt Nam và doanh nghiệp xuất khẩu đã phối hợp trả lời bản câu hỏi của phía Canada. Trên cơ sở hồ sơ trả lời của Chính phủ và doanh nghiệp, CBSA kết luận sơ bộ: Các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá sản phẩm thép nói trên sang thị trường Canada với biên độ từ 36,3% đến 91,8% (mức thuế thay đổi theo từng doanh nghiệp cụ thể).
Chính phủ không trợ cấp cho doanh nghiệp xuất khẩu (trợ cấp dưới mức tối thiểu), do đó các doanh nghiệp không bị áp thuế chống trợ cấp.
Trên cơ sở kết luận sơ bộ, Canada sẽ áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời từ ngày 20 tháng 3 năm 2020. Kết luận cuối cùng dự kiến được đưa ra vào ngày 18 tháng 6 năm 2020.
Theo đánh giá của Cục Phòng vệ Thương mại, việc Canada không áp thuế chống trợ cấp đối với các doanh nghiệp Việt Nam đã cho thấy hiệu quả của việc phối hợp giữa Bộ Công thương và các Bộ/ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh có liên quan.
Mặc dù không bị áp thuế chống trợ cấp nhưng thuế chống bán phá giá của Việt Nam tương đối cao vẫn sẽ gây khó khăn cho xuất khẩu thép sang Canada trong thời gian tới.
Trong kết luận sơ bộ, CBSA không sử dụng một số dữ liệu về giá, chi phí do các doanh nghiệp Việt Nam cung cấp mà dùng số liệu thay thế, dẫn đến biên độ bán phá giá bị đẩy lên cao. Bộ Công thương cho rằng, kết luận như vậy là chưa phản ánh đúng hoạt động của ngành thép Việt Nam.
Trong thời gian tới, Bộ Công thương sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ/ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, Hiệp hội thép Việt Nam và các doanh nghiệp liên quan để xử lý vụ việc, đặc biệt là nội dung về giá cả, chi phí tại Việt Nam nhằm đảm bảo biên độ phá giá trong kết luận cuối cùng, nếu có, sẽ mang tính khách quan, công bằng.
-
“Khu đất vàng” nhà hát Lido Biên Hòa sẽ được đấu giá, giá khởi điểm 50 tỷ đồng -
Khánh Hòa tăng trưởng tích cực, đứng thứ 2 cả nước về tốc độ phát triển kinh tế -
Shop khối đế trong lòng đại đô thị - “Gà đẻ trứng vàng” cho nhà đầu tư -
Người trẻ tìm kiếm cuộc sống tự do, phóng khoáng đậm chất Mỹ tại The Beverly -
Dự án đầu tiên tại Việt Nam xuất hiện “bản thiết kế của rừng” với 7 tầng thiên nhiên -
Masterise Homes tiếp tục ghi dấu ấn tại thị trường bất động sản Hải Phòng -
Thừa Thiên Huế chấp thuận dự án nhà ở xã hội gần 1.190 tỷ đồng
- Ba nhà thầu tham gia gói thầu xây lắp đường ống cấp nước tại tỉnh Hậu Giang
- Bốn nhà đầu tư tham gia đấu thầu gói thầu số 5 của Cấp nước Đồng Nai
- C.P. Việt Nam không ngừng đầu tư cho chuyển đổi xanh
- An tâm đồng hành cùng PJICO, khách hàng vững vàng vượt bão Yagi
- RMIT Việt Nam được vinh danh là một trong những nơi làm việc tốt nhất châu Á
- Gala tiếng Việt thân thương “Lời quê hương - Lời sắt son”