-
TP.HCM gỡ vướng 41 dự án, cấp sổ hồng cho 27.575 căn hộ -
Huế đạt tổng doanh thu bất động sản hơn 1.623 tỷ đồng trong năm 2024 -
Tối ưu chi phí, bài toán cân não của doanh nghiệp địa ốc -
Doanh nghiệp địa ốc tích cực mở rộng quỹ đất -
Loạt dự án bất động sản được yêu cầu khởi công, hoàn thành trong năm 2025 -
Bất động sản Khánh Hòa hút mạnh dòng tiền -
Thủ tướng yêu cầu tập trung chấn chỉnh, xử lý việc thao túng giá, đầu cơ bất động sản
Phú Thọ - một địa phương không thực sự có tiếng tăm trên “bản đồ” khu công nghiệp Việt Nam năm 2015 đã quyết định “làm mới mình” với việc cho phép khởi công 2 dự án khu công nghiệp “khủng”. Đó là Khu công nghiệp Phú Hà diện tích 350 ha (thị xã Phú Thọ) khởi công tháng 2/2015 và Khu công nghiệp Cẩm Khê diện tích 450 ha (huyện Cẩm Khê) khởi công tháng 12/2015, đều do Tổng công ty Viglacera làm chủ đầu tư.
Theo ông Bùi Minh Châu, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ, tính đến năm 2015, Phú Thọ đã thu hút hơn 460 dự án đầu tư, trong đó có hơn 110 dự án FDI với tổng vốn đầu tư gần 603,3 triệu USD và 347 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư trên 34.000 tỷ đồng.
“Việc Phú Thọ mở rộng các dự án khu công nghiệp nhằm khai thác tối đa tiềm năng từ các dự án hạ tầng giao thông đã hoàn thành, cũng như các FTA mà Việt Nam đã ký kết thời gian gần đây”, ông Châu cho biết.
. |
Ngoài Phú Thọ, ở nhiều địa phương trên cả nước, nhiều dự án khu công nghiệp đã được khánh thành, đi vào hoạt động hoặc động thổ xây dựng. Đó là Khu phức hợp OneHub Saigon được Công ty Ascendas (Singapore) tổ chức động thổ xây dựng tại Khu công nghệ cao quận 9 TP.HCM (SHTP) hồi tháng 9/2015, với vốn đầu tư lên tới 130 triệu USD. Dự án được xây dựng trên diện tích 12 ha, gồm những không gian kinh doanh cho các công ty trong các ngành hỗ trợ công nghệ cao, công nghệ thông tin, dịch vụ ứng dụng công nghệ thông tin, cơ sở giáo dục đào tạo...
Cũng trong tháng 9/2015, Tổng công ty liên doanh TNHH Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore tiếp tục khởi công xây dựng Khu công nghiệp VSIP Nghệ An (tỉnh Nghệ An), với tổng diện tích 750 ha. Trong đó, giai đoạn I của Dự án có vốn đầu tư 30 triệu USD, được triển khai trên diện tích 198 ha đất công nghiệp và 81 ha đất đô thị và dịch vụ.
Tại Bình Phước, Công ty Becamex IDC và Công ty TNHH một thành viên Cao su Sông Bé đã khởi công xây dựng Dự án Khu liên hợp công nghiệp và đô thị Becamex IDC, với quy mô hơn 4.633 ha, tổng mức đầu tư 21.256,5 tỷ đồng. Giữa tháng 10, Công ty TNHH Tân Thuận - một công ty liên kết vốn với Đài Loan - đã tổ chức khánh thành khu nhà xưởng cao tầng tại Khu chế xuất Tân Thuận (quận 7, TP.HCM), với vốn đầu tư 100 tỷ đồng. Theo đại diện của Công ty, ngay khi nhà xưởng chưa khánh thành, đã có doanh nghiệp Nhật Bản thuê toàn bộ diện tích.
Việc các địa phương như Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Phước… mở mới hàng loạt khu công nghiệp là điều đã được dự báo khi TPP kết thúc đàm phán trong năm 2015 và sẽ được các quốc gia lần lượt thông qua trong năm 2016. Ông Richard Leech, Giám đốc điều hành CBRE Việt Nam nhận định, TPP sẽ thúc đẩy đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt là từ các nước nhập khẩu chính các sản phẩm của Việt Nam như Mỹ và Nhật Bản.
Theo ông Leech, đầu tư của Mỹ ở Việt Nam vẫn còn khiêm tốn so với Hàn Quốc và Nhật Bản. Các công ty Mỹ sẽ tăng các hoạt động sản xuất tại Việt Nam và tái nhập khẩu các sản phẩm của Việt Nam nhờ vào việc miễn thuế của nước này trên các sản phẩm chính như may mặc. Các công ty Mỹ có khả năng sẽ nhắm đến các khu đất công nghiệp tại các tỉnh phía Nam của Việt Nam, nơi mà một số nhà máy dệt may hiện hữu đang tọa lạc.
Tương tự, ông Leech cho rằng, các nhà sản xuất từ các nước khác chắc chắn sẽ xem xét việc chuyển đổi từ các nước ngoài hiệp định TPP như Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Indonesia, Ấn Độ sang Việt Nam để hưởng lợi về thuế. Điều này sẽ gia tăng thêm nhu cầu đất công nghiệp, kho bãi và nhà máy tại các địa phương.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Bé, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (HBA) nhận định, trong năm 2016, số lượng các khu công nghiệp tại Việt Nam sẽ tiếp tục tăng nhanh tại các tỉnh phía Nam. Hàng loạt nhà đầu tư trong và ngoài nước đang có tín hiệu rục rịch nhảy vào phân khúc này nhằm đón đầu làn sóng đầu tư nước ngoài khi TPP, FTA Việt Nam - EU (EVFTA) cũng như Cộng đồng Kinh tế ASEAN được thực thi.
Còn ông William Tay, Quản lý thị trường Đông Nam Á của Tập đoàn Ascendas cho rằng, TPP là cú hích cho thị trường bất động sản công nghiệp, khi các nhà công nghiệp đang tìm thêm không gian để mở rộng hoạt động trong bối cảnh các cơ hội thương mại ngày càng nhiều. “Các dự án bất động sản của chúng tôi như khu kỹ nghệ Ascendas Protrade Singapore Tech Park và OneHub Saigon sẽ được hưởng lợi từ bối cảnh này”, ông William Tay nói.
-
Hà Nội: Ồ ạt trả mặt bằng tại tuyến phố có giá 264 triệu đồng/m2 -
TP.HCM ước tính doanh nghiệp lãi 20% trên tổng chi phí đầu tư dự án bất động sản -
2025 - năm bùng nổ phân khúc nhà ở xã hội -
Quyết tâm hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025 -
Năm 2025, Đà Nẵng dự kiến bổ sung nguồn cung hơn 5.200 căn hộ nhà ở xã hội -
Đà Nẵng thông tin tiến độ hoàn thành 4 cụm công nghiệp đang triển khai -
Dòng tiền đầu tư bất động sản chuyển hướng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 16/1 -
2 Miễn thị thực cho công dân 3 nước vào Việt Nam du lịch từ ngày 1/3/2025 -
3 Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam chuyển sang giai đoạn quan trọng -
4 Chủ tịch Viettel đề xuất loạt hành động để triển khai hiệu quả Nghị quyết 57-NQ/TW -
5 Lãi tỷ USD từ tiền ảo, nhà đầu tư đứng trước nhiều cạm bẫy
- Trung tâm thương mại Harbour City tại Hồng Kông trang hoàng đón Tết Nguyên đán 2025
- Mô hình hệ sinh thái thành công trên thế giới, xu thế không thể bỏ qua
- Thành lập Công ty bất động sản Trần Anh Land
- ASP cam kết thúc đẩy sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống
- CES 2025: TCL giành được nhiều giải thưởng về đổi mới sáng tạo màn hình và giải pháp nhà thông minh
- CES 2025: Philips Easykey tỏa sáng, dẫn đầu kỷ nguyên mới về bảo mật nhà thông minh