-
Hải Dương quy định hạn mức đất ở tại đô thị và nông thôn -
Bộ Xây dựng yêu cầu kiểm tra bất động sản có yếu tố thổi giá; Đầu tư địa ốc dễ thành công hơn chứng khoán? -
Quận Ba Đình xây mới khu tập thể cũ, người dân được đền bù thế nào? -
Huyện Mê Linh lùi lịch đấu giá 32 thửa đất sang ngày 18/9 -
Bộ Xây dựng yêu cầu kiểm tra, rà soát việc liên tục mua đi, bán lại bất động sản có yếu tố thổi giá -
Việt Nam là thị trường cốt lõi của CapitaLand Development -
Lô đất 100 triệu đồng/m2 tại Thanh Oai đã bị bỏ cọc
Nhu cầu kho lạnh tăng cao, nhiều nhà đầu tư, nhất là khối ngoại đang rót vốn vào lĩnh vực này |
Nhà đầu tư ngoại bơm vốn
Công ty Kho lạnh AJ Total Việt Nam (AJ Total Vietnam) vừa rót vốn đầu tư xây dựng hai kho lạnh robot. Trong đó, kho lạnh tại Khu công nghiệp Long Hậu (Long An) có tổng diện tích gần 25.600 m2, đã được AJ Total Việt Nam đưa vào hoạt động gần đây. Đồng thời, nhà đầu tư Hàn Quốc này đang triển khai dự án kho lạnh ở Phố Nối (Hưng Yên) và dự kiến đưa vào hoạt động trong tháng 5/2022.
Giới phân tích bất động cho rằng, sức hút của thị trường kho lạnh Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài không nằm ngoài sức nóng chung của ngành kho lạnh toàn cầu, khi người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang đặt hàng và chốt đơn trực tuyến trong bối cảnh dịch bệnh.
Hơn nữa, động lực để các nhà đầu tư trong nước và quốc tế tiến sâu hơn vào chuỗi cung ứng lạnh là bởi họ cần phát triển nhiều kho lạnh có vị trí gần với khách hàng hơn để phục vụ nhu cầu ngày càng tăng cho các loại sản phẩm “nhạy cảm” với nhiệt độ như thực phẩm tươi sống, dược phẩm...
Bà Trang Bùi, Giám đốc cấp cao mảng thị trường tại JLL Việt Nam cho hay: “Tình hình dịch bệnh Covid-19 đang đẩy nhanh quá trình tự động hóa trong lĩnh vực logistics và sẽ trở thành xu hướng chính trong thời gian tới. Logistics đa phương thức và chuỗi lạnh dành cho các sản phẩm nhạy nhiệt như thực phẩm, mỹ phẩm hay vắc-xin sẽ đòi hỏi các nhà cung ứng dịch vụ hậu cần không ngừng đổi mới và cải tiến quy trình cũng như công nghệ để không để vuột mất cơ hội hưởng lợi từ các phân khúc tăng trưởng nhu cầu rất nhanh này”.
Nhu cầu tiếp tục tăng
Theo PR Newswire, thị trường chuỗi kho lạnh toàn cầu được định giá đạt 4,7 tỷ USD vào năm 2019 và dự kiến đạt mức 8,2 tỷ USD vào năm 2025, với tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2020 - 2025 là 12,5% mỗi năm.
Việt Nam được xếp vào nhóm thị trường có tiềm năng lớn để phát triển kho lạnh, cùng với Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc. Theo Savills Việt Nam, tại Trung Quốc, năm 2018, nhà phát triển China Vanke đã mua Swire Cold Chain Logistics - công ty sở hữu và vận hành 7 cơ sở kho lạnh trên toàn quốc. Bên cạnh đó, Brookfield đã phát triển kho đông lạnh cho Walmart ở Trung Quốc, trong khi “ông lớn” logistics ESR đã xây dựng một kho lạnh rộng 247.315 m2 ở Vũ Hán.
Gandi Gong, Trưởng bộ phận bất động sản công nghiệp tại Savills, Chi nhánh miền Nam Trung Quốc cho biết: “Sự phát triển nhanh chóng của phân phối thực phẩm tươi đã làm tăng nhu cầu về kho bãi, đặc biệt là kho lạnh”.
Còn tại Hàn Quốc, các bất động sản kho lạnh ở Seoul có thể đắt giá hơn trong thời gian tới bởi Luật Kiểm soát hỏa hoạn có thể sẽ được sửa đổi theo hướng nghiêm ngặt hơn và việc xin giấy phép mở trung tâm kho lạnh mới sẽ khó khăn hơn sau một vụ hỏa hoạn gần đây tại công trường xây dựng kho đông lạnh ở Icheon. Trong khi đó, nhu cầu về thực phẩm tươi sống tại Hàn Quốc đang tăng lên, kéo theo nhu cầu về kho lạnh ngày càng lớn.
Đối với thị trường Việt Nam, sau nhiều nghiên cứu thị trường về tính khả thi của việc đầu tư kho lạnh, ông Troy Griffiths, Phó tổng giám đốc Savills Việt Nam nhận định, thị trường Việt Nam gần đây đã chứng kiến sự gia tăng hoạt động đầu tư phát triển kho lạnh. Đại dịch đã củng cố giá trị của chuỗi cung ứng, càng tạo thêm tính khả thi cho phân khúc này.
“Chúng tôi ghi nhận khá nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài trong việc phát triển kho lạnh tại Việt Nam để tận dụng lợi thế của quá trình đô thị hóa và hiện đại hóa bán lẻ sẽ thay đổi cách các thành phố lớn của Việt Nam tìm nguồn thực phẩm tươi sống”, ông Troy Griffiths cho biết.
Chuyên gia này cho rằng, với những hạng mục đầu tư và phát triển hạ tầng lớn như Sân bay quốc tế Long Thành, các tuyến cung ứng sẽ được định hình lại trong tương lai. Khả năng cung cấp dịch vụ trong nước của các kho lạnh tại Việt Nam đã được kiểm chứng và sẽ tiếp tục phát triển trong thời gian tới. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các đầu mối vận tải hàng không đẩy nhanh xuất khẩu, đặc biệt là mặt hàng thủy sản của Việt Nam với yêu cầu giữ lạnh chất lượng cao.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư về tình hình thị trường ngắn hạn, ông Lê Trọng Hiếu, Giám đốc Bộ phận Tư vấn kinh doanh văn phòng và bất động sản công nghiệp thuộc Công ty CBRE Việt Nam dự báo, nhu cầu về kho mát, kho lạnh sẽ tăng lên để đáp ứng nhu cầu tăng về hàng nông, thủy, hải sản, thịt đông lạnh cung ứng cho các thành phố lớn.
Chuyên gia này nhận định, các tỉnh, thành phố cấp 2 sẽ tiếp tục là điểm nóng thu hút đầu tư trong những tháng cuối năm 2021 và năm 2022, do còn quỹ đất lớn, giá cho thuê cạnh tranh và hạ tầng được cải thiện mạnh mẽ. Ở phía Nam, đó là các tỉnh Bình Thuận, Vũng Tàu và Tây Ninh; còn ở phía Bắc là Quảng Ninh, Thái Nguyên, Bắc Giang…
-
Lô đất 100 triệu đồng/m2 tại Thanh Oai đã bị bỏ cọc -
HoREA hiến kế gỡ vướng 8.808 hồ sơ nhà đất tại TP.HCM -
Dự kiến tháng 6/2025, TP.HCM sẽ đấu giá 3 lô đất tại Thủ Thiêm -
Sau một năm, chung cư từng “đắp chiếu” tăng giá 3 lần -
TP.HCM chưa xử được chủ đầu tư "chây ì" không giao "sổ hồng" cho người mua nhà -
Việt Nam đứng thứ 49 trong bảng xếp hạng minh bạch BĐS; Chưa phát hiện sai phạm trong đấu giá đất Thanh Oai và Hoài Đức -
Doanh nghiệp địa ốc xoay xở cải thiện dòng vốn
- Nhựa Tiền Phong chung tay ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3
- Central Retail Việt Nam khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam
- Chủ tịch HĐQT TTC AgriS và Betrimex nỗ lực phát triển bền vững nông nghiệp
- SeABank ủng hộ 3 tỷ đồng chung sức cùng đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3
- Ông Andrew Khan làm Tổng giám đốc Carlsberg Việt Nam
- Bảo hiểm PJICO kịp thời tạm ứng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi