
-
Doanh nghiệp bất động sản quan tâm tới thị trường miền Trung
-
Cung - cầu của thị trường bất động sản sẽ duy trì tín hiệu cải thiện trong quý II/2025
-
Bình Dương với cuộc đua giữa các dự án nhà ở tầm trung
-
Loạt dự án nhà ở xã hội ra hàng trong quý II -
Lý do khiến dự án hơn 6.000 tỷ đồng tại Bình Định sau gần 20 năm vẫn chưa hoàn thành -
Bất động sản Long An hút nhiều dự án lớn -
Đà Nẵng đẩy nhanh thủ tục chấp thuận chủ trương các dự án khu đô thị mới
Cuối tuần qua, Dự án Tổ hợp cảng biển và Khu công nghiệp Đầm nhà Mạc đã chính thức được tỉnh Quảng Ninh trao giấy chứng nhận đầu tư cho các nhà đầu tư, bao gồm Công ty TNHH Tập đoàn Quốc tế CDC (Cayman Islands), Công ty TNHH Tiện ích Trung Đông (Singapore) và Công ty TNHH Đầu tư hạ tầng Á châu Hồng Kông.
Với vốn đầu tư trên 6.940 tỷ đồng (tương đương 315,46 triệu USD), dự án này theo kế hoạch sẽ tập trung đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng cảng biển, khu công nghiệp, trong đó, hệ thống cảng biển gồm 10 bến tàu cho tàu 50.000 DWT, dịch vụ logistics trên diện tích trên 1.100 ha.
![]() |
. |
Trước mắt, trong giai đoạn I (2017 - 2021), Dự án sẽ được triển khai trên diện tích 318,8 ha và tới giai đoạn III (2032 - 2036), toàn bộ hạ tầng của khu công nghiệp này sẽ hoàn thành.
“Năm 2018, chúng tôi sẽ bắt đầu cho các nhà đầu tư thứ cấp thuê đất gắn với cơ sở hạ tầng. Trong 5 năm tiếp theo, dự kiến hoàn thành toàn bộ kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp và lấp đầy 60% diện tích đất công nghiệp”, ông Khalil Boutros Al Sholy, Giám đốc điều hành Công ty CDC đã cho biết.
Dự án này được triển khai có nghĩa là nhà đầu tư Ren-A-Port (Bỉ, nắm giữ 94% cổ phần Công ty Đầu tư hạ tầng Á châu Hồng Kông) đã và đang “viết tiếp ước mơ” Việt Nam. Trước đó, Rent-A-Port đã đầu tư Khu công nghiệp Đình Vũ (Hải Phòng) và đã rất thành công tại dự án này, với 1,8 tỷ USD vốn đầu tư thứ cấp. Chính Rent-A-Port cũng đang đầu tư tiếp Dự án Khu công nghiệp Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, với vốn đầu tư 5.147 tỷ đồng.
Nhưng Rent-A-Port không phải nhà đầu tư nước ngoài duy nhất tiếp tục đầu tư vào các dự án bất động sản công nghiệp ở Việt Nam. Amata có thể coi là một trong những ví dụ điển hình. Sau thành công với Khu công nghiệp Amata ở Đồng Nai và đang đầu tư tiếp 3 dự án bất động sản công nghiệp, dịch vụ khác, với vốn đầu tư 614 triệu USD cũng ở Đồng Nai, “đại gia” bất động sản công nghiệp này của Thái Lan vẫn đang rốt ráo để có thể sớm được cấp chứng nhận đầu tư và triển khai Dự án Khu phức hợp đô thị, công nghiệp, công nghệ cao tại Quảng Ninh. Dự án này có thể có vốn đầu tư lên tới 1,5 - 2 tỷ USD và đã được Amata đeo đuổi từ nhiều năm nay.
Ngoài ra, cũng không thể không nhắc tới VSIP - liên doanh giữa Sembcorp (Singapore) và BECAMEX Bình Dương. Sự xuất hiện của chuỗi dự án VSIP trong cả nước là minh chứng rõ nét cho thành công của liên doanh này tại Việt Nam. Hiện VSIP đang chuẩn bị triển khai tiếp VSIP Bình Dương 3, với quy mô 1.000 ha. Bên cạnh đó, Sembcorp cũng đang tìm kiếm địa điểm để xây dựng một khu công viên phần mềm tích hợp tại Đà Nẵng. Những động thái đó càng khẳng định vị trí dẫn đầu của VSIP trong các nhà phát triển bất động sản công nghiệp tại Việt Nam.
Hemaraj, một tên tuổi khác của Thái Lan cũng đang lên kế hoạch triển khai Dự án Khu công nghiệp Hemaraj ở Nghệ An. Thậm chí, không còn là kế hoạch, Hemaraj đã ký thỏa thuận hợp tác đầu tư với Cienco4 và UBND tỉnh Nghệ An về việc sẽ triển khai dự án này.
Theo kế hoạch, Dự án có tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD, quy mô 3.200 ha và được đầu tư thành 5 giai đoạn, bắt đầu từ năm 2017 đến năm 2038.
Là một nhà phát triển hạ tầng bất động sản công nghiệp hàng đầu Thái Lan, hiện sở hữu và phát triển 8 khu công nghiệp với diện tích 7.000 ha, Hemaraij có lẽ sẽ tiếp tục thành công ở Việt Nam, nhất là trong bối cảnh dòng vốn đầu tư từ Thái Lan cũng như từ các thị trường khác vẫn đang đổ vào Việt Nam.
Trong một báo cáo gần đây, Công ty Savills Việt Nam cho biết, năm 2016, tổng diện tích cho thuê tại các khu công nghiệp tăng 5% so với nửa cuối năm 2015. Mặc dù nguồn cung tăng, công suất cho thuê vẫn tăng 70%. “Đây là tín hiệu cho thấy, các doanh nghiệp vẫn có nhu cầu mở rộng sản xuất hay thuê mới nhà xưởng. Sự tăng trưởng của bất động sản công nghiệp được hưởng lợi nhiều từ dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không ngừng đổ vào Việt Nam”, Savills khẳng định và cho rằng, sự dịch chuyển đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam đã tiếp thêm động lực phát triển cho bất động sản công nghiệp.
“Sự hiện diện của các đơn vị phát triển khu công nghiệp nước ngoài cũng kéo theo các nhà đầu tư nước ngoài, vì uy tín của họ đã được khẳng định”, bà Đỗ Thị Thu Hằng, Giám đốc Bộ phận nghiên cứu và tư vấn của Savills Hà Nội nhấn mạnh.
-
“Bộ tứ lợi thế” biến shophouse trung tâm thành Vinh thành “gà đẻ trứng vàng” -
Đà Nẵng sẽ hoàn thành hơn 1.800 căn nhà ở xã hội trong năm 2025 -
Loại hình bất động sản tiềm năng tại Quy Nhơn -
Nam Định: Hai nhà đầu tư được chấp thuận làm dự án Khu nhà ở xã hội quy mô 1.100 căn hộ -
Phú Thị Riverside - Bất động sản mặt sông tự nhiên hiếm có tại Thủ đô được giới đầu tư "săn đón" -
Điểm cộng pháp lý vững chắc giúp Vinhomes Grand Park tăng sức hút -
SGO Land hợp tác chiến lược toàn diện cùng Thành Đô Bắc Giang
-
Huawei ra mắt 5 giải pháp thúc đẩy chuyển đổi thông minh trong lĩnh vực hàng không
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Coway giành giải thưởng thiết kế Red Dot Design Award 2025 năm thứ 19 liên tiếp
-
CeMAT Đông Nam Á - Hội chợ chuỗi cung ứng và logistics quay trở lại Singapore
-
Dyna ra mắt Agentic AI Suite - Nền tảng AI dành cho doanh nghiệp
-
BDx đạt chứng nhận Trung tâm dữ liệu sẵn sàng cho DGX bởi NVIDIA