
-
Nhà đầu tư nước ngoài “mạnh tay” xuống tiền cho bất động sản Việt Nam
-
Sắp xếp, sáp nhập tỉnh thành: Không gian mới cho bất động sản
-
“Sóng” đầu tư nước ngoài vào bất động sản nghỉ dưỡng miền Bắc
-
Đất nền khu vực Đông Anh (Hà Nội) đang chững lại -
Trục lợi nhà ở xã hội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự -
TP.HCM sẽ mở rộng khu vực và các dự án được miễn giấy phép xây dựng -
Nhận diện "điểm nổ" của thị trường bất động sản
Những ngày gần đây, tại các tỉnh, thành phố như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu, thị trường bất động sản chứng kiến làn sóng tăng giá bất ngờ.
Trong vai một nhà đầu tư, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Nguyễn Quang, một nhân viên môi giới bất động sản tại Bình Dương. Quang hào hứng vẽ ra viễn cảnh đầy hứa hẹn: "Nếu Bình Dương sáp nhập vào TP.HCM, giá đất chắc chắn tăng vì hưởng lợi từ hạ tầng, quy hoạch đô thị và phát triển kinh tế".
Môi giới này cho biết thêm, tại các khu vực giáp ranh như TP. Dĩ An, TP. Thuận An (Bình Dương), việc tăng giá đã rõ rệt.
Không chỉ Bình Dương, các tỉnh như Đồng Nai, Long An cũng chứng kiến những đợt sóng đầu tư mạnh mẽ. Nhiều khu vực trước đây còn hoang sơ thì nay bỗng dưng "sốt đất", khách đổ về xem đất từ sáng đến tối.
Ghi nhận tại các sàn giao dịch bất động sản cho thấy, lượng khách tìm mua đất nền, nhà phố ở các khu vực này tăng 20 - 30% so với những tháng trước.
Các chuyên gia cảnh báo nhà đầu tư cần thận trọng, tránh rơi vào cạm bẫy "sóng đất" do môi giới “vẽ”.
Theo thông tin từ Hội Môi giới bất động sản (VARS), tại các địa phương trên cả nước, chỉ sau vài tuần kể từ khi có thông tin đề xuất sáp nhập tỉnh, thành phố, giá đất tại một số địa phương đã bị đẩy lên cao. Tuy nhiên, thực tế ghi nhận, lượng giao dịch chỉ tăng tại các tỉnh, thành phố được dự đoán là trung tâm sáp nhập, có mặt bằng giá bất động sản chưa quá cao.
Nhiều người cũng đang tích cực xuống tiền vào bất động sản tại các địa phương được cho sẽ là trung tâm của tỉnh mới, những nơi này được kỳ vọng có nguồn cầu từ các công chức, viên chức, người lao động phải thay đổi nơi làm việc.
Theo các chuyên gia từ Hội Môi giới bất động sản, diễn biến này không mới với thị trường bất động sản Việt Nam. Lịch sử cho thấy, mỗi khi xuất hiện thông tin về quy hoạch mới, giá đất ở khu vực liên quan thường tăng mạnh trong ngắn hạn.
Từ đó, các chuyên gia cảnh báo, nhà đầu tư cần hết sức cẩn trọng trước cơn sốt ảo, bởi những cơn sốt đất như vậy thường chỉ mang lại lợi ích cho một nhóm nhỏ nhà đầu cơ, trong khi phần lớn nhà đầu tư cá nhân và người mua ở thực có nguy cơ mắc kẹt nếu mua với mức giá đã bị đẩy lên quá cao. Trên thực tế, sau mỗi đợt sốt đất, rất nhiều nhà đầu tư mua vào ở đỉnh giá đã phải chôn vốn trong thời gian dài hoặc chấp nhận cắt lỗ với thanh khoản kém.
Dưới góc độ là chuyên gia đầu tư cá nhân, ông Phan Công Chánh phân tích, có 3 yếu tố quan trọng cần cân nhắc khi quyết định đầu tư bất động sản. Đó là dòng tiền, mật độ dân cư và tiềm năng tăng trưởng.
Theo đó, dòng tiền là yếu tố quyết định sự phát triển của bất kỳ khu vực nào, vì nơi không có dòng tiền thì giống như đất chết, không có cơ hội phát triển. Mua rồi để đó, không thể khai thác cho thuê, muốn bán lại cũng khó.
Thứ hai, mật độ dân cư và đời sống thực tế của người dân sẽ quyết định tính khả thi của các dự án bất động sản.
Cuối cùng, triển vọng tăng trưởng phải dựa trên sự phát triển hạ tầng kỹ thuật và xã hội, bao gồm điện, đường, trường, trạm và các yếu tố tạo việc làm, thu hút dân cư lâu dài.
“Quy hoạch là yếu tố cũng không kém phần quan trọng giúp bất động sản gia tăng giá trị. Tuy nhiên, chỉ có quy hoạch thôi là chưa đủ. Giá trị bất động sản muốn tăng lên một cách bền vững, cần có nền tảng, nghĩa là phải có sự phát triển đồng bộ về hạ tầng giao thông, kinh tế, xã hội… Những đợt sốt đất chỉ dựa trên tin tức mà không đi kèm với các kế hoạch đầu tư phát triển thường có chu kỳ ngắn, tăng nhanh, nhưng khó có thể duy trì ở mức cao trong thời gian dài”, ông Chánh chia sẻ.
Cùng quan điểm, ông Hoàng Kim Hoài, Tổng giám đốc Phúc Điền Land cho rằng, để tránh rủi ro, nhà đầu tư cần xem xét thông tin từ các nguồn chính thống, không chạy theo tin đồn.
“Việc sáp nhập có thể mang lại nhiều lợi thế về quy hoạch, hạ tầng và phát triển đô thị. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần tỉnh táo, không chạy theo tâm lý đám đông để tránh rủi ro khi giá trị đất có thể bị thổi phồng”, ông Hoài nói.
-
Bất động sản dòng tiền chỉ dưới 1 tỷ đồng: “Mua 1 lời 5” với Private Green Parking
-
Hà Tĩnh kêu gọi đầu tư vào dự án nhà ở xã hội vốn hơn 2.380 tỷ đồng
-
Giới thiệu tòa S2, SkyM khẳng định vị thế trên thị trường bất động sản Hạ Long
-
Springville “cháy hàng” - 97% tổng sản phẩm có chủ ngay khi vừa ra mắt
-
Từ bãi biển Thổ Nhĩ Kỳ đến vùng duyên hải Việt Nam: Mô hình All-Inclusive đã thay đổi cuộc chơi -
Vera Diamond City - Hấp lực từ siêu phẩm đất nền giới hạn tại trung tâm Móng Cái -
Oriental Square by OSI - Tâm điểm thu hút khách thuê văn phòng hiện đại tại Hà Nội -
Crystal Holidays và Cảng Hàng không Quốc tế Vân Đồn ký hợp tác chiến lược về phát triển du lịch -
Trăm lối sinh lời với shoptel Isla Bella tại Vinhomes Royal Island -
Chính phủ đốc thúc Đà Nẵng đẩy nhanh tháo gỡ 13 dự án tại bán đảo Sơn Trà -
TDG Group đảm bảo tiến độ xây dựng dựa trên tiềm lực tài chính vững chắc
-
1 Hé lộ địa điểm thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Tổ hợp công nghiệp đường sắt
-
2 Đề xuất đầu tư 105 km cao tốc Mộc Châu - TP. Sơn La vốn 22.262 tỷ đồng
-
3 Nhà đầu tư ngoại tiếp tục dốc vốn vào Việt Nam
-
4 “Sóng ngầm” tại các công ty chứng khoán đổi chủ
-
5 Giao cơ quan chủ quản đầu tư cao tốc Bắc Kạn - Cao Bằng vốn 29.893 tỷ đồng
-
Vietnam Airlines thông báo phát hành 900 triệu cổ phiếu ra công chúng
-
SeABankers Vì trẻ thơ - Một thập kỷ yêu thương khởi nguồn từ trái tim
-
Hisense giúp người hâm mộ "Own the Moment" tại FIFA Club World Cup 2025
-
Năm thứ hai liên tiếp, VPBank nhận giải thưởng “Dịch vụ ngân hàng ưu tiên xuất sắc nhất Việt Nam”
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Asean Ports & Logistics 2025
-
Xác lập mô hình tăng trưởng mới giai đoạn 2026 - 2030, định hướng đến 2045