-
Hà Nội: Huyện Thanh Oai tiếp tục mở đấu giá đất, liệu có lập đỉnh mới? -
Hàng tỷ USD vốn ngoại đang đổ vào bất động sản Việt Nam -
“Nín thở” chờ bảng giá đất mới -
Gia tăng lượng bất động sản tồn kho khu vực phía Nam -
Hải Dương quy định hạn mức đất ở tại đô thị và nông thôn -
Bộ Xây dựng yêu cầu kiểm tra bất động sản có yếu tố thổi giá; Đầu tư địa ốc dễ thành công hơn chứng khoán? -
Quận Ba Đình xây mới khu tập thể cũ, người dân được đền bù thế nào?
Những dự án “ma” và những dự án bỏ hoang, không người ở, gây lãng phí đất đai. |
Vạch trần dự án “ma”
Từ năm 2016, thị trường bất động sản TP.HCM và các tỉnh phía Nam sôi động trở lại sau thời gian dài rơi vào cảnh trầm lắng, thế nhưng, cũng từ đây, những dự án “ma” xuất hiện.
Hồi tháng 10/2017, Báo Đầu tư liên tục nhận được đơn phản ánh của khách hàng khi mua phải dự án mang tên Thiên Phúc Hoàng Gia tại huyện Đức Hòa (tỉnh Long An). Theo đơn phản ánh của người dân, phóng viên Báo Đầu tư đã nhanh chóng tới địa điểm dự án và phát hiện thêm nhiều điều bất thường của dự án này như việc dự án chưa xong pháp lý xây dựng, chưa chuyển mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang đất ở, chưa đóng thuế đất và chính quyền địa phương cũng chưa hề biết là có dự án này hình thành.
Sau loạt bài viết về các dự án “ma”, trong đó có dự án mang tên Thiên Phúc Hoàng Gia được đăng tải trên Báo Đầu tư, tỉnh Long An đã chỉ đạo thanh tra toàn bộ dự án này. Nhiều người dân tiếp tục tìm đến Báo Đầu tư như một địa chỉ tin cậy để phản ánh về vụ việc của mình, nhằm lấy lại công bằng.
Cùng với việc những người dân tìm đến phản ánh, chúng tôi cũng phải nghe nhiều cuộc điện thoại hăm dọa, yêu cầu phóng viên không được viết tiếp, nếu không sẽ gặp tai nạn…
Đây không phải là lần đầu tiên, phóng viên Báo Đầu tư phanh phui dự án “ma” bị hù dọa. Trước đó, khi phóng viên Báo Đầu tư phanh phui dự án ma tại tỉnh Đồng Nai của Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba, cũng bị lãnh đạo công ty này cùng hàng trăm nhân viên “tuyên chiến”.
Tin vui cho những phóng viên viết về các dự án “ma” như chúng tôi là sau loạt bài viết, các tỉnh, thành phố đã vào cuộc dẹp dự án “ma”. Đơn cử, TP.HCM liên tục có thông tin cảnh báo về dự án “ma”, cũng như tuyên bố xử lý hình sự doanh nghiệp vẽ dự án “ma” để bán.
Mạnh tay nhất là tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, mới đây đã ra quân xử lý các dự án “ma” bằng cách trả lại hiện trạng đất ban đầu. Dự án dù đã xây dựng hạ tầng, nhà trái phép cũng bị cơ quan chức năng kiên quyết giải tỏa.
Tới những dự án lãng phí đất đai
Một thực tế buồn mà phóng viên bất động sản luôn phải chứng kiến, đó là sau những lễ mở bán rầm rộ, thì rất nhiều dự án bị bỏ hoang không người ở. Tình trạng này ngày càng xuất hiện nhiều tại các tỉnh phía Nam.
Trước tình trạng trên, phóng viên Báo Đầu tư thực hiện vệt 4 bài về câu chuyện lãng phí đất từ các dự án bất động sản. Để thực hiện loạt bài viết, phóng viên quyết định viết ở 5 tỉnh, thành phố là Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Bình Dương và TP.HCM.
Điểm chung của các dự án đó là đều nằm tại những địa điểm mà thị trường bất động sản đang nóng sốt. Các dự án đều khá lớn, được đầu tư bài bản từ hạ tầng giao thông, cây xanh, tới các tiện ích sống để đón đầu quy hoạch, đón đầu chương trình giãn dân của TP.HCM về khu vực ngoại thành như Khu đô thị Thành phố mới tỉnh Bình Dương, Khu đô thị Thành phố mới tỉnh Long An, Khu đô thị Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai…
Nhưng tất cả đều cùng một số phận là bị bỏ hoang, cỏ mọc um tùm, hạ tầng xuống cấp, trong khi đó người dân quanh đó thiếu chỗ ở. Công nhân, người thu nhập thấp vẫn phải ở trong những khu nhà trọ tồi tàn…
Sau vệt bài viết về lãng phí trong quản lý đất đai ở các dự án bất động sản, đã có những tỉnh, thành phố lên tiếng. Đặc biệt là tỉnh Long An, khi câu chuyện đất dành cho xây dựng nhà ở công nhân đã biến thành đất nhà ở thương mại, đất dành cho khu công nghiệp cũng bị các doanh nghiệp triển khai làm dự án bất động sản được đăng tải trên Báo Đầu tư, tỉnh đã vào cuộc điều tra.
Ông Mai Văn Nhiều, Chánh văn phòng UBND tỉnh Long An cho biết, sau khi Báo Đầu tư phản ánh tình trạng lãng phí đất, dùng đất sai mục đích, UBND tỉnh Long An đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện nhiều cuộc kiểm tra, rà soát việc thực hiện quy hoạch tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Qua đó, nhiều nhà đầu tư đã bị phát hiện sai phạm trong việc “lén” bán nền và UBND tỉnh cương quyết xử lý theo quy định pháp luật.
“Tỉnh Long An sẽ tăng cường xử lý các sai phạm này và tiếp tục kiểm tra nhiều doanh nghiệp bất động sản khác trong tỉnh trong thời gian tới”, ông Nhiều cho biết.
Song, không phải tỉnh nào cũng như Long An, nghiêm túc trong việc giải quyết những dự án sai phạm trong sử dụng tài nguyên đất. Nhiều địa phương vẫn tiếp tục diễn ra tình trạng dự án bỏ hoang. Ngay như tại TP.HCM, những khu vực như quận 9, quận Thủ Đức, huyện Hóc Môn, Nhà Bè, Bình Chánh… nhiều dự án bất động sản phân lô bán nền, diện tích từ vài héc-ta đến hàng chục héc-ta được bán. Chủ đã có, thế nhưng đất không được xây dựng, mà để hoang hóa, cỏ mọc um tùm…
Những phóng viên mảng bất động sản chúng tôi vẫn tiếp tục viết về các “vết sẹo” trong quy hoạch, trong quản lý đất đai của các địa phương, tới khi nào cơ quan chức năng giải quyết triệt để vấn đề trên, chúng tôi mới dừng bút.
-
Bão vừa tan, nhà đầu tư đi “săn” đất Hà Nội -
Quận Ba Đình xây mới khu tập thể cũ, người dân được đền bù thế nào? -
Huyện Mê Linh lùi lịch đấu giá 32 thửa đất sang ngày 18/9 -
Bộ Xây dựng yêu cầu kiểm tra, rà soát việc liên tục mua đi, bán lại bất động sản có yếu tố thổi giá -
Đầu tư bất động sản có dễ thành công hơn đầu tư chứng khoán -
Doanh nghiệp địa ốc “tìm nhau” để phát triển dự án -
Dự cảm không lành về bất động sản vùng ven Hà Nội
- Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi
- Carlsberg Việt Nam ủng hộ hơn 1,1 tỷ đồng hỗ trợ vùng ảnh hưởng do bão Yagi gây ra
- Hành trình thúc đẩy đa dạng, bình đẳng và hòa nhập (DEI) tại Suntory PepsiCo Việt Nam
- Cán bộ nhân viên Vietcombank ủng hộ một ngày lương hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
- Các quỹ phòng hộ lạc quan về Microsoft Corporation
- Doanh nghiệp tạo giá trị: Không chỉ tạo ra lợi nhuận mà còn dẫn dắt tương lai bền vững