
-
Nhà đầu tư đề xuất xây dựng 4 dự án nhà ở xã hội ở Quảng Ngãi
-
Cleveland Clinic phá vỡ tiền lệ, xây dựng “từ vạch xuất phát” một bệnh viện quốc tế tiêu chuẩn cao nhất tại Việt Nam
-
Cần Thơ vào mùa “săn” nhà - Làn sóng mới từ người mua ở thực
-
Bùng nổ lễ ra quân dự án căn hộ thương mại đầu tiên tại Yên Bình Complex -
Sự thật về việc “biểu tượng y tế toàn cầu” sắp có mặt tại siêu dự án đô thị biển Cần Giờ -
Nghệ An: Chủ tịch Lê Hồng Vinh làm Trưởng Ban Chỉ đạo Phát triển nhà ở xã hội -
Quảng Ngãi trình 3 khu đất 210 ha đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư
![]() | ||
Cổng vào mặt bằng dự án đang bị bỏ hoang (Ảnh: Sỹ Chức) |
Dự án chỉ nằm trên giấy
Theo Quyết định số 12/2005/QĐ-BQL của Ban Quản lý các khu công nghiệp (KCN) Thanh Hóa (nay là Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn), ngày 28/2/2005, Dự án Nhà máy sản xuất, lắp ráp linh kiện máy tính (gọi tắt là Dự án) do Công ty cổ phần Công nghệ cao Ruby (Công ty Ruby) làm chủ đầu tư; được thuê 50.000 m2 đất tại Khu công nghiệp (KCN) Lễ Môn, có tổng mức đầu tư 75 tỷ đồng, thời gian thi công và vận hành dự kiến trong vòng 6 tháng trong năm 2005.
Dự án thuộc danh mục nhóm A, lĩnh vực ngành nghề được hưởng ưu đãi khuyến khích đầu tư theo quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước; được kỳ vọng có tổng mức doanh thu 60.000 tỷ đồng/năm, tạo công ăn, việc làm cho hơn 100 lao động và góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Thanh Hóa.
Tuy nhiên, sau 2 năm, Dự án vẫn “dậm chân tại chỗ”. Tháng 2/2007, Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn đã ra quyết định rút giấy phép đầu tư dự án.
Biên bản hội nghị ngày 3/8/2009 giữa đại diện Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn, Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa và Công ty Phát triển và Khai thác hạ tầng các KCN đã ghi rõ: “Kể từ ngày ký kết hợp đồng thuê lại đất, chủ dự án chỉ mới xây dựng được 5 hạng mục công trình, gồm tường rào bao quanh khu đất, móng nhà xưởng sản xuất, móng và cột nhà điều hành, nhà tạm và nhà bảo vệ”.
Biên bản cũng ghi nhận việc chủ đầu tư không thực hiện thanh toán tiền thuê lại đất theo quy định.
Đầu năm 2011, khi Công ty Ruby chuyển đổi nội dung dự án (như một dự án mới), đồng thời xin được tiếp tục thuê lại khu đất này để thực hiện dự án mới. Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn chấp thuận và cấp giấy phép đầu tư lần thứ 2 cho Ruby, với nội dung đầu tư xây dựng Dự án. Mục tiêu của Dự án là đầu tư xây dựng mới nhà máy sản xuất, lắp ráp máy tính và các linh kiện, thiết bị ngoại vi; dây chuyền sản xuất hiện đại có tỷ lệ tự động hóa cao đến 70%; quy mô hơn 500 sản phẩm/năm; tổng mức đầu tư hơn 226 tỷ đồng; đầu quý I/2012, dự kiến, nhà máy đưa vào vận hành giai đoạn I và đầu quý I/2013, sẽ khởi công xây dựng giai đoạn II.
Sau hơn 1 năm, kể từ ngày nhận giấy phép cấp lần thứ hai, dự án vẫn tiếp tục “dậm chân tại chỗ”.
Ngày 16/3/2012, Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn đã ra Quyết định số 38/QĐ-BQLKKTNS về việc chấm dứt hiệu lực pháp lý của giấy chứng nhận đầu tư đã cấp cho Công ty Ruby.
Như vậy, sau 6 năm với 2 lần cấp rồi lại rút phép đầu tư, Dự án tại Khu A, KCN Lễ Môn vẫn chỉ nằm trên giấy.
Không chỉ gây khó dễ cho các nhà đầu tư mới...
Trên thực tế, sau khi thu hồi giấy phép của Dự án, Công ty TNHH một thành viên Đầu tư phát triển hạ tầng Thanh Hóa, đơn vị quản lý và khai thác hạ tầng các KCN tại Thanh Hóa đã ra thông báo chấm dứt hợp đồng thuê đất, đề nghị Công ty Ruby đến làm thủ tục đối chiếu công nợ, thanh toán số tiền thuê đất còn nợ lại và làm thủ tục thanh lý hợp đồng. Đồng thời, đề nghị Công ty Ruby liên hệ làm việc với Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn để thống nhất giải quyết việc đền bù tài sản trên đất mà Công ty đã đầu tư tại Dự án.
Tuy nhiên, phía Ruby vẫn không đến để làm thủ tục bàn giao đất.
Ngày 30/3/2012, Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn đã cấp phép cho Công ty TNHH Aeonmed Việt Nam (là liên doanh giữa Công ty cổ phần Thiết bị vật tư y tế Thanh Hóa - Themco và Công ty TNHH Aeonmed - Thái Lan) làm chủ đầu tư thực hiện Dự án Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm y tế và dung dịch lọc thận trên mặt bằng này; với phần diện tích dự kiến sử dụng 15.000 m2.
Một năm sau đó, ngày 19/3/2013, Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn tiếp tục cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Tổng công ty Đầu tư phát triển đô thị - Công ty cổ phần thực hiện Dự án Nhà máy sản xuất gạch lát nền cao cấp Thanh Hóa, với diện tích dự kiến 16.585 m2 nằm trên mặt bằng này.
Sự việc không dừng ở đó, khi đại diện Công ty Ruby tiếp tục gây khó khăn, không chịu bàn giao mặt bằng cho các nhà đầu tư mới thực hiện các dự án đã được cấp phép.
... mà còn có các biểu hiện đáng ngờ
Trong buổi làm việc với phóng viên Báo Đầu tư, ông Nguyễn Văn Thi, Giám đốc Công ty Themco cho biết, trước đó, bà Nguyễn Thị Bích Thủy, Giám đốc Công ty Ruby đã thông báo với ông về việc Ruby đã nộp trước tiền thuê đất trong thời hạn 49 năm và yêu cầu phía Themco bồi hoàn lại số tiền này, cùng với một số tài sản đã hình thành trên đất. Ngày 1/3/2012, Themco và Ruby cùng ký biên bản thỏa thuận về việc bồi hoàn giá trị tài sản trên đất (tương đương 6 tỷ đồng trên diện tích 10.000 m2). Cùng với một số điều khoản về trách nhiệm của Ruby cung cấp cho Aeonomed Việt Nam các hồ sơ thiết kế nhà máy và nhà ở hiện có trên đất, phối hợp Aeonomed Việt Nam cung cấp đầy đủ văn bản hồ sơ pháp lý cần thiết cho việc quyết định đầu tư sớm nhất có thể.
Tuy nhiên, 3 ngày sau đó, sau khi tìm hiểu và xác minh cụ thể, phía Themco đã có Công văn số 77/CV-Themco thông báo về việc hủy biên bản thỏa thuận đã ký với Ruby trước đó và khẳng định: “Khu đất này chưa được phía Ruby thanh toán tiền thuê đất trong vòng 49 năm, như đã thông tin bà Thủy đã cung cấp trước đó. Công ty Ruby cũng chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với các bên liên quan về việc sử dụng cơ sở hạ tầng cho đến thời điểm hiện tại và Công ty Ruby không được phép mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng khu đất trên với các công ty khác”.
Còn ông Đỗ Đức Ty, Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư phát triển Đô thị - Công ty cổ phần, Chủ đầu tư Dự án Nhà máy sản xuất Gạch lát nền cao cấp Thanh Hóa cũng cho rằng: “Việc cấp phép và cho thuê mặt bằng là thẩm quyền của Nhà nước (ở đây là Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn). Nếu không triển khai dự án, Nhà nước sẽ thu hồi theo luật định, Ruby không có quyền bán mặt bằng này”.
Rõ ràng, việc thu hồi mặt bằng và bàn giao lại cho các nhà đầu tư mới khi tham gia đầu tư dự án là trách nhiệm của Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các ban, ngành của tỉnh Thanh Hóa. Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc, tạo điều kiện cho nhà đầu tư có đủ năng lực triển khai dự án theo đúng kế hoạch.
Sĩ Chức
-
Thành phố thông minh - Xu thế phát triển bền vững -
Áp dụng công nghệ vào xây dựng nhà thông minh, phòng chống thiên tai -
7 tháng đầu năm 2024, cả nước tiêu thụ gần 32 triệu tấn xi măng, giảm so với cùng kỳ -
Ưu tiên cấp giấy phép khai thác khoáng sản gắn với dự án đầu tư chế biến làm vật liệu xây dựng -
Giải quyết dứt điểm khó khăn cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án giao thông trọng điểm -
Gian hàng KES Group thu hút đông đảo khách tham quan tại Hội chợ Vietbuild 2024 -
35 năm Viettel và những kỳ tích của Việt Nam trên thị trường viễn thông, công nghệ thế giới
-
Dùng AI, Deepfake cắt ghép hình ảnh để chiếm đoạt tài sản của cán bộ, doanh nhân
-
Điều tra đường dây sản xuất sản phẩm Baby Shark, Medi Kid Calcium K2 của Công ty Herbitech
-
Hoãn phiên tòa kiện đòi bồi thường hơn 2,5 tỷ đồng vì xe Mercedes bốc cháy
-
Xử lý loạt công trình xây dựng sai phép ở Nha Trang: Chỉ phê bình, rút kinh nghiệm
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô
-
Cathay Life Việt Nam vào "Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2025"
-
Khởi công dự án năng lượng mặt trời áp mái tại nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV)