-
Quyết tâm hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025 -
Năm 2025, Đà Nẵng dự kiến bổ sung nguồn cung hơn 5.200 căn hộ nhà ở xã hội -
Đà Nẵng thông tin tiến độ hoàn thành 4 cụm công nghiệp đang triển khai -
Dòng tiền đầu tư bất động sản chuyển hướng -
Đà Nẵng có bảng giá đất mới, cao nhất hơn 286 triệu/m2; Thái Nguyên sẽ có khu công nghiệp hơn 4.100 tỷ đồng -
Bất động sản năm 2025: Xuống tiền tại Hà Nội, TP.HCM hay Đà Nẵng? -
16 dự án nhà ở xã hội đã ký hợp đồng tín dụng vay vốn từ gói 120.000 tỷ đồng
Lợi thế liên kết vùng
Theo công bố Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng vùng TP.HCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, TP.HCM là đô thị hạt nhân, trung tâm kinh tế, trung tâm tri thức, kinh tế tổng hợp đa chức năng hiện đại ngang tầm với các đô thị khu vực Đông Nam Á.
Phạm vi vùng TP.HCM bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính TP.HCM và 7 tỉnh lân cận là Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Nai và Tiền Giang. Tổng diện tích toàn vùng khoảng 30.404 km2.
Nhiều doanh nghiệp đang săn lùng quỹ đất thông qua M&A |
Ngay sau khi Quy hoạch này được công bố, thị trường bất động sản các tỉnh vùng ven TP.HCM đã bắt đầu sôi động. Đơn cử như mới đây, Tập đoàn Novaland đã làm việc với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc đề xuất phương án xây dựng Dự án Palm Beach Vũng Tàu, có diện tích khoảng 99,5 ha.
Vũng Tàu cũng được "chúa đảo" Tuần Châu đề xuất Dự án nghỉ dưỡng quy mô gần 400 ha.
Gần đây nhất, lãnh đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã nghe Công ty cổ phần Bất động sản Tiến Phước báo cáo ý tưởng quy hoạch chi tiết 1/500 Khu đô thị mới Cỏ May với quy mô 149 ha, tổng mức đầu tư lên tới 9.000 tỷ đồng, nhưng không sử dụng vốn nhà nước và sẽ triển khai thành 4 giai đoạn với thời gian hoàn thành là 3 năm/giai đoạn.
Tập đoàn W.C.G Worldwide Holdings Inc, khi làm việc với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thể hiện mong muốn đầu tư một khách sạn 7 sao, villas, sân golf, bến du thuyền, casino, triển lãm, khu nghỉ dưỡng cho người cao tuổi, thủy cung, trung tâm mua sắm… nằm trên tuyến ven biển thuộc địa bàn huyện Xuyên Mộc, trên diện tích đất khoảng 400 ha, tổng vốn đầu tư dự kiến 5 tỷ Bảng Anh (khoảng 6,5 tỷ USD).
Săn đất đón liên kết vùng
Quy hoạch vùng sửa đổi được xem là cơ hội cho các doanh nghiệp ngành địa ốc phát triển đầu tư bằng việc đón lõng thị trường thông qua chuẩn bị quỹ đất chờ thời phát triển.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng, đây là cơ hội lớn cho doanh nghiệp địa ốc bởi để quy hoạch này phát triển thực sự sẽ cần từ 5 đến 10 năm nữa, khi đó hạ tầng giao thông kết nối kèm theo việc chính sách giãn dân của TP.HCM về vùng ven thực hiện hoàn thiện và liên kết vùng TP.HCM với các tỉnh lân cận được nối sẽ là lúc cần những dự án bất động sản lớn để đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân.
“Để chuẩn bị tốt cho thị trường đầy tiềm năng này, các doanh nghiệp buộc sẽ phải săn lùng thâu tóm các quỹ đất ở phạm vi vượt qua ranh giới của TP.HCM và nằm trong 7 vùng lân cận của TP.HCM. Nếu thâu tóm quỹ đất ở thời điểm này, doanh nghiệp sẽ có được các lợi thế như có quỹ đất đẹp, giá hiện còn thấp”, ông Châu nói.
Đang thực hiện mở rộng phát triển quỹ đất tại các tỉnh như Bình Dương, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu, ông Nguyễn Nam Hiền, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Hung Thinh Corp cho biết, việc này nằm trong chiến lược phát triển lâu dài của tập đoàn trong định hình lại thị trường, thay vì chỉ chú trọng vào thị trường TP.HCM như hiện nay.
Ngoài Hung Thinh Corp, Him Lam Land cũng đang đề xuất với UBND tỉnh Long An kế hoạch triển khai một số dự án lớn tại đây hay Vin Group cũng cho biết đã có quỹ đất để xây dựng dự án bất động sản, trung tâm thương mại. Dĩ nhiên các tên tuổi khác như Novaland, Nam Long cũng không ngồi chờ khi đều tuyên bố sẽ phát triển các dự án trên quỹ đất đã có tại Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An.
Tham gia vào cuộc với mục tiêu đón lõng thị trường còn có những doanh nghiệp nhỏ hoặc không đến từ TP.HCM.
Đơn cử như Trần Anh Long An mới công bố thông tin thâu tóm được quỹ đất rộng hàng trăm ha tại tỉnh Long An hay Công ty cổ phần Bất động sản Thiên Minh cũng phát đi thông báo sẽ triển khai dự án bất động sản lớn tại tỉnh Bình Dương. Hoặc Phú Đông Group, đang tiến hành phát triển dự án để bán ra thị trường trên 3 quỹ đất hiện có tại khu vực này.
“Việc chuẩn bị sẵn cho mình những quỹ đất đẹp tại các vùng lân cận TP.HCM sẽ tạo đà cho doanh nghiệp địa ốc vững chắc hơn trong việc phát triển thị trường thời gian tới khi chương trình phát triển liên kết vùng TP.HCM mở rộng được thực hiện”, ông Ngô Quang Phúc, Tổng giám đốc Phú Đông Group cho biết.
-
Đánh thuế bất động sản thứ hai không đồng nghĩa với việc giá nhà tăng -
Giá chung cư mới tại Hà Nội chạm mức 69 triệu đồng/m2; Hành vi lấn đất bị phạt tới 1 tỷ đồng -
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai -
Đánh thuế bất động sản thứ hai: Người đi thuê hoặc mua nhà ở thực sẽ chịu thiệt -
10 dự án chiếm 48% thị phần chuyển nhượng căn hộ chung cư toàn Hà Nội -
Sau thời gian dài tạm ngưng, công trường dự án bắt đầu nhộn nhịp trở lại -
Điều chỉnh giá đất chưa ảnh hưởng đến doanh nghiệp Bà Rịa - Vũng Tàu trong ngắn hạn
-
Vụ án tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Doanh nghiệp hối lộ để trúng gói thầu ngàn tỷ -
Vi phạm quy định về bảo hiểm, Công ty Tơ lụa Quảng Nam bị phạt 175 triệu đồng -
Nông thôn miền Bắc ô nhiễm trầm trọng với mức bụi mịn vượt chuẩn nhiều lần -
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Dương Văn An
- Tập đoàn DIC khẳng định vị thế 7 năm liên tục trong bảng xếp hạng VNR500
- THAIFEX - HOREC Asia lần thứ hai được tổ chức vào tháng 3/2025
- Corn Next ra mắt CornNext-17: Giải pháp bền vững đột phá chống ô nhiễm nhựa
- Triển lãm công cụ máy móc quốc tế Thượng Hải lần thứ 10 diễn ra vào tháng 3/2025
- Dòng sản phẩm Rangers của MLove tỏa sáng tại sự kiện CES 2025
- LANDI Global ra mắt thiết bị tính tiền Cx20, máy POS để bàn chạy Windows