
-
Trục lợi nhà ở xã hội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
-
TP.HCM sẽ mở rộng khu vực và các dự án được miễn giấy phép xây dựng
-
Nhận diện "điểm nổ" của thị trường bất động sản
-
Điểm nghẽn được tháo gỡ, dự án bất động sản Đà Nẵng xây dựng sôi động -
Ai sẽ dẫn dắt cuộc chơi bất động sản trong kỷ nguyên mới? -
Doanh nghiệp môi giới bất động sản oằn mình trước áp lực ký quỹ, giữ chỗ -
TP.HCM gỡ vướng 17 dự án kẹt "sổ hồng" vì bỏ chủ trương mua nhà tái định cư
![]() |
Chân Dự án Gemek Tower biến thành khu “chợ” bất động sản theo đúng nghĩa đen, với sự tham gia của 3 đơn vị phân phối và vài chục nhân viên bán hàng túc trực |
Với một số dự án “hàng nóng” ở ngay khu vực nội đô trung tâm, chủ đầu tư dường như không phải lo đầu ra, vì đã có giới đầu cơ sẵn sàng xuống tiền mua cả lô, hoặc cả sàn, rồi bán lại kiếm lời, khi đến tay khách hàng là người sử dụng cuối cùng, tiền chênh căn hộ có thể lên đến vài trăm triệu đồng mỗi căn hộ.
Tuy nhiên, trên thị trường, vẫn còn rất nhiều dự án mà việc bán hàng không hề đơn giản. Để bán được hàng, doanh nghiệp thường phải chọn ít nhất một đơn vị phân phối để cùng chủ đầu tư bán hàng. Đặc biệt, với các dự án được liệt vào loại khó bán và ở xa trung tâm, chủ đầu tư có khi phải chọn cùng lúc 2 - 3 đơn vị phân phối.
Việc chọn cùng lúc nhiều đơn vị bán hàng có thể giúp chủ đầu tư bán được số lượng sản phẩm lớn hơn. Thế nhưng, khi có nhiều đơn vị cùng bán một sản phẩm, việc cạnh tranh trong kinh doanh càng trở nên khốc liệt. Phương thức bán căn hộ và phương thức tiếp cận, chăm sóc khách hàng vì thế đã có nhiều thay đối.
Nếu như trước đây, việc mở bán và bán các căn hộ thường diễn ra tại khách sạn 4 - 5 sao hoặc trụ sở của đơn vị phân phối, thì hiện nay, hoạt động bán hàng tại nhiều dự án diễn ra chủ yếu trên… vỉa hè.
Đây là một thực tế được nhiều đơn vị phân phối thừa nhận và đang diễn ra tại hầu hết các dự án. Bởi người mua nhà hiện nay không mua nhà theo cảm tính, mà chỉ mua sau khi đã tìm hiểu kỹ về sản phẩm, tiến độ dự án. Vì thế, các đơn vị phân phối đều “cài cắm” số lượng lớn nhân viên kinh doanh ở ngay công trường dự án để chăm sóc khách hàng được tốt hơn.
Trao đổi với Phóng viên, ông Vũ Cương Quyết, Tổng giám đốc CTCP Dịch vụ Đất Xanh Miền Bắc cho biết, trong tổng số 300 nhân viên kinh doanh của Công ty, doanh nghiệp này đã bố trí khoảng 80 nhân viên phục vụ bán hàng riêng tại tòa Park 5 - Dự án Park Hill. Trong số 80 nhân viên này, một bộ phận không nhỏ nhân viên phải có mặt thường xuyên tại công trường Dự án.
Hiện nay, Dự án Park Hill đang cùng lúc bán 3 - 4 tòa căn hộ, với nhiều đơn vị phân phối khác nhau. Để thu hút khách hàng, đơn vị nào cũng có bộ phận bán hàng dưới chân công trường, khiến các chân chung cư đang xây thuộc Dự án Park Hill sôi động như những khu chợ.
Trong khi đó, Dự án Gemek Tower (Huyện Hoài Đức) của chủ đầu tư Mekong Land, gồm 2 tòa A và B đang được chào bán cùng lúc bởi 3 nhà phân phối là Sàn Atlandtics Việt Nam, Hội quán Bất động sản và Sàn Nhà thực Realhome.
Việc có nhiều đơn vị phân phối cùng tham gia bán hàng, trong khi đơn vị nào cũng cài cắm số lượng lớn nhân viên bán hàng túc trực từ sáng sớm đến chiều tối tại công trường, khiến chân công trình Chung cư Gemek Tower lúc nào cũng giống như một cái chợ, với vài chục nhân viên bán hàng túc trực.
Tại Hà Nội hiện nay, không chỉ các dự án khó bán hàng, mà ngay cả các dự án được cho là bán chạy, chủ đầu tư vẫn phải mời đơn vị phân phối cùng bán và tổ chức nhân viên túc trực tại chân công trình. Các đơn vị phân phối sau đó lại biến chân công trình xây dựng thành các “chợ” bất động sản.
Chẳng hạn, tại Dự án Tràng An Complex, GPinvest từng công bố khách hàng đặt mua căn hộ đạt 300% sản phẩm chào bán trong đợt 1. Tuy nhiên, lần chào bán ra thị trường đợt 2, chủ đầu tư vẫn phải bán hàng thông qua đơn vị phân phối là Đất Xanh Miền Bắc. Việc chủ đầu tư cùng bán hàng với đơn vị phân phối đã biến chân chung cư Tràng An Complex đang xây trở nên nhộn nhịp hơn nhờ đội ngũ chào bán.
Hoặc với Dự án chung cư D’. Le Roi Soleil Quảng An của Tân Hoàng Minh, dù đã có hàng trăm khách hàng đặt mua căn hộ ngay tại lễ khởi công, nhưng chủ đầu tư hiện nay vẫn mời gọi sự tham gia bán hàng của rất nhiều đơn vị phân phối. Việc này khiến trong tương lai không xa, Hà Nội sẽ lại có thêm một khu “chợ” bất động sản mới, với sự cạnh tranh khốc liệt giữa các sàn dưới chân công trường Dự án D’. Le Roi Soleil.
-
12 nhiệm vụ của ngành xây dựng trong năm 2016 -
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng: Sức cạnh tranh sản phẩm bất động sản, xây dựng còn yếu -
Bất động sản “ngán” nhà đầu tư thứ cấp -
Bất động sản Hà Nội: Khó lường tại phân khúc đất nền, biệt thự, liền kề -
Hà Nội đón thêm gần 25.000 căn hộ cao cấp -
TP. HCM: Hơn 37.000 căn hộ vừa gia nhập thị trường -
Căn hộ thông minh đánh trúng nhu cầu người sành điệu
-
1 Nhận diện "điểm nổ" của thị trường bất động sản
-
2 Đầu tư từ Hoa Kỳ “dẫn dắt" dòng vốn ngoại vào Việt Nam
-
3 Vốn đầu tư nước ngoài tăng tốc, 6 tháng đạt hơn 21,51 tỷ USD
-
4 “Ngược chiều” thế giới, kinh tế Việt Nam tăng tốc
-
5 Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Tăng trưởng kinh tế đạt kết quả cao nhất trong gần 20 năm
-
TP.HCM: Điều chỉnh phương án để đưa rước cán bộ, công chức đến nơi làm việc
-
Tập trung đánh đúng, đánh trúng các đối tượng chủ mưu buôn lậu, gian lận thương mại
-
Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn được đề nghị giảm mức án phạt của cả 3 tội danh
-
Đà Nẵng cảnh báo việc cho thuê nhà xưởng trái phép trong khu công nghiệp
-
Yingfa Ruineng hướng tới dẫn đầu ngành quang điện thông qua tính bền vững
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Hisense lan tỏa chiến dịch "Own the Moment" tại FIFA Club World Cup 2025
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới