
-
Kế hoạch đầu tư công trung hạn nhiệm kỳ tới: Dưới 3.000 dự án, bảo đảm không dàn trải
-
LICOGI 13 đầu tư dự án khu công nghiệp 116 ha tại Quảng Trị
-
Quảng Ngãi yêu cầu xử lý hàng chục dự án gây lãng phí đất đai
-
Quảng Nam đề nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc Dự án Thủy điện Sông Bung 3A
-
Sức bật cho đầu tư tại Việt Nam -
Nam Định khởi công khu nhà ở xã hội Bãi Viên với hơn 1.100 căn hộ cho người thu nhập thấp
Dự án có tổng mức đầu tư hơn 6.940 tỷ đồng do Công ty TNHH Tập đoàn Quốc tế CDC (Cayman Islands), Công ty TNHH Tiện ích Trung Đông (Singapore); Công ty TNHH Đầu tư hạ tầng Á châu Hồng Kông là nhà đầu tư. Các nhà đầu tư sẽ thành lập pháp nhân mới để thực hiện dự án đầu tư theo loại hình công ty cổ phần, có vốn điều lệ 1.041 tỷ đồng. Trong đó vốn góp của CDC chiếm 70%, hai bên còn lại mỗi bên 15%.
CDC là đơn vị có kinh nghiệm phát triển và xây dựng tại Qatar và khu vực Trung Đông. Nhà đầu tư này có số vốn chủ sở hữu là 511,7 triệu đồng Qatari Rivals, tương đương 3.155 tỷ đồng Việt Nam.
![]() |
Ông Nguyễn Đức Long - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh trao GCNĐT cho chủ đầu tư |
Một tên tuổi rất quen thuộc khác trong lĩnh vực khai thác cảng biển thế giới góp mặt tại liên danh này là Rent - A - port (cổ đông chính chiếm 94% cổ phần Công ty TNHH Đầu tư hạ tầng Á châu Hồng Kông - Infra Asia, 6% còn lại là vốn góp của Chính phủ Bỉ). Tại Việt Nam, Rent - A - port đã đầu tư thành công Dự án KCN Đình Vũ tại Hải Phòng có diện tích 541 ha. KCN này đã thu hút được 64 dự án, với tổng vốn đăng ký đạt 1,8 tỷ USD và 11.800 tỷ đồng. Tập đoàn này cũng đang triển khai Dự án Khu công nghiệp Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng với vốn đầu tư 5.147 tỷ đồng.
Theo kế hoạch, các nhà đầu tư sẽ tập trung đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng cảng biển, khu công nghiệp, trong đó hệ thống cảng biển gồm 10 bến tàu cho tàu 50.000 DWT, dịch vụ logistic trên diện tích 1.1292 ha. Thời gian thực hiện Dự án là 50 năm và được phân kỳ thành 3 giai đoạn. Trong giai đoạn I (2017 – 2021) sẽ triển khai trên diện tích 318,8 ha. Giai đoạn II (2022 – 2031) sẽ triển khai trên diện tích 874,1 ha. Trong giai đoạn III (2032- 2036) sẽ hoàn thành toàn bộ hạ tầng cỉa khu công nghiệp.
“Khi dự án đi vào hoạt động sẽ tạo ra một khu vực công nghiệp và cảng có trình độ công nghệ cao, hiện đại, kết cấu hạ tầng đồng bộ, có sự phát triển cân xứng với KKT Đình Vũ – Cát Hải. Qua đó, từng bước triển khai Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội thị xã Quảng Yên đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, phấn đấu đến năm 2030, thị xã Quảng Yên trở thành đô thị văn minh, hiện đại”. Ông Nguyễn Đức Long, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khẳng định tại buổi lễ.
Theo đánh giá của tỉnh Quảng Ninh thì sau khi dự án được hoàn thành sẽ mang lại doanh thu trung bình khoảng 1.019 tỷ đồng/năm; lợi nhuận sau thuế đạt 389 tỷ đồng/năm, nộp ngân sách khoảng 240 tỷ đồng/năm và tạo việc làm trực tiếp cho 110.000 lao động địa phương và các vùng lân cận.
Ông Nguyễn Đức Long cũng cam kết sẽ hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện dự án thuận lợi và nhanh chóng hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông (đường cao tốc Hạ Long – Hải Phòng, đường nối từ Phong Hải đến Nam Tiền Phong).
Phát biểu tại buổi lễ, đại diện nhà đầu tư, ông Khalil Boutros Al Sholy, Giám đốc điều hành Công ty CDC đã nhấn mạnh sự phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ tại Quảng Ninh là điều kiện quan trong để thu hút thành công các nhà đầu tư thứ cấp. Các nhà đầu tư cũng đã đưa ra cam kết là trong vòng 15 năm kể từ khi được bàn giao đất, thực hiện san lấp hoàn chỉnh toàn bộ 1.192,9 ha và hoàn thành xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu của khu công nghiệp (bao gồm việc hoàn thành xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung), với điều kiện là điện, nước sạch và hệ thống đường giao thông kết nối đến khu công nghiệp đã sẵn sàng. Đến năm 2018, sẽ bắt đầu cho các nhà đầu tư thứ cấp thuê đất gắn với cơ sở hạ tầng. Và trong 05 năm tiếp theo hoàn thành toàn bộ kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp và thu hút đầu tư lấp đầy 60% diện tích đất công nghiệp. “Sau khi dự án hoàn thành toàn bộ sẽ là Khu công nghiệp kiểu mẫu và thành công tại Quảng Ninh”. Ông Khalil Boutros Al Sholy khẳng định.
Đánh giá về lợi thế của dự án này, tại văn bản số 53414/BKHĐT - QLKKT gửi Thủ tướng Chính phủ vào cuối tuần trước, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định: dự án có nhiều lợi thế để phát triển. Cụ thể, Tổ hợp cảng biển và khu công nghiệp này có vị trí khá thuận lợi khi giáp Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, cách sân bay Cát Bi 30 km, ở vị trí trung tâm của TP. Hạ Long - Uông Bí - Hải Phòng. Nhờ đó dự án có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế biển gắn với các ngành công nghiệp có yêu cầu sử dụng dịch vụ cảng biển, góp phần khai thác hiệu quả cảng Lạch Huyện, tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long, tạo động lực hình thành trung tâm logistic, tam giác phát triển Hạ Long - Uông Bí - Hải Phòng.

-
Đề xuất 590 tỷ đồng làm nút giao cao tốc Bến Lức Long Thành với Quốc lộ 50 -
Khẩn trương triển khai các dự án phục vụ APEC 2027 tại Phú Quốc -
Khánh thành cầu Thiên Trường - Nhịp nối quá khứ hào hùng với tương lai hiện đại -
Lập Hội đồng thẩm định Dự án tuyến metro Bình Dương - Suối Tiên vốn 56.301 tỷ đồng -
Tăng vốn đầu tư quần thể Khu du lịch Bà Nà - Suối Mơ lên 2 tỷ USD -
Ý kiến của Thường trực Chính phủ về Dự án 50 tàu bay thân hẹp của Vietnam Airlines -
Quảng Ngãi đề nghị thông qua 2 đồ án quy hoạch lớn tại Khu kinh tế Dung Quất
-
Môi giới bất động sản tăng 30% khách tiềm năng nhờ công nghệ
-
Wink Hotels ra mắt căn hộ Wink Live© Serviced Residences tại Hải Phòng
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”
-
Chủ tịch Tập đoàn C.P. diện kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính, củng cố hợp tác, mở rộng đầu tư tại Việt Nam
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây