
-
Doanh nghiệp bất động sản quan tâm tới thị trường miền Trung
-
Cung - cầu của thị trường bất động sản sẽ duy trì tín hiệu cải thiện trong quý II/2025
-
Bình Dương với cuộc đua giữa các dự án nhà ở tầm trung
-
Loạt dự án nhà ở xã hội ra hàng trong quý II -
Lý do khiến dự án hơn 6.000 tỷ đồng tại Bình Định sau gần 20 năm vẫn chưa hoàn thành -
Bất động sản Long An hút nhiều dự án lớn -
Đà Nẵng đẩy nhanh thủ tục chấp thuận chủ trương các dự án khu đô thị mới
![]() |
Phối cảnh Dự án Dream Home Riverside. |
Tái khởi động nhiều dự án
Sau 5 năm nằm “bất động”, mới đây, Dự án Dream Home Riverside bắt đầu được thi công trở lại. 2 block thuộc tháp Emerald đã xây dựng tới tầng 17. Cạnh đó, 2 block thuộc tháp Saphire đang đổ mái để lên tầng 8. Theo khảo sát của phóng viên Báo Đầu tư, giá căn hộ ở đây khoảng 27 - 35 triệu đồng/m2 tùy vị trí.
Dự án Dream Home Riverside ra mắt thị trường từ cuối năm 2017. Trong năm 2018, Công ty cổ phần Nhà Mơ (đơn vị phát triển Dự án) tổ chức nhiều đợt mở bán rầm rộ, thu hút hàng trăm khách hàng đến đặt cọc giữ chỗ. Thậm chí, trong lễ mở bán cuối năm, đại diện đơn vị bán hàng công bố đã bán được 90% sản phẩm.
Nhưng sau đó, Dự án không được xây dựng. Trước sự lo lắng của khách hàng, đại diện truyền thông Công ty Nhà Mơ lý giải, nguyên nhân chậm trễ thi công Dự án là do phải chờ cơ quan chức năng cấp phép hồ sơ điều chỉnh.
Đến cuối năm 2019, sau khi được bổ sung vào Kế hoạch Phát triển nhà ở TP.HCM giai đoạn 2016 - 2020, Dự án Dream Home Riverside được UBND TP.HCM chấp thuận đầu tư với quy mô 3 tháp căn hộ cao 25 tầng.
Tương tự, Dự án Gem Riverside cũng mới được Tập đoàn Đất Xanh cập nhật kế hoạch tái khởi động, đổi tên thành DatXanhomes Riverside, dự kiến khai trương nhà mẫu vào tháng 9/2022 và tổ chức lễ công bố Dự án vào tháng 10/2022.
Dự án này đã được triển khai từ năm 2018 trên khu đất rộng 6,7 ha tại TP. Thủ Đức, gồm 12 tháp cao 33 - 34 tầng với khoảng 3.175 căn hộ cao cấp. Hiện Dự án đã hoàn tất quá trình thẩm định thiết kế và được chấp nhận quyết định đầu tư, đang đợi cấp giấy phép xây dựng để có thể thi công phần hầm, móng trước khi mở bán.
Gần 10 năm “bất động” và từng bị lãnh đạo TP.HCM “bêu tên” là một trong những công trình làm xấu diện mạo đô thị, Dự án Saigon One Tower (nằm ở vị trí đắc địa trên đường Hàm Nghi, quận 1) nay được “hồi sinh” với tên gọi mới là IFC One Saigon, sau khi “về tay” chủ mới - Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Viva Land.
Trước đó, thị trường địa ốc khu Nam Sài Gòn thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư khi Tập đoàn Novaland và Công ty cổ phần Phát triển Tài nguyên chính thức khởi động Dự án The Grand Sentosa (trước đây là Dự án Kenton Residences). Dự án này cũng sở hữu vị trí “vàng” khi tọa lạc tại mặt tiền đường Nguyễn Hữu Thọ, một trong những tuyến đường huyết mạch tại khu Nam Sài Gòn với vị trí 2 mặt giáp sông hiếm có.
Hứa hẹn làm nóng thị trường
Loạt dự án “tỉnh giấc” sau nhiều năm “ngủ quên” không chỉ là cái kết đẹp cho chủ đầu tư, đơn vị phát triển và những khách hàng đã đặt cọc mua nhà, mà còn giúp thay đổi bộ mặt đô thị và hứa hẹn làm nóng thị trường bất động sản TP.HCM, trong bối cảnh nguồn cung mới ngày càng khan hiếm.
Bà Trần Thùy Linh, Phó giám đốc Công ty Đức Linh Real đánh giá, việc hồi phục những dự án bị đình trệ nhiều năm vừa giúp lấy lại mỹ quan cho TP.HCM, đồng thời tác động tích cực đến phát triển kinh tế.
“Sở dĩ doanh nghiệp lựa chọn phát triển dự án cũ vì hầu hết các dự án này đã cơ bản hoàn thiện pháp lý; có dự án đang xây dựng, nhưng do gặp lúc thị trường ‘đóng băng’ không bán được hàng, nên phải dừng lại. Khi tái khởi động dự án cũ, doanh nghiệp không phải tốn quá nhiều thời gian đền bù giải phóng mặt bằng, làm thủ tục pháp lý...”, bà Linh chia sẻ.
Dù vậy, chuyên gia này cũng lưu ý, vấn đề lớn nhất đối với các dự án tái khởi động là đầu ra. Theo đó, chủ đầu tư mới của các dự án không chỉ cần dòng tiền lớn, mà phải có tâm huyết, có thương hiệu tốt, tạo được uy tín và phải có đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp.
Đồng quan điểm, ông Hà Vũ Thắng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Địa ốc Thành Nam cũng cho rằng, điều đáng lo nhất là dự án đã “trùm mền” quá lâu sẽ rất kén người mua. Chủ đầu tư mới phải có thực lực, tạo ra những giá trị mới cho dự án.
“Để phục hồi những dự án đóng băng lâu năm, chủ đầu tư phải có uy tín, có chuyên môn để phát triển. Các dự án đi phải đi vào hoạt động thì mới tạo được giá trị sử dụng, giá trị gia tăng, mang lại nhiều lợi ích cho Thành phố”, ông Thắng nói.
-
Nhà đầu tư “chạy đua” sở hữu nhà phố kiểu mới “penthouse mặt đất” tại Vinhomes Global Gate -
Bất động sản dòng tiền - Xu hướng của thời đại -
Bổ sung thông tin để thẩm định dự án nhà ở cao tầng tại quận Long Biên của Taseco Land -
“Ngũ trụ hạ tầng” khai phá ngàn giá trị mới cho “đảo tỷ phú” Vũ Yên -
Dự án The Legend City Danang cần huy động vốn hơn 1.700 tỷ đồng -
Vincom Mega Mall Vũ Yên - Biểu tượng bán lẻ mới của Hải Phòng sắp ra mắt -
Vincom Shophouse Diamond Legacy: Niềm kiêu hãnh giữa trái tim “thành phố đỏ”
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Coway giành giải thưởng thiết kế Red Dot Design Award 2025 năm thứ 19 liên tiếp
-
CeMAT Đông Nam Á - Hội chợ chuỗi cung ứng và logistics quay trở lại Singapore
-
Dyna ra mắt Agentic AI Suite - Nền tảng AI dành cho doanh nghiệp
-
BDx đạt chứng nhận Trung tâm dữ liệu sẵn sàng cho DGX bởi NVIDIA
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng