
-
Hà Nội có 21 dự án đủ điều kiện “bán nhà trên giấy" trong 6 tháng đầu năm 2025
-
Flamingo Majestic Island Resort định hình chuẩn mực xa xỉ mới
-
Ra mắt tòa A1 K-Park Avenue: Tòa tháp biểu tượng, đẳng cấp bậc nhất xứ Thanh
-
Sống chill với căn hộ cao cấp “tuyệt đối điện ảnh” tại K-Park Avenue -
Springville - Tâm điểm phồn vinh chờ ngày “bừng nở” tại Nhơn Trạch -
Hiệu ứng “Sensory Design” đánh thức trải nghiệm đa giác quan bên trong căn hộ Elysian -
Thị trường chung cư Hà Nội tiếp tục tăng nhiệt, dự án sở hữu vùng giá hợp lý được nhà đầu tư săn lùng
![]() |
Lợi nhuận xây dựng nhà ở xã hội không cao, nên các chủ đầu tư thường không mặn mà. |
Gần 1.000 căn nhà ở xã hội cho cán bộ, công chức và người thu nhập thấp tại quận Thủ Đức của chủ đầu tư là Công ty cổ phần Đầu tư và Xây lắp Chương Dương (Công ty Chương Dương) vừa hoàn thành đã bán hết veo. Ông Văn Minh Hoàng, Tổng giám đốc Công ty Chương Dương lý giải, dự án “cháy hàng” là do được đưa ra trong bối cảnh nhu cầu nhà ở giá rẻ của người dân rất lớn, nhưng nguồn cung rất ít. Dự án mới bị hạn chế phê duyệt tại các quận trung tâm, còn dự án ở ngoại thành bị chậm thủ tục.
Cũng theo ông Hoàng, lợi nhuận xây dựng nhà ở xã hội không cao, nên các chủ đầu tư thường không mặn mà.
Là một trong những doanh nghiệp rất quan tâm đến xây dựng nhà ở xã hội, Công ty TNHH Bất động sản Lê Thành cũng gặp không ít vướng mắc trong khâu thủ tục hành chính.
Ông Lê Hữu Nghĩa, Tổng giám đốc Công ty Lê Thành cho hay, tại Dự án Nhà ở xã hội Lê Thành Tân Kiên (Bình Chánh, TP.HCM), theo quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà ở Thành phố giai đoạn 2016 - 2020, thì khu đất này ưu tiên để phát triển nhà ở xã hội, vậy mà Công ty Lê Thành đã nộp hồ sơ xin quyết định chủ trương đầu tư Dự án tại Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM từ tháng 3/2019, nhưng hơn 1 năm sau mới được mang ra giải quyết.
Vướng mắc là, theo Quyết định số 4956/QĐ-UBND ngày 11/9/2013 của UBND TP.HCM về duyệt đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 khu trung tâm và dân cư khu vực phía Tây Thành phố, xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh (quy hoạch sử dụng đất - kiến trúc - giao thông), thì chỉ tiêu quy hoạch của khu đất cao 15 tầng, mật độ xây dựng 30% nhưng hệ số sử dụng đất chỉ 2,0.
“Hệ số sử dụng đất này dành cho khu nhà thấp tầng, do đó không phù hợp với khu đất được quy hoạch là nhà cao tầng. Vì nếu lấy tầng cao là 15 tầng, nhân với mật độ xây dựng là 30%, thì hệ số sử dụng đất phải là 4,5”, ông Nghĩa nói.
Tương tự, Công ty cổ phần Địa ốc Chợ Lớn cũng cho biết, doanh nghiệp này đang chật vật trong việc xin thủ tục làm dự án nhà ở xã hội tại quận 8 nhiều năm nay chưa xong.


Ngoài các công ty Chương Dương, Lê Thành, Chợ Lớn, có nhiều doanh nghiệp hoặc cá nhân tích cực tham gia phát triển dự án nhà ở xã hội bằng nguồn vốn của mình như các công ty Nam Long, Đầu tư Thủ Thiêm, Thuận Kiều, Vạn Thái, Thiên Phát, Sài Gòn Res, Hoàng Quân, Phú Cường, Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn... Tuy nhiên, do các doanh nghiệp tư nhân phải tự bỏ vốn để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thực hiện dự án nhà ở xã hội mà không có sự hỗ trợ từ nguồn tín dụng ưu đãi, nên kết quả còn hạn chế.
Chưa kể, do phải vay tín dụng với lãi suất thương mại, dẫn đến giá thành nhà ở xã hội tăng cao. Không ít người thuê mua nhà ở xã hội phải vay với lãi suất thương mại để mua nhà, nên gặp rất nhiều khó khăn.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM nhận định, chính sách về nhà ở xã hội còn nhiều bất cập. Điểm nghẽn lớn nhất là Nhà nước gần như chưa bố trí được nguồn ngân sách để thực hiện chính sách này.
Về gói tín dụng ưu đãi, Bộ Xây dựng nhận định, với 1 đồng từ ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất, ngân hàng thương mại huy động thêm được 33 đồng từ nguồn vốn xã hội (gấp 33 lần), nên rất hiệu quả. Nhưng trên thực tế, vốn cho vay ưu đãi rất ít, dẫn đến chủ đầu tư và người mua nhà buộc phải vay với lãi suất thương mại, trả lãi cao.
Còn theo ông Lê Hữu Nghĩa, với các quy định hiện hành, nhà ở xã hội được miễn tiền sử dụng đất, nhưng giấy giao đất lẽ ra nên ghi rõ “doanh nghiệp được miễn tiền sử dụng đất”, thì lại ghi “doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có)”. “Chỉ vì câu này mà cuối cùng, doanh nghiệp làm nhà ở xã hội không được miễn tiền sử dụng đất, lại phải làm hồ sơ để được miễn tiền sử dụng đất và đến nay bị kéo dài 3 - 4 năm vẫn chưa hoàn thành”, ông Nghĩa nói và nhấn mạnh, người dân vẫn đang xếp hàng dài mà không mua được nhà ở xã hội. Do đó, cơ quan quản lý và chính quyền địa phương cần nhìn vào các dự án ách tắc để tìm ra những điểm nghẽn để khơi thông.
-
Cả nước đã hỗ trợ xóa 168.027 nhà tạm, nhà dột nát -
Giá nhà đất nội đô leo thang, giới đầu tư chuyển hướng tới các khu vực ngoại thành -
Thời tiền rẻ tới, bất động sản như “cá gặp nước” -
Nhà đầu tư giữ “cái đầu lạnh” trước cơn sốt đất -
Khó hy vọng mua nhà, nhiều người tính phương án đi thuê -
Giá bất động sản tại Bà Rịa - Vũng Tàu tăng phi mã -
Kiểm tra tiến độ xây nhà ở xã hội; Chung cư sắp sập tại Hà Nội được xây mới
-
1 Nhận diện "điểm nổ" của thị trường bất động sản
-
2 Đầu tư từ Hoa Kỳ “dẫn dắt" dòng vốn ngoại vào Việt Nam
-
3 Vốn đầu tư nước ngoài tăng tốc, 6 tháng đạt hơn 21,51 tỷ USD
-
4 “Ngược chiều” thế giới, kinh tế Việt Nam tăng tốc
-
5 Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Tăng trưởng kinh tế đạt kết quả cao nhất trong gần 20 năm
-
TP.HCM: Điều chỉnh phương án để đưa rước cán bộ, công chức đến nơi làm việc
-
Tập trung đánh đúng, đánh trúng các đối tượng chủ mưu buôn lậu, gian lận thương mại
-
Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn được đề nghị giảm mức án phạt của cả 3 tội danh
-
Đà Nẵng cảnh báo việc cho thuê nhà xưởng trái phép trong khu công nghiệp
-
Yingfa Ruineng hướng tới dẫn đầu ngành quang điện thông qua tính bền vững
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Hisense lan tỏa chiến dịch "Own the Moment" tại FIFA Club World Cup 2025
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới